NỘI DUNG
1. Chuẩn bị phương tiện:
- Dụng cụ:
+ Kim chích vô khuẩn.
+ Lam kính, lamen sạch.
+ ống đong, ống ly tâm.
+ Pipet pasteur.
+ Các dụng cụ nhuộm giemsa.
+ Kính hiển vi.
- Hoá chất:
+ Cồn etylic 70[sup]0[/sup].
+ Dung dịch giemsa gốc.
+ Dung dịch Formalin 2%.
+ Nước cất hoặc dung dịch đệm.
- Bệnh nhân: Về mùa lạnh bệnh nhân nên nhúng tay vào trong nước ấm 5 phút trước khi lấy máu. Bệnh nhân được lấy máu tốt nhất vào ban đêm. Tuy nhiên lấy máu vào ban đêm tương đối phức tạp. Gần đây, kỹ thuật kích thích ấu trùng giun chỉ xuất hiện vào ban ngày đã được áp dụng ở một số nơi: Cho bệnh nhân uống dietylcarbamazine (D.E.C) với liều 2mg/kg cân nặng (khoảng 0,1g cho 1 người). Sau 15- 30 phút lấy máu xét nghiệm. Mật độ ấu trùng được phát hiện bằng khoảng 20- 40% so với kỹ thuật lấy máu xét nghiệm ban đêm.
2. Quy trình kỹ thuật.
- Đánh dấu tiêu bản cho phù hợp.
- Sát khuẩn đầu ngón tay nhẫn của bệnh nhân bằng cồn 70[sup]0[/sup], để khô.
- Dùng kim chích đâm nhanh vào chỗ đã sát khuẩn với độ sâu vừa phải.
- Lấy ngay giọt máu đầu tiên cho lên lam kính 2-3 giọt, mỗi giọt khoảng 20mm[sup]3[/sup].
- Dùng góc của 1 lam kính sạch khác dàn các giọt máu có đường kính 1,0 cm, để khô tự nhiên.
- Pha dung dịch giemsa với dung dịch đệm hoặc nước cất, nồng độ 1- 5%.
- Phủ kín tiêu bản dung dịch giemsa, để 30- 60 phút tuỳ theo nồng độ.
- Rửa nhẹ bằng nước thường, để khô.
- Soi kính hiển vi, vật kính 10x và 40x phát hiện ấu trùng giun chỉ và xác định loại ấu trùng.
- Ghi kết quả XN.
3. Đặc điểm nhận dạng ấu trùng giun chỉ
[table=95][tr][td]Đặc điểm[/td][td]W.bancrofti[/td][td]B. malayi[/td][/tr][tr][td]Thời gian xuất hiện ở máu ngoại vi.[/td][td]Từ 20 giờ đến 4 giờ sáng.[/td][td]Từ 20 giờ đến 6 giờ sáng.[/td][/tr][tr][td]Kích thước. [/td][td]200 µm [/td][td]220 µm[/td][/tr][tr][td]Hình thể [/td][td]Đều, mềm mại, xoăn ít.[/td][td]Có thể không đều, xoăn nhiều.[/td][/tr][tr][td]Màng áo[/td][td]Dài hơn thân một ít.[/td][td]Dài hơn thân nhiều.[/td][/tr][tr][td]Đầu [/td][td]Có một gai.[/td][td]Có hai gai.[/td][/tr][tr][td]Hạt nhiễm sắc[/td][td]ít và rõ, tròn.[/td][td]Nhiều và không rõ, sát nhau.[/td][/tr][tr][td]Hạt nhiễm sắc cuối đuôi[/td][td]Không đi đến cuối đuôi.[/td][td]Đi đến cuối đuôi, có một hạt tách riêng ra, đi đến tận cùng đuôi.[/td][/tr][/table]
Hình thể một số ấu trùng giun chỉ trên tiêu bản nhuộm Giemsa:
4. Kỹ thuật tập trung ấu trùng:
Kỹ thuật này cho khả năng phát hiện ấu trùng tương đối cao.
- Lấy 1ml máu tĩnh mạch trộn với 100ml formalin 2% trong ống ly tâm.
- Lắc nhẹ, ly tâm tốc độ 1500- 2000 vòng/ phút trong 5 phút.
- Đổ dung dịch ở trên, lấy một giọt cặn nhỏ lên lam kính đậy lamen làm tiêu bản soi tươi ở vật kính 10x hoặc lấy cặn làm tiêu bản nhuộm giemsa.
