1. NGUYÊN TẮC THU THẬP BỆNH PHẨM LÂM SÀNG TRONG ĐIỀU TRA DỊCH TẠI THỰC ĐỊA
Khi dịch bệnh xảy ra có thể làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng, đến kinh tế của một quốc gia và có thể lan rộng ra các quốc gia khác. Do vậy, cần phải nhanh chóng phát hiện và khống chế để giảm thiểu tác động của nó. Để khống chế được dịch sớm cần thực hiện: (1) Phát hiện sớm và báo cáo kịp thời các trường hợp nghi ngờ; (2) Nhanh chóng điều tra các yếu tố dịch tễ học; (3) Có kết quả khẳng định nhanh từ phòng thí nghiệm; (4) Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát dịch.
Để xác định nhanh tác nhân gây dịch và nguồn lây hoặc kiểu lan truyền cần thực hiện tốt hai việc sau: (1) Thu thập thông tin trên các trường hợp nghi ngờ; (2) Thu thập mẫu lâm sàng để chẩn đoán phòng thí nghiệm.
Để có được kết qủa chẩn đoán đúng cũng cần phải đảm bảo một số yếu tố sau: Có được hoạch điều tra dịch chính xác; Thu thập mẫu xét nghiệm thích hợp và đầy đủ; Bảo quản và vận chuyển nhanh đến phòng thí nghiệm thích hợp; Khả năng thực hiện các thử nghiệm chính xác của phòng thí nghiệm; Tuân thủ nghiệm ngặt quy trình an toàn sinh học và khử trùng phù hợp.
1.1. Lập kế hoạch thu thập mẫu xét nghiệm
Khi có báo cáo nghi ngờ có một vụ dịch xảy ra, ngay lập tức phải tổ chức điều tra và phải đưa ra một số những điều then chốt để thảo luận và quyết định trước khi cử người đến thực địa lấy mẫu xét nghiệm. Quyết định này có tính định hướng mẫu xét nghiệm cần lấy, cách thức tiến hành lấy mẫu và vận chuyển mẫu đến phòng thí nghiệm. Đây là bước quan trọng cần phải có kiến thức chuyên môn về Dịch tễ học và kỹ năng của người kỹ thuật viện làm xét nghiệm.
1.1.1. Xác định nguyên nhân gây dịch
Nên bắt đầu phân tích đánh giá thông tin về dịch tễ và lâm sàng từ một số dấu hiệu được cho là khả năng tiềm ẩn gây dịch tại thời điểm hiện tại. Khi các tác nhân gây nhiễm trùng khác nhau cùng với sự hiện diện các hình ảnh lâm sàng giống nhau, người ta có thể chẩn đoán và kiểm soát dịch bệnh dựa trên kiểu hội chứng khác nhau. Nhưng phương pháp tốt nhất là xác định được căn nguyên gây dịch.
1.1.2. Lựa chọn mẫu lâm sàng và phòng thí nghiệm
Phòng thí nghiệm phải có đủ năng lực để tiếp nhận mẫu xét nghiệm cho chẩn đoán. Phải đảm bảo toàn bộ các khía cạnh công việc như từ việc lựa chọn các kiểu mẫu xét nghiệm, các nguyên vật liệu cần thiết, xác định vị trí hoặc vùng lấy mẫu, vận chuyển mẫu xét nghiệm và thông tin kết quả phải đúng nguyên tắc. Phòng thí nghiệm cần được cung cấp đầy đủ môi trường đặc biệt, trang thiết bị tối thiểu và các tài liệu hướng dẫn. Đây là điểm mấu chốt để các cá nhân kỹ thuật viên được chỉ định phải chịu trách nhiệm về kết quả quá trình lấy mẫu, các hoạt động truyền thông tin hoặc các câu hỏi giữa các vùng dịch và phòng thí nghiệm.
