05-29-2012, 10:01 AM
1. CHỈ ĐỊNH
Khi nghi ngờ nhiễm trùng bệnh lây truyền bằng đường sinh duch (đàn ông, đàn bà) hay khi bị huyết trắng nghi do nhiễm trùng (đàn bà).
2. THỜI ĐIỂM
- Càng sớm càng tốt, ngay trong giai đoạn đầu của bệnh.
- Trước khi dùng kháng sinh
3. CÁCH LẤY BỆNH PHẨM
3.1. Ở đàn ông
- Tụt da qui đầu ra sau, dùng cồn 70% lau sạch da qui đầu, chờ khô.
- Bệnh nhân vuốt nhẹ dương vật dọc theo ống đái để ra cho được một giọt mủ và thấm giọt mủ lên một que tăm bông vô trùng, phần còn lại quệt trên một lam kính. Que tăm bông được cho vào môi trường chuyên chở Stuart – Amies (thích hợp nhất là dùng cặp tube đũa tăm bông vô trùng/ tube đũa Stuart – Amies). Gửi ngay đến phòng thí nghiệm để khảo sát càng sớm càng tốt.
- Nếu bệnh nhân không vuốt được mủ, có thể dùng que gòn mảnh luồn vào ống đái sâu khoảng 3-4 cm rồi vừa xoay nhẹ vừa rút ra rồi cho ngay vào môi trường chuyên chở Stuart – Amies (dùng cặp tube đũa tăm bông mảnh vô trùng/ tube đũa Stuart – Amies).
- Nếu chỉ cần cấy phân lập N. gonorrhoeae thì tốt nhất là cấy trên thạch phân lập CATM ngay sau khi lấy bệnh phẩm, cách lấy là dùng vòng cấy nhựa hay vòng cấy kim loại hoặc que gòn mảnh (dùng tube đũa tăm bông mảnh vô trùng) luồn vào ống đái sau khoảng 3-4 cm rồi vừa xoay nhẹ vừa rút ra.Ngay sau đó vạch trên hộp thạch CATM rồi gửi đến phòng thí nghiệm để ủ và theo dõi.
- Các loại bệnh phẩm khác có thể lấy để khảo sát là quệt hậu môn, quệt họng, quệt mủ khi lấy nội soi trực tràng ở người đồng tính luyến ái.
3.2. Ở phụ nữ
- Bệnh nhân được nằm trên bàn khám phụ khoa, rửa sạch bộ phận sinh dục ngoài bằng nước, thấm khô, sau cho mỏ vịt vào. Mỏ vịt được vô trùng bằng hấp ướt hay sấy khô chứ không phải bằng hóa chất.
- Dùng tăm bông quệt lấy huyết trắng ở thành sau của âm đạo để khảo sát T. vaginalis và nấm (dùng tăm bông vô trùng lấy mẫu, hay tăm bông dài vô trùng lấy mẫu). Tăm bông này được cho vào một lọ có dung dịch bảo quản F2M (lọ có F2M để lấy mẫu) rồi gửi ngay đến phòng thí nghiệm để soi tươi. Nếu muốn cấy vi sinh hay nấm thì lấy quệt huyết trắn bằng que tăm bông rồi cho vào môi trường chuyên chở Stuart – Amies (dùng cặp tube đũa tăm bông mảnh vô trùng/ tube đũa Stuart – Amies).
- Đối với người bị nghi nhiễm lậu, lấy bệnh phẩm từ lòng cổ tử cung bằng cách dùng gòn vô trùng lau sạch huyết trắng rồi dùng một tăm bông mảnh đưa vào lòng cổ tử cung xoay nhẹ trong 10 giây trước khi rút ra. Lấy mẫu bằng 2 que tăm bông, một que quệt lên một lam kính, que còn lại cho vào môi trường chuyên chở Stuart – Amies rồi gửi ngay đến phòng thí nghiệm để khảo sát ngay (dùng cặp tube đũa tăm bông mảnh vô trùng/ tube đũa Stuart – Amies).