1. Chuẩn bị phương tiện:
- Dụng cụ:
+ Kim chích vô khuẩn.
+ Lam kính, lamen sạch.
+ ống đong, ống ly tâm.
+ Pipet pasteur.
+ Các dụng cụ nhuộm giemsa.
+ Kính hiển vi.
- Hoá chất:
+ Cồn etylic 70[sup]0[/sup].
+ Dung dịch giemsa gốc.
+ Dung dịch Formalin 2%.
+ Nước cất hoặc dung dịch đệm.
- Bệnh nhân: Về mùa lạnh bệnh nhân nên nhúng tay vào trong nước ấm 5 phút trước khi lấy máu. Bệnh nhân được lấy máu tốt nhất vào ban đêm. Tuy nhiên lấy máu vào ban đêm tương đối phức tạp. Gần đây, kỹ thuật kích thích ấu trùng giun chỉ xuất hiện vào ban ngày đã được áp dụng ở một số nơi: Cho bệnh nhân uống dietylcarbamazine (D.E.C) với liều 2mg/kg cân nặng (khoảng 0,1g cho 1 người). Sau 15- 30 phút lấy máu xét nghiệm. Mật độ ấu trùng được phát hiện bằng khoảng 20- 40% so với kỹ thuật lấy máu xét nghiệm ban đêm.
2. Quy trình kỹ thuật.
- Đánh dấu tiêu bản cho phù hợp.
- Sát khuẩn đầu ngón tay nhẫn của bệnh nhân bằng cồn 70[sup]0[/sup], để khô.
- Dùng kim chích đâm nhanh vào chỗ đã sát khuẩn với độ sâu vừa phải.
- Lấy ngay giọt máu đầu tiên cho lên lam kính 2-3 giọt, mỗi giọt khoảng 20mm[sup]3[/sup].
- Dùng góc của 1 lam kính sạch khác dàn các giọt máu có đường kính 1,0 cm, để khô tự nhiên.
- Pha dung dịch giemsa với dung dịch đệm hoặc nước cất, nồng độ 1- 5%.
- Phủ kín tiêu bản dung dịch giemsa, để 30- 60 phút tuỳ theo nồng độ.
- Rửa nhẹ bằng nước thường, để khô.
- Soi kính hiển vi, vật kính 10x và 40x phát hiện ấu trùng giun chỉ và xác định loại ấu trùng.
- Ghi kết quả XN.
3. Đặc điểm nhận dạng ấu trùng giun chỉ
[table=95][tr][td]Đặc điểm[/td][td]W.bancrofti[/td][td]B. malayi[/td][/tr][tr][td]Thời gian xuất hiện ở máu ngoại vi.[/td][td]Từ 20 giờ đến 4 giờ sáng.[/td][td]Từ 20 giờ đến 6 giờ sáng.[/td][/tr][tr][td]Kích thước. [/td][td]200 µm [/td][td]220 µm[/td][/tr][tr][td]Hình thể [/td][td]Đều, mềm mại, xoăn ít.[/td][td]Có thể không đều, xoăn nhiều.[/td][/tr][tr][td]Màng áo[/td][td]Dài hơn thân một ít.[/td][td]Dài hơn thân nhiều.[/td][/tr][tr][td]Đầu [/td][td]Có một gai.[/td][td]Có hai gai.[/td][/tr][tr][td]Hạt nhiễm sắc[/td][td]ít và rõ, tròn.[/td][td]Nhiều và không rõ, sát nhau.[/td][/tr][tr][td]Hạt nhiễm sắc cuối đuôi[/td][td]Không đi đến cuối đuôi.[/td][td]Đi đến cuối đuôi, có một hạt tách riêng ra, đi đến tận cùng đuôi.[/td][/tr][/table]
Hình thể một số ấu trùng giun chỉ trên tiêu bản nhuộm Giemsa:
4. Kỹ thuật tập trung ấu trùng:
Kỹ thuật này cho khả năng phát hiện ấu trùng tương đối cao.
- Lấy 1ml máu tĩnh mạch trộn với 100ml formalin 2% trong ống ly tâm.
- Lắc nhẹ, ly tâm tốc độ 1500- 2000 vòng/ phút trong 5 phút.
- Đổ dung dịch ở trên, lấy một giọt cặn nhỏ lên lam kính đậy lamen làm tiêu bản soi tươi ở vật kính 10x hoặc lấy cặn làm tiêu bản nhuộm giemsa.