1.1.3. Quyết định người thu thập, bảo quản và vận chuyển mẫu xét nghiệm
Lựa chọn những chuyên gia hoặc kỹ thuật viên phòng thí nghiệm để thành lập một nhóm và nhóm này phải được tập huấn cách lấy mẫu bệnh phẩm, cách tiến hành công việc và vận chuyển mẫu xét nghiệm, như: quy trình đảm bảo an toàn và khử trùng. Phải tổ chức lớp tập huấn này cho những người tham gia lấy mẫu xét nghiệm trong suốt thời gian phục vụ điều tra dịch và đặc biệt là các cộng tác viên y tế đảm nhiệm những vị trí đặc biệt.
1.1.4. Xác định những quy trình cần thiết để xử lý mẫu xét nghiệm
Cần phải xem xét những nhu cầu về cung cấp các dụng cụ cần cho lấy mẫu, quá trình công việc lấy mẫu và vận chuyển mẫu tới phòng thí nghiệm (thời gian, tuyến đường, điều kiện nhiệt độ vận chuyển, phương thức vận chuyển và các tài liệu liên quan) và đưa ra các quy trình khử trùng. Ngoài ra cần phải chuẩn bị tốt và thuận tiện cho công tác vận chuyển và bảo vệ nhân viên, hệ thống thông tin phải đảm bảo thông suốt trong quá trình vận chuyển mẫu xét nghiệm.
1.2. Quy trình thu thập bệnh phẩm
Để điều tra dịch, nên bắt đầu lấy bệnh phẩm càng sớm càng tốt sau khi nghi ngờ có dịch. Các bệnh phẩm nên thu thập trong giai đoạn bệnh cấp tính, tốt nhất là trước khi sử dụng thuốc kháng sinh, đây là thời điểm phù hợp để xác định căn nguyên gây nhiễm trùng. Trước khi tiến hành lấy bệnh phẩm nên giải thích với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân để có sự hợp tác cao nhất và đảm bảo đúng yêu cầu về Y đức. Khi lấy mẫu bệnh phẩm nên tránh lây nhiễm và lấy đủ số lượng (theo hướng dẫn của các xét nghiệm viên phòng thí nghiệm). Phải tuân thủ theo những hướng dẫn về an toàn trong suốt quá trình thu thập và phân tích mẫu xét nghiệm.
1.2.1. Thường quy bảo hộ và khử trùng
Các biện pháp bảo hộ và khử trùng để tránh nguy cơ lây nhiễm khi thu thập mẫu bệnh phẩm cho người thu thập mẫu và các đồng nghiệp, các nhân viên phòng thí nghiệm và bệnh nhân liên quan đến lấy mẫu xét nghiệm, đồng thời cũng làm giảm nguy cơ mẫu xét nghiệm bị nhiễm. Các quy trình an toàn chung yêu cầu người kỹ thuật viên áp dụng và thực hiện cho tất cả các mẫu lâm sàng và luôn coi đó như thể đã bị nhiễm trùng.
Dụng cụ bảo vệ (găng tay, kính bảo vệ mắt, mặt nạ) cần được mang trong quá trình thao tác công việc để làm giảm nguy cơ phơi nhiễm với các chất nhiễm trùng tiềm ẩn. Các phương pháp đóng gói đúng quy cách cũng góp phần đảm bảo an toàn cho cá nhân từ nơi thu thập bệnh phẩm đến phòng thí nghiệm, cho dù có xảy ra hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Chuẩn bị bộ dụng cụ sơ cứu đầu tiên tới nơi thu thập bệnh phẩm là cần thiết. Tất cả quần áo bảo hộ, khu vực làm việc, dụng cụ và đồ dùng khác đều có thể bị nhiễm ở thực địa. Có thể dùng dung dịch cơ bản chlorin để khử trùng các khu vực làm việc và khử trùng máu hoặc các chất dịch cơ thể bị nhiễm trùng. Nói chung không thể thực hiện tiệt trùng các đồ dùng bị nhiễm tại thực địa. Khi các đồ vật không được “tiệt trùng” đầy đủ có thể người tham gia điều tra và cộng đồng có nguy cơ phơi nhiễm với cả những nguy cơ nhiễm trùng. Không khuyến khích sử dụng lại dụng cụ đã nhiễm trùng hoặc găng tay, quần áo bảo hộ. Thiêu đốt là phương pháp hoàn hảo nhất để loại bỏ các chất đã bị nhiễm khuẩn. Trước khi loại bỏ những dụng cụ và các đồ vật nhiễm khuẩn nhiều phải được khử trùng. Những đồ dùng hoặc dụng cụ dễ cháy thì nên đốt cháy hoàn toàn thành tro và đem chôn dưới hố sâu.
