ĐỊNH LƯỢNG CHUỖI LAMBDA TỰ DO
I . NGUYÊN LÝ
Định lượng chuỗi nhẹ Lambda tự do có thể hỗ trợ lâm sàng trong chẩn đoán và theo dõi bệnh đa u tủy xương, u lympho, bệnh đại phân tử Waldenström, thoái hóa dạng tinh bột amyloid, bệnh lắng đọng chuỗi nhẹ và các bệnh mô liên kết như lupus ban đỏ hệ thống.
Nguyên lý: Dựa trên nguyên lý miễn dịch. Sử dụng phương pháp miễn dịch đo độ đục có tăng cường các vi hạt latex. Chuỗi nhẹ Lambda tự do có trong mẫu huyết thanh hoặc nước tiểu sẽ kết hợp với các vi hạt latex đã được bao phủ trên bề mặt bởi lớp kháng thể kháng Lamda, tạo thành phức hợp ngưng kết miễn dịch. Do lượng các kháng thể là dư thừa nên phức hợp miễn dịch được hình thành tỷ lệ thuận với nồng độ kháng nguyên (chất cần phân tích). Tiến hành xác định độ đục của phức hợp này bằng phương pháp đo quang bước sóng 600 nm. Dựa trên đường cong chuẩn để tính được nồng độ chuỗi nhẹ Lambda tự do cần phân tích trong mẫu bệnh phẩm.
II. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: 01 cán bộ đại học chuyên ngành Hóa sinh, miễn dịch và 01 kỹ thuật viên
2. Phương tiện, hóa chất
2.1. Phương tiện
- Các máy phân tích hóa sinh như AU 400, 640, 2700, 5800 và một số máy khác
- Máy ly tâm
- Tủ lạnh để bảo quản hóa chất và bảo quản QC, mẫu bệnh phẩm
- Pipet các loại, ống sample cup
- Ống nghiệm, đầu côn xanh và vàng
- Giá đựng ống nghiệm
2.2. Hóa chất
- Thuốc thử 1 (R1): Có các kháng thể đặc hiệu bao phủ lên các vi hạt latex. Chất bảo quản: 0.05% ProClin™, 0.1% E-amino-n-caproic acid (EACA) và 0.01% benzamidine
- Thuốc thử 2 (R2): Dung dịch chuẩn có nguồn gốc từ huyết thanh người có chứa kháng nguyên đa giá của chuỗi nhẹ Lambda tự do. Được đóng lọ dưới dạng dung dịch có tính ổn định cao có chứa 0.099% Natri azide, 0.1% EACA và 0.01% benzamidine có tác dụng như chất bảo quản.
- Thuốc thử bổ sung: có chứa 0.099% sodium azide có tác dụng như chất bảo quản.
- Các mẫu QC được lấy từ huyết thanh của người tự nguyện khỏe mạnh đã sàng lọc các yếu tố nguy cơ gây nhiễm HIV, viêm gan B, C,..
Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8oC. Không được để trong ngăn đá của tủ lạnh
2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác
- Ống nghiệm
- Găng tay
- Bông , cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu
3. Người bệnh
Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để người bệnh và người nhà bệnh BN hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.
4. Phiếu xét nghiệm: Theo quy định, có chỉ định làm xét nghiệm Lambda tự do.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Lấy bệnh phẩm
- Thực hiện trên mẫu máu: Dùng huyết thanh (không dùng chất chống đông)
- Thực hiện trên mẫu nước tiểu tươi
Tính ổn định của mẫu: Mẫu ổn định 21 ngày/ nhiệt độ 2-8oC; nếu bảo quản lâu hơn ở nhiệt độ (-20oC) hoặc thấp hơn nữa. Mẫu huyết thanh hoặc nước tiểu chỉ được chỉ được đông một lần
2. Tiến hành kỹ thuật
2.1. Chuẩn bị máy phân tích
Dựng đường chuẩn: dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nhau
Phân tích QC: ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu
2.2. Phân tích mẫu
Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2h
Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm
Đánh số (hoặc ID của người bệnh); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích
IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
Trị số tham khảo:
+ Huyết thanh người bình thường: Khi phân tích mẫu huyết thanh của 282 người tự nguyện, khỏe mạnh có độ tuổi từ 20 - 90 tuổi có kết quả theo bảng sau:
+ Nước tiểu người bình thường: Khi phân tích 66 mẫu nước tiểu người bình thường, tự nguyện khỏe mạnh có kết quả theo bảng sau:
V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ
- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả khi:
Mẫu máu bị huyết tán, nồng độ bilirubin > 200mg/L.
Mẫu nước tiểu để lâu bị nhiễm khuẩn.
- Xử trí: Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại lấy mẫu máu khác thay thế.
Theo quyết định số: 320 /QĐ-BYT ngày 23 tháng 01 năm 2014