3.3. Ở trẻ con
- Có thể lấy mủ mắt nếu nghi bị viêm mủ kết mạc mắt do lậu
- Cũng có thể lấy mủ từ âm đạo của bé gái (trường hợp bị hiếp dâm).
3.4. Các trường hợp đặc biệt
- Tìm Chlamydia trachomatis bằng kỹ thuật nhuộm kháng thể huỳnh quang trực tiếp: lấy bệnh phẩm từ lòng cổ tử cung như trong trường hợp tìm vi khuẩn lậu. Quệt tăm bông này lên một lam lỗ chuyên dùng, để khô tự nhiên rồi nhỏ lên một giọt aceton hay methanol, chờ khô. Bọc lam bằng một tờ giấy nhôm rồi gửi ngay đến phòng thí nghiệm. Trường hợp chưa gửi đến phòng thí nghiệm được, có thể bảo quản lam trong tủ lạnh 40C trong tối đa không quá 1 tuần.
- Các vết loét: lau sạch bằng gòn vô trùng rồi nặ chất dịch vào một tăm bông vô trùng, phần còn lại quệt trên một lam kính. Que tăm bông được cho vào một tube nắp chặt vô trùng hay vào môti trường chuyên chở Stuart – Amies (dùng cặp tube đũa tăm bông vô trùng/ tube đũa Stuart – Amies), gửi ngay đến phòng thí nghiệm để khảo sát càng sớm càng tốt.
4. KHẢO SÁT TRỰC TIẾP
4.1. Bệnh phẩm lấy ở đàn ông hay trẻ con
- Làm phết nhuộm gram, khảo sát dưới kính hiển vi độ phóng đại lớn nhất (vật kính dầu): nếu chỉ có dưới 4-10 bạch cầu trong một quang trường và không có song cầu gram (-) nội tế bào thì rất nhiều khả năng bệnh nhân bị viêm niệu đạo không phải do lậu. Nếu có trên 10 bạch cầu trong một quang trường và/ hay phát hiện có song cầu gram (-) nội tế bào, có thể chắc trên 98% bệnh nhân bị lậu.
- Không làm phết nhuộn gram quệt họng hay quệt hậu môn. Tuy nhiên nếu là quệt mủ lấy từ nội soi trực tràng thì rất có giá trị để khảo sát gram.
4.2. Bệnh phẩm lấy ở phụ nữ
- Soi tươi rất cần thiết để phát hiện Trichomonas vaginalis và nấm men.
- Làm phết nhuộm gram các quệt bệnh phẩm trên lam kính và quan sát dưới nkính hiển vi, vật kính dầu. Với quệt âm đạo: (1) Nếu có ít hơn 5 bạch cầu trong một quang trường và có trực khuẩn gram (+) (thường là Lactobacillus), thì đay là một quệt âm đạo bình thường. (2) Nếu có ít hơn 5 bạch cầu trong một quang trường, không có các trực khuẩn gram (+) (Lactobacillus), có nhiều trực khuẩn gram (-) cong, thì có nhiều khả năng bệnh nhân bị viêm âm đạo do Gardnerella vaginalis. (3) Nếu có trên 10 bạch cầu trong một quang trường, có khả năng bệnh nhân bị nhiễm C. trachomatis. Với quệt cổ tử cung: cố phát hiện các song cầu gram (-) nội tế bào. Tuy nhiên kết quả gram không thể chắc bệnh nhân bị lậu vì độ đặc hiểu chỉ đạt 50 -90%, độ nhạy chỉ 50-70%.