Các biện pháp dự phòng cơ bản :
- Sử dụng găng tay cao su khi cầm và vận chuyển các mẫu xét nghiệm, sau đó loại bỏ trước khi tiếp xúc với bệnh nhân mới. Những nguy cơ tiềm ẩn chứa trong găng tay là phổ biến, do vậy việc sử dụng lại bao tay có thể tăng nguy cơ lây nhiễm các tác nhân gây bệnh từ bệnh nhân này tới bệnh nhân khác.
- Nên mặc quần áo bảo hộ (áo choàng, áo khoác) khi đi thu thập mẫu.
- Kim tiêm hoặc vật nhọn sau khi dùng phải bỏ ngay vào hộp đậy nắp thật chắc chắn.
- Tại các khu vực làm việc và diện tích bề mặt nên sắp xếp gọn gàng và tẩy uế hàng ngày bằng dung dịch thuốc tẩy trùng 1%. Các chất nhiễm khuẩn bị đổ ra bề mặt, sau khi đã được lau chùi sạch sẽ dùng thuốc tẩy trùng 10% để vệ sinh.
- Những dụng cụ bị nhiễm bẩn không loại bỏ thì nên ngâm trong dung dịch khử trùng 1% trong thời gian 5 phút. Trước khi được sử dụng phải rửa sạch bằng nước xà phòng và nước khử trùng.
- Những dụng cụ hoặc vật tư phòng thí nghiệm chỉ sử dụng một lần mà bị nhiễm bẩn nhiều thì trước khi thiêu hoặc loại bỏ nên ngâm trong dung dịch khử trùng 10%. Trong một số trường hợp đặc biệt cần phải bảo vệ da, tránh tiếp xúc với màng niêm dịch, đường hô hấp với các tác nhân gây bệnh thì phải có khẩu trang và găng tay bảo hộ.
1.2.2. Gắn nhãn cho các mẫu xét nghiệm
Thông tin về điều tra nghiên cứu một vụ dịch gồm: trường hợp điều tra, các mẫu yêu cầu của phòng thí nghiệm và mẫu xét nghiệm. Mỗi bệnh nhân phải được người thu thập mẫu đánh số riêng, nó là kết nối giữa kết quả phòng thí nghiệm với thông tin được ghi chép vào sổ sách chuyên môn, các mẫu xét nghiệm và bệnh nhân. Đây cũng là cơ sở quan trọng để trả lời kết quả điều tra vụ dịch hoặc chỉ đạo điều tra xa hơn khi cần thiết. Các số riêng của bệnh nhân và tên bệnh nhân cần phải thể hiện một cách đầy đủ và chính xác. Nhãn của mỗi mẫu xét nghiệm nên ghi rõ một số thông tin sau:
- Họ tên bệnh nhân.
- Số riêng của bệnh nhân (số duy nhất).
- Loại mẫu xét nghiệm, thời gian và nơi thu thập.
- Tên người thu tập mẫu xét nghiệm ban đầu. Phòng thí nghiệm có thể yêu cầu thêm những thông tin khác và giải thích rõ các tét xét nghiệm cần thiết, như:
- Thông tin bệnh nhân: tuổi, giới, địa chỉ đầy đủ
- Thông tin lâm sàng: ngày có biểu hiện triệu chứng, tiền sử bệnh tật và tiêm chủng, các yếu tố nguy cơ hoặc tiền sử tiếp xúc, kháng sinh đã được điều trị trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
- Thông tin phòng thí nghiệm: mẫu xét nghiệm trong giai đoạn bệnh cấp hay đang hồi phục hoặc có gì đặc biệt khác ở bệnh nhân.
Phòng thí nghiệm nên ghi rõ thời gian, giờ tiếp nhận và chất lượng mẫu xét nghiệm, tên người tiếp nhận mẫu xét nghiệm ban đầu.
1.3. Lưu giữ, đóng gói và vận chuyển mẫu xét nghiệm
1.3.1. Lưu giữ mẫu xét nghiệm
Để giữ cho vi khuẩn hoặc virus còn nguyên vẹn trong mẫu xét nghiệm trước khi mẫu được nuôi cấy phân lập, thì mẫu xét nghiệm cần được đặt trong môi trường và nhiệt độ bảo quản thích hợp và được duy trì trong suốt thời gian vận chuyển về phòng thí nghiệm. Mỗi loại mẫu xét nghiệm và tác nhân gây bệnh cần điều kiện khác nhau về độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng và pH. Trước khi vào điều tra bất kỳ một vụ dịch nào chúng ta cũng nên tham khảo ý kiến của phòng thí nghiệm về cách tiến hành thu thập các loại mẫu xét nghiệm cho tốt nhất.
- Nhiều mẫu xét nghiệm để phân lập virus có thể chấp nhận nuôi cấy sau 2 ngày nếu được để trong môi trường đặc biệt ỏ nhiệt độ từ 2 - 8oC. Nếu giai đoạn đầu để lâu hơn thì nên để đông đá, nhưng kết quả có thể bị thay đổi. Nếu để có tính lâu dài hơn nữa thì phải để trong điều kiện nhiệt độ - 70oC.
- Mẫu bệnh phẩm để nuôi cấy vi khuẩn nên giữ trong môi trường vận chuyển thích hợp và điều kiện nhiệt độ thích hợp. Trừ mẫu xét nghiệm là nước tiểu, dịch đờm có thể giữu trông điều kiện nhiệt độ môi trường nếu mẫu xét nghiệm được xử lý trong vòng 24 giờ. Nếu để lâu hơn thì phải bảo quản trong nhiệt độ từ 2 - 8oC, nhưng ngoại trừ với một số vi khuẩn nhạy cảm với lạnh như shigella, meningococcus và pneumococcus. Nếu để chậm hơn nưa thì không thích hợp vì số lượng vi khuẩn giảm một cách đáng kể.
- Mẫu xét nghiệm để phát hiện kháng nguyên, kháng thể phải giữ trong điều kiện 4 - 8oC trong thời gian 24 - 48 giờ, hoặc - 20oC nếu thời gian đầu kéo dài hơn. Huyết thanh để phát hiện kháng thể có giữ trong điều kiện 4 - 8oC trên 10 ngày. Lưu ý quan trọng là tránh làm tan rồi đông đá lại nhiều lần, làm ảnh hưởng đến phản ứng ngưng kết.
1.3.2. Đóng gói và dán nhãn mẫu xét nghiệm
Các phương pháp đóng gói phải chuẩn thức và chắc chấn an toàn cho con người. Mẫu xét nghiệm phải được đóng gói, dán nhãn theo đúng nguyên tắc của quốc gia và quốc tế về vận chuyển các chất nhiễm trùng. Địa chỉ được dán phía ngoài bao gói và phải thể hiện rõ nơi gửi và tên phòng thí nghiệm với đầy đủ địa chỉ, số điện thoại và cả cả người gửi và người nhận. Tài liệu gửi theo cũng phải được ghi chép chi tiết về mẫu xét nghiệm (số, loại mẫu xét nghiệm, thời gian thu thập mâu), dán nhãn cảnh báo nguy hiểm thích hợp.
