08-27-2015, 10:26 AM
(05-09-2013, 01:18 PM)tuyenlab Đã viết:KỸ THUẬT ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO
(Trên đá men và ống nghiệm)
1. Nguyên lý:
Phương pháp huyết thanh mẫu: Dùng huyết thanh đã biết trước kháng thể, cho phản ứng với hồng cầu của bệnh nhân để xác định kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu, từ đó xác định nhóm máu của bệnh nhân.
Phương pháp hồng cầu mẫu: Dùng hồng cầu đã biết trước kháng nguyên cho phản ứng với huyết thanh của bệnh nhân để xác định kháng thể trong huyết thanh, từ đó xác định nhóm máu của bệnh nhân.
Theo quy chế truyền máu 2007 thì việc định nhóm máu ABO phải được thực hiện bằng cả hai phương pháp.
2. Chuẩn bị:
2.1. Dụng cụ:
- Đá men (giấy định nhóm máu), ống nghiệm, pipet, đũa thủy tinh, máy ly tâm.
2.2. Hóa chất:
- NaCl 0,9%
- Huyết thanh mẫu (anti A, anti B, anti AB)
- Hồng cầu mẫu 10% và 5% (HCM A, HCM B, HCM O).
2.3. Bệnh phẩm
- Lấy máu tĩnh mạch cả chống đông và không chống đông.
3. Tiến hành:
3.1. Định nhóm máu trên đá men (hoặc giấy định nhóm máu).
- Lấy 3ml máu tĩnh mạch, 1ml chống đông bằng EDTA, 2ml không chống đông.
- Pha hồng cầu bệnh nhân theo tỉ lệ 10% trong NaCl 0,9% từ ống chống đông (1 giọt hồng cầu + 9 giọt NaCl 0,9%) .
- Ly tâm tách huyết thanh từ ống không chống đông.
- Chuẩn bị đá men với 7 vị trí 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
- Nhỏ vào các vị trí 1, 2, 3, 4 mỗi vị trí 2 giọt huyết thanh mẫu tương ứng.
- Nhỏ vào các vị trí 5, 6, 7 mỗi vị trí 2 giọt huyết thanh bệnh nhân.
- Nhỏ vào các vị trí 1, 2, 3, 4 mỗi vị trí 1 giọt hồng cầu 10% của bệnh nhân.
- Nhỏ vào các vị trí 5, 6, 7 mỗi vị trí 1 giọt hồng cầu mẫu 10% tương ứng.
- Dùng đũa thủy tinh, trộn đều các vị trí thành các hình tròn có đường kính từ 2- 3 cm.
- Lắc tròn đều viên đá men trong khoảng 2 – 3 phút.
- Đọc kết quả dựa trên hiện tượng ngưng kết hoặc không ngưng kết.
+ Nếu ngưng kết: Các hồng cầu sẽ đứng chụm với nhau thành một đám hay nhiều đám
+ Nếu không ngưng kết: Các hồng cầu đứng rời rạc.
- Bình thường sẽ có 4 trường hợp xảy ra tương ứng với 4 nhóm máu là:
3.2 Định nhóm máu trên ống nghiệm
- Lấy 3ml máu tĩnh mạch, 1ml chống đông bằng EDTA, 2ml không chống đông.
- Pha hồng cầu bệnh nhân theo tỉ lệ 5% trong NaCl 0,9% từ ống chống đông (1 giọt hồng cầu + 19 giọt NaCl 0,9%) .
- Ly tâm tách huyết thanh từ ống không chống đông.
- Chuẩn bị 7 ống nghiệm đánh số 1 (anti A), 2 (anti B), 3 (anti AB), 4 (NaCl 0,9%), 5 (HCM A), 6 (HCM B), 7 (HCM O).
- Nhỏ vào các ống 1, 2, 3, 4 mỗi ống 2 giọt huyết thanh mẫu tương ứng.
- Nhỏ vào các ống 5, 6, 7 mỗi ống 2 giọt huyết thanh bệnh nhân.
- Nhỏ vào các ống 1, 2, 3, 4 mỗi ống 1 giọt hồng cầu 5% của bệnh nhân.
- Nhỏ vào các ống 5, 6, 7 mỗi ống 1 giọt hồng cầu mẫu 5% tương ứng.
- Lắc đều, ly tâm 1000 vòng/phút x 1 phút
- Lắc đều, đọc kết quả bằng mắt thường.
- Trong trường hợp nghi ngờ ngưng kết yếu, nhỏ thêm 1 – 2ml nước muối sinh lý, lắc đều, nhỏ lên lam kính, quan sát trên kính hiển vi.
- Cách đọc kết quả nhóm máu tương tự như trên đá men.
4. Các yếu tố ảnh hưởng kết quả xét nghiệm:
- Mẫu máu cần định nhóm bị nhiễm trùng, mẫu máu định nhóm không lấy đúng quy cách.
- Kỹ thuật nghèo nàn, sai sót về kỹ thuật, không thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Huyết thanh mẫu, hồng cầu mẫu hỏng, biến chất, nhiễm trùng, quá hạn sử dụng.
- Tay nghề và trình độ của người làm kỹ thuật
- Dụng cụ bẩn
- Nhầm lẫn về thủ tục hành chính
Ghi chú: khi có bất kỳ bất thường nào cần kiểm tra lại, nếu ghi ngờ nhóm máu khó cần xử lý theo cách định nhóm máu khó (có quy trình riêng).
Cho e hỏi ạ, tại sao ở kỹ thuật trên đá men HCM và HC BN pha 10% mà làm trong ÔN thì lại pha 5 % ?