4.3. Trường hợp bệnh phẩm là nước tiểu
Lấy mẫu nước tiểu bằng phương pháp vô trùng như đã đề cập ở phần cấy nước tiểu nhưng không phải lấy giữa dòng mà tốt nhất là lấy đầu dòng hay cuối dòng. Nước tiểu gửi đến phòng thí nghiệm phải được tiến hành xét nghiệm ngay bằng cách ly tâm ở tốc độ cao nhất của máy ly tâm bàn, sau đó chỉ lấy cặn để vừa làm một phết nhuộm gram, vừa cấy trên môi trường phân lập. Nếu quan sát nuộm gram có song cầu gram (-) đặc trưng và nội tế bào, có thể tră lời kết quả sơ bộ cho bác sĩ là nghi ngờ lậu cầu.
4.4. Trường hợp loét hạ cam
Soi tươi dưới kính hiển vi nền đen hay đảo pha tìm xoắn khuẩn giang mai.
4.5. Trường hợp tìm C. trachomatis
Nhuộm kháng thể huỳnh quang rồi đọc dưới kính hiển vi huỳnh quang.
5. NUÔI CẤY, PHÂN LẬP
- Trên thạch nâu Thayer Martin (CATM) để cấy phân lập vi khuẩn N. gonorrhoeae (vi khuẩn lậu), thêm BANg (có thể thay bằng BA nếu không có BANg) và MC cho các vi khuẩn dễ mọc khác.
- Có thể cấy thêm thạch Sabouraud có hay không có kháng sinh nếu có yêu cầu tìm nấm men.
- Các hộp BA và CA phải được ủ 35-37 0C trong bình nến. Các trường hợp khác, ủ khí trường bình thường. Theo dõi liên tục trong 3 ngày. Trường hợp cấy vi khuẩn N. gonorrhoeae, chỉ mở bình sau 48 giở ủ.
- Nếu có vi khuẩn mọc, tiến hành định danh và làm kháng sinh đồ.
6. CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH CÓ THỂ TÌM THẤY TRONG ĐƯỜNG SINH DỤC
6.1. Thường gặp
- N. gonorrhoeae
- Treponema pallidum (soi tươi).
6.2. Ít gặp
- H. ducreyi
- Gardnerella vaginalis (nhuộm gram),
- Candida albicans (nhuộm gram)
- Trichomonas vaginalis (soi tươi)
- Chlamydia trachomatis
Khi nghi ngờ nhiễm trùng bệnh lây truyền bằng đường sinh duch (đàn ông, đàn bà) hay khi bị huyết trắng nghi do nhiễm trùng (đàn bà).
2. THỜI ĐIỂM
- Càng sớm càng tốt, ngay trong giai đoạn đầu của bệnh.
- Trước khi dùng kháng sinh
3. CÁCH LẤY BỆNH PHẨM
3.1. Ở đàn ông
- Tụt da qui đầu ra sau, dùng cồn 70% lau sạch da qui đầu, chờ khô.
- Bệnh nhân vuốt nhẹ dương vật dọc theo ống đái để ra cho được một giọt mủ và thấm giọt mủ lên một que tăm bông vô trùng, phần còn lại quệt trên một lam kính. Que tăm bông được cho vào môi trường chuyên chở Stuart – Amies (thích hợp nhất là dùng cặp tube đũa tăm bông vô trùng/ tube đũa Stuart – Amies). Gửi ngay đến phòng thí nghiệm để khảo sát càng sớm càng tốt.
- Nếu bệnh nhân không vuốt được mủ, có thể dùng que gòn mảnh luồn vào ống đái sâu khoảng 3-4 cm rồi vừa xoay nhẹ vừa rút ra rồi cho ngay vào môi trường chuyên chở Stuart – Amies (dùng cặp tube đũa tăm bông mảnh vô trùng/ tube đũa Stuart – Amies).
- Nếu chỉ cần cấy phân lập N. gonorrhoeae thì tốt nhất là cấy trên thạch phân lập CATM ngay sau khi lấy bệnh phẩm, cách lấy là dùng vòng cấy nhựa hay vòng cấy kim loại hoặc que gòn mảnh (dùng tube đũa tăm bông mảnh vô trùng) luồn vào ống đái sau khoảng 3-4 cm rồi vừa xoay nhẹ vừa rút ra.Ngay sau đó vạch trên hộp thạch CATM rồi gửi đến phòng thí nghiệm để ủ và theo dõi.
- Các loại bệnh phẩm khác có thể lấy để khảo sát là quệt hậu môn, quệt họng, quệt mủ khi lấy nội soi trực tràng ở người đồng tính luyến ái.
3.2. Ở phụ nữ
- Bệnh nhân được nằm trên bàn khám phụ khoa, rửa sạch bộ phận sinh dục ngoài bằng nước, thấm khô, sau cho mỏ vịt vào. Mỏ vịt được vô trùng bằng hấp ướt hay sấy khô chứ không phải bằng hóa chất.
- Dùng tăm bông quệt lấy huyết trắng ở thành sau của âm đạo để khảo sát T. vaginalis và nấm (dùng tăm bông vô trùng lấy mẫu, hay tăm bông dài vô trùng lấy mẫu). Tăm bông này được cho vào một lọ có dung dịch bảo quản F2M (lọ có F2M để lấy mẫu) rồi gửi ngay đến phòng thí nghiệm để soi tươi. Nếu muốn cấy vi sinh hay nấm thì lấy quệt huyết trắn bằng que tăm bông rồi cho vào môi trường chuyên chở Stuart – Amies (dùng cặp tube đũa tăm bông mảnh vô trùng/ tube đũa Stuart – Amies).
- Đối với người bị nghi nhiễm lậu, lấy bệnh phẩm từ lòng cổ tử cung bằng cách dùng gòn vô trùng lau sạch huyết trắng rồi dùng một tăm bông mảnh đưa vào lòng cổ tử cung xoay nhẹ trong 10 giây trước khi rút ra. Lấy mẫu bằng 2 que tăm bông, một que quệt lên một lam kính, que còn lại cho vào môi trường chuyên chở Stuart – Amies rồi gửi ngay đến phòng thí nghiệm để khảo sát ngay (dùng cặp tube đũa tăm bông mảnh vô trùng/ tube đũa Stuart – Amies).
3.3. Ở trẻ con
- Có thể lấy mủ mắt nếu nghi bị viêm mủ kết mạc mắt do lậu
- Cũng có thể lấy mủ từ âm đạo của bé gái (trường hợp bị hiếp dâm).
3.4. Các trường hợp đặc biệt
- Tìm Chlamydia trachomatis bằng kỹ thuật nhuộm kháng thể huỳnh quang trực tiếp: lấy bệnh phẩm từ lòng cổ tử cung như trong trường hợp tìm vi khuẩn lậu. Quệt tăm bông này lên một lam lỗ chuyên dùng, để khô tự nhiên rồi nhỏ lên một giọt aceton hay methanol, chờ khô. Bọc lam bằng một tờ giấy nhôm rồi gửi ngay đến phòng thí nghiệm. Trường hợp chưa gửi đến phòng thí nghiệm được, có thể bảo quản lam trong tủ lạnh 40C trong tối đa không quá 1 tuần.
- Các vết loét: lau sạch bằng gòn vô trùng rồi nặ chất dịch vào một tăm bông vô trùng, phần còn lại quệt trên một lam kính. Que tăm bông được cho vào một tube nắp chặt vô trùng hay vào môti trường chuyên chở Stuart – Amies (dùng cặp tube đũa tăm bông vô trùng/ tube đũa Stuart – Amies), gửi ngay đến phòng thí nghiệm để khảo sát càng sớm càng tốt.
4. KHẢO SÁT TRỰC TIẾP
4.1. Bệnh phẩm lấy ở đàn ông hay trẻ con
- Làm phết nhuộm gram, khảo sát dưới kính hiển vi độ phóng đại lớn nhất (vật kính dầu): nếu chỉ có dưới 4-10 bạch cầu trong một quang trường và không có song cầu gram (-) nội tế bào thì rất nhiều khả năng bệnh nhân bị viêm niệu đạo không phải do lậu. Nếu có trên 10 bạch cầu trong một quang trường và/ hay phát hiện có song cầu gram (-) nội tế bào, có thể chắc trên 98% bệnh nhân bị lậu.
- Không làm phết nhuộn gram quệt họng hay quệt hậu môn. Tuy nhiên nếu là quệt mủ lấy từ nội soi trực tràng thì rất có giá trị để khảo sát gram.
4.2. Bệnh phẩm lấy ở phụ nữ
- Soi tươi rất cần thiết để phát hiện Trichomonas vaginalis và nấm men.
- Làm phết nhuộm gram các quệt bệnh phẩm trên lam kính và quan sát dưới nkính hiển vi, vật kính dầu. Với quệt âm đạo: (1) Nếu có ít hơn 5 bạch cầu trong một quang trường và có trực khuẩn gram (+) (thường là Lactobacillus), thì đay là một quệt âm đạo bình thường. (2) Nếu có ít hơn 5 bạch cầu trong một quang trường, không có các trực khuẩn gram (+) (Lactobacillus), có nhiều trực khuẩn gram (-) cong, thì có nhiều khả năng bệnh nhân bị viêm âm đạo do Gardnerella vaginalis. (3) Nếu có trên 10 bạch cầu trong một quang trường, có khả năng bệnh nhân bị nhiễm C. trachomatis. Với quệt cổ tử cung: cố phát hiện các song cầu gram (-) nội tế bào. Tuy nhiên kết quả gram không thể chắc bệnh nhân bị lậu vì độ đặc hiểu chỉ đạt 50 -90%, độ nhạy chỉ 50-70%.
4.3. Trường hợp bệnh phẩm là nước tiểu
Lấy mẫu nước tiểu bằng phương pháp vô trùng như đã đề cập ở phần cấy nước tiểu nhưng không phải lấy giữa dòng mà tốt nhất là lấy đầu dòng hay cuối dòng. Nước tiểu gửi đến phòng thí nghiệm phải được tiến hành xét nghiệm ngay bằng cách ly tâm ở tốc độ cao nhất của máy ly tâm bàn, sau đó chỉ lấy cặn để vừa làm một phết nhuộm gram, vừa cấy trên môi trường phân lập. Nếu quan sát nuộm gram có song cầu gram (-) đặc trưng và nội tế bào, có thể tră lời kết quả sơ bộ cho bác sĩ là nghi ngờ lậu cầu.
4.4. Trường hợp loét hạ cam
Soi tươi dưới kính hiển vi nền đen hay đảo pha tìm xoắn khuẩn giang mai.
4.5. Trường hợp tìm C. trachomatis
Nhuộm kháng thể huỳnh quang rồi đọc dưới kính hiển vi huỳnh quang.
5. NUÔI CẤY, PHÂN LẬP
- Trên thạch nâu Thayer Martin (CATM) để cấy phân lập vi khuẩn N. gonorrhoeae (vi khuẩn lậu), thêm BANg (có thể thay bằng BA nếu không có BANg) và MC cho các vi khuẩn dễ mọc khác.
- Có thể cấy thêm thạch Sabouraud có hay không có kháng sinh nếu có yêu cầu tìm nấm men.
- Các hộp BA và CA phải được ủ 35-37 0C trong bình nến. Các trường hợp khác, ủ khí trường bình thường. Theo dõi liên tục trong 3 ngày. Trường hợp cấy vi khuẩn N. gonorrhoeae, chỉ mở bình sau 48 giở ủ.
- Nếu có vi khuẩn mọc, tiến hành định danh và làm kháng sinh đồ.
6. CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH CÓ THỂ TÌM THẤY TRONG ĐƯỜNG SINH DỤC
6.1. Thường gặp
- N. gonorrhoeae
- Treponema pallidum (soi tươi).
6.2. Ít gặp
- H. ducreyi
- Gardnerella vaginalis (nhuộm gram),
- Candida albicans (nhuộm gram)
- Trichomonas vaginalis (soi tươi)
- Chlamydia trachomatis