1.3.3. Vận chuyển mẫu xét nghiệm
Vận chuyển mẫu xét nghiệm có thể dưới nhiều hình tức khác nhau như, bằng đường bộ, đường hàng không. Nhưng trước khi vận chuyển nhóm thu thập mẫu nên thông báo tới phòng thí nghiệm sẽ tiếp nhận mẫu về hình thức vận chuyển và cụ thể mẫu xét nghiệm được gửi tới. Nếu cần thiết vận chuyển theo con đường quốc tế thì phải có giấy phép của phòng thí nghiệm và phòng thí nghiệm cũng phải thông báo cho người gửi biết có nhận hay không nhận mẫu xét nghiệm.
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BỆNH PHẨM
2.1. Lấy mẫu dịch não tủy
Mẫu xét nghiệm cần phải được lấy do các bác sĩ hoặc những người có kinh nghiệm. Dịch não tủy được dùng để chẩn đoán virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và viêm màng não do nấm.
2.1.1. Chuẩn bị dụng cụ
Khay để chọc dịch, gồm:
- Dụng cụ vô khuẩn: găng tay, bông thấm nước, gạc.
- Gây tê vùng: kim và bơm tiêm.
- Sát trùng da: povidon iodin 10% hoặc cồn y tế 70%.
- 6 tuýp vô trùng loại nhỏ, có nắp xoắy và giá đựng tuýp.
- Máy đo áp lực nước.
- Kính hiển vi quang học và lam kính.
2.1.2. Phương pháp lấy mẫu xét nghiệm
Như đã nói ở trên, chỉ có những người có kinh nghiệm mới tham gia lấy mẫu dịch não tủy và không được mô tả ở đây. Dịch não tủy được lấy và chuyển trực tiếp vào các tuýp có nắp vặn. Nếu bệnh phẩm không được chuyển nhanh chóng thì các tuýp riêng nên được tập chung để cho quy trình xử lý virus và vi khuẩn.
2.1.3. Vận chuyển mẫu
Nói chung là các mẫu xét nghiệm nên gửi tới phòng thí nghiệm để xử lý càng sớm càng tốt.
Mẫu dịch não tủy cho xét nghiệm vi khuẩn được vận chuyển trong điều kiện nhiệt độ môi trường, nói chung là không cần môi trường vận chuyển. Không được để đông đá vì rất nhiều tác nhân gây bệnh sẽ không tồn tại trong điều kiện nhiệt độ thấp.
Mẫu dịch não tủy cho phân lập virus không cần môi trường vận chuyển. Chúng có thể vận chuyển ở điều kiện 4 - 8oC, thời gian trên 48giờ, hoặc - 70oC cho thời gian kéo dài hơn.
2.2. Lấy mẫu phân
Các mẫu phân được dùng để chẩn đoán vi sinh vật rất hiệu quả nếu được thu thập ngay sau khi bệnh nhân bị ỉa chảy cấp (với virus ≤ 48 giờ và vi khuẩn < 4 ngày), và nên lấy trước khi điều kháng sinh. Có thể lấy từ 2 - 3 mẫu phân chia ra cho các ngày. Phân là mẫu xét nghiệm ưu tiên cho nuôi cấy vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Tăm bông trực tràng được dùng để lấy phân ở trẻ em và tăm bông trực tràng không khuyến cáo để lấy phân cho chẩn đoán virus.
2.2.1. Chuẩn bị môi trường và dụng cụ
- Hộp chứa phân phải có sạch, khô và có nắp vặn.
- Chuẩn bị môi trường vận chuyển vi khuẩn thích hợp cho tăm bông trực tràng: CARRY – BLAIR.
- Hộp vận chuyển phân để chán đoán ký sinh trùng: dung dịch formalin 10%, polyviny isopropyl alcohol (PVA).
2.2.3. Phương pháp lấy mẫu phân
- Lấy mẫu phân tươi, 5 ml dung dịch hoặc 5 gram phân đặc, đưa vào hộp hoặc tuýp bảo quản.
- Dán nhãn.
Phương pháp lấy mẫu phân bằng tăm bông trực tràng (ở trẻ em)
- Tăm bông phải được làm ẩm bằng nước muối vô khuẩn.
- Đưa chóp tăm bông vào qua cơ thắt hậu môn rồi xoay nhẹ nhàng.
- Lấy tăm bông ra và kiểm tra chắc chắn đầu tăm bông đã có dính phân.
- Đưa tăm bông vào tuýp vô khuẩn hoặc hộp bảo quản có chứa môi trường thích hợp cho vận chuyển virus hoặc vi khuẩn.
- Bẻ gẫy phần trên cùng của cán tăm bông không chạm vào tuýp, sau đó vặn chặt nắp lại.
- Dán nhãn lên tuýp.
2.2.4. Vận chuyển mẫu xét nghiệm
- Mẫu phần cần được vận chuyển ở điều kiện 4 - 8oC. Số lượng vi khuẩn có thể giảm đáng kể nếu mẫu xét nghiệm không được xử lý trong vòng 1 - 2 ngày sau khi được thu thập. Vi khuẩn Shigella có nhạy cảm đặc biệt khi nhiệt độ tăng lên.
- Mẫu xét nghiệm để kiểm tra ký sinh trùng thì nên cho vào dung dịch formali 10% hoặc PVA (3 phần phân/1 phần bảo quản). Vận chuyển ở điều kiện nhiệt độ môi trường, trong túi ni lông bịt kín miệng.
2.3. Lấy mẫu xét nghiệm từ đường hô hấp
Mẫu xét nghiệm được lấy từ trên hoặc dưới bộ máy đường hô hấp là còn phụ thuộc vào vị trí nhiễm trùng. Căn nguyên vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp trên (virus và vi khuẩn) thường được phân lập từ bệnh phẩm họng hoặc tỵ hầu (Streptococcus, Staphylococcus, S.pneumoniae...). Và căn nguyên gây bệnh đường hô hấp dưới thường phân lập được từ mẫu xét nghiệm đờm (S.aureus, P.aruginosa, K.pneumoniae....).
Khi viêm thanh quản cấp, nếu chúng ta không lấy mẫu xét nghiệm hầu họng hoặc tỵ hầu để kiểm tra thì có thể từ đó dẫn đến tiến triển làm tắc nghẽn đường
hô hấp.
2.3.1. Chuẩn bị môi trường và dụng cụ
- Môi trường vận chuyển vi khuẩn và virus
- Tăm bông hoặc loại có cán bằng kim loại, mềm đầu là sợi mềm đặc biệt.
- Đè lưỡi.
- Dụng cụ banh mũi.
- Máy hút dịch hoặc bơm tiêm loại 20 - 50 ml.
- Tuýp vô khuẩn có nắp vặn.
2.3.2. Mẫu xét nghiệm lấy từ đường hô hấp trên
- Dùng dụng cụ đè lưỡi để đè lưỡi xuống. Dùng đèn có nguồn sáng mạnh soi vào vị trí có viêm hoặc xuất tiết sau tỵ hầu.
- Dùng tăm bông chà sát nhẹ mặt sau và trước của hốc amidal, sau lưỡi gà rồi kéo ra không được chạm vào lưỡi, răng hoặc thành trong của má và đưa vào tuýp đựng môi trường vận chuyển có nắp vặn.
- Bẻ đoạn trên của tăm bông, phần không chạm vào tuýp và vặn chắc nắp.
- Dán nhãn trên hộp đựng mẫu xét nghiệm.
- Hoàn thành các mẫu yêu cầu của phòng thí nghiệm.
2.3.3. Lấy mẫu qua đường mũi
- Để bệnh nhân ngồi ở tư thế thật thoải mái, hơi ngả đầu ra phía sau và đưa banh mũi vào.
- Dùng loại tăm bông có cán được làm bằng kim loại mỏng, mềm, không gỉ vào qua banh mũi, song song với sàn mũi và không hướng đi lên. Sau đó bẻ cong dây kim loại và đưa vào trong cổ họng, di chuyển đầu bông lên phía trên khu vực tỵ hầu.
- Soay đầu bông trên màng tỵ hầu vài lần rồi nhẹ nhàng kéo ra đưa vào tuýp có môi trường vận chuyển và có nắp vặn.
- Bẻ đoạn trên của tăm bông, phần không chạm vào tuýp và vặn chắc nắp.
- Dán nhãn trên tuýp đựng mẫu xét nghiệm.
2.3.4. Bệnh phẩm đường hô hấp dưới
- Hướng dẫn cho bệnh nhân thở sâu và ho bật đờm mủ trực tiếp vào hộp vô trùng có miệng rộng, ít nhất là 1 ml. Tránh nước bọt hoặc mũi.
- Dán nhãn trên hộp đựng mẫu xét nghiệm.
- Hoàn thành các mẫu yêu cầu của phòng thí nghiệm.
2.3.5. Vận chuyển mẫu xét nghiệm
- Tất cả mẫu xét nghiệm đường hô hấp trừ đờm đều được vận chuyển trong môi trường thích hợp cho vi khuẩn hoặc virus.
- Chuyển nhanh chóng đến phòng thí nghiệm càng nhanh càng tốt để giảm tối đa sự phát triển của vi khuẩn hội sinh ở miệng.
- Nếu để tới 24 giờ, qua trình vận chuyển mẫu xét nghiệm vi khuẩn và virus cần để trong điều kiện nhiệt độ từ 2 - 8oC/môi trường thích hợp.
2.4. Lấy mẫu xét nghiệm máu
Máu và huyết thanh là mẫu xét nghiệm thường được làm để điều tra các bệnh truyền qua đường máu. Máu tĩnh mạch có thể dùng để phân lập và định danh căn nguyên gây bệnh trong quá nuôi cấy, hoặc tách huyết thanh để phát hiện các gen (PCR), đặc biệt là kháng thể, kháng nguyên hoặc độc tố (bằng phương pháp ELISA). Để xử lý các mẫu xét nghiệm cho chẩn đoán virus thì huyết thanh thích hợp hơn là máu nguyên, trừ khi sử dụng trực tiếp.
2.4.1. Chuẩn bị dụng cụ lấy máu
- Khử trùng ngoài da: cồn 70% hoặc povidon iodin 10%, bông gạc, băng sơ cứu.
- Găng tay vô khuẩn dùng 1 lần.
- Ga rô, bộ lấy máu chân không (vaccutainer) hoặc bơm kim tiêm dùng 1 lần.
- Bộ lấy chưa máu chân không hoặc tuýp đựng máu có nắp vặn, chai cấy máu (50 ml/người lớn, 25 ml/trẻ em) có chứa môi trường thích hợp.
- Gắn nhãn và dùng bút không xoá.
2.4.2. Phương pháp lấy máu.
- Đặt ga rô phía trên vị trí chọc ven.
- Bắt mạch để xác định vị trí ven. Sát trùng tại vị trí lấy vên và rộng ra vùng xung quanh, để bay hơi hết rồi thực hiện chọc ven.
- Nếu dùng bơm tiêm một lần thì lấy 5-10 ml/người lớn, từ 2-5 ml/trẻ em.
- Xong bỏ ga rô, ép mạch đến khi máu ngừng chảy và dán băng lên trên.
- Chuyển mầu vào tuýp vận chuyển có nắp và chai cấy máu
- Dán nhãn tuýp, dùng bút không xoá ghi số bệnh nhân.
- Hoàn thành các mẫu yêu cầu trường hợp điều tra của phòng thí nghiệm theo số của bệnh nhân.
2.4.3. Quy trình vận chuyển
- Chai máu nuôi cấy và tuýp bệnh phẩm máu cần được chuyển ở tư thế đứng thẳng và an toàn trong chia đựng có nắp hoặc trong túi để trong hộp vận chuyển. Đi qua khu vực địa hình khó đi, nên đệm hoặc treo chai lên để tránh vỡ hồng cầu. Chèn giấy thấm xung quanh đề phòng bị tràn dung dịch ra ngoài.
- Nếu như mẫu xét nghiệm đến được phòng thí nghiệm trong vòng 24 giờ, hầu như các căn nguyên gây bệnh là vi khuẩn vẫn tồn tại trong điều kiện vận chuyển ở nhiệt độ môi trường.
3. QUY TRÌNH SƠ CỨU BAN ĐẦU KHI BỊ TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI CHẤT NHIỄM TRÙNG
3.1. Tai nạn khi bị kim tiêm làm bị thương
Một nguy cơ được coi là nghiêm trọng khi bị kim tiêm đâm làm bị thương, thậm chí là không thấy máu chảy ra và kim tiêm cũng không bị gãy.
- Dội ngay nước vào chỗ bị kim đâm và rửa bằng xà phòng.
- Nếu cần thiết thì phải băng lại.
- Ngay lập tức báo cáo tại nạn với người phụ trách và bác sĩ có trách nhiệm.
3.2. Tại nạn khi tiếp xúc với các chất nhiễm trùng
Tai nạn này bao gồm bất kỳ tiếp xúc nào không được bảo vệ giữa chất có khả năng nhiễm trùng với chỗ da bị trầy xước, mồm, mũi và mắt.
- Dội ngay nước sạch và nước xà phòng vào vùng bị tiếp xúc. Dùng nước nước sạch hoặc nước muối để cho miệng và mắt.
- Ngay lập tức báo cáo tại nạn với người phụ trách và bác sĩ có trách nhiệm.
3.3. Các hoạt động ngay lập tức sau khi xảy ra tai nạn
Không quan tâm đến tác nhân gây bệnh đang được điều tra, mà phải tuân thủ ngay một quy trình sau khi bị tiếp xúc với chất có khả năng nhiễm trùng. Các bệnh nhân có thể bị nhiễm với các tác nhân gây bệnh khác mà không liên quan đến điều tra vụ dịch. Ví dụ như, virus viêm gan B hoặc HIV. Các mẫu máu cần được thu thập ngay lập tức từ nhân viên y tế đã bị tiếp xúc, và nếu có thể thì lấy cả từ bệnh nhân. Nếu có thể, cần phải xây dựng một quy trình điều trị lâu dài cho những nhân viên y tế bị tiếp xúc với chất nhiễm trùng trong quá trình điều tra dịch.
Nguồn http://www.nihe.org.vn
Khi dịch bệnh xảy ra có thể làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng, đến kinh tế của một quốc gia và có thể lan rộng ra các quốc gia khác. Do vậy, cần phải nhanh chóng phát hiện và khống chế để giảm thiểu tác động của nó. Để khống chế được dịch sớm cần thực hiện: (1) Phát hiện sớm và báo cáo kịp thời các trường hợp nghi ngờ; (2) Nhanh chóng điều tra các yếu tố dịch tễ học; (3) Có kết quả khẳng định nhanh từ phòng thí nghiệm; (4) Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát dịch.
Để xác định nhanh tác nhân gây dịch và nguồn lây hoặc kiểu lan truyền cần thực hiện tốt hai việc sau: (1) Thu thập thông tin trên các trường hợp nghi ngờ; (2) Thu thập mẫu lâm sàng để chẩn đoán phòng thí nghiệm.
Để có được kết qủa chẩn đoán đúng cũng cần phải đảm bảo một số yếu tố sau: Có được hoạch điều tra dịch chính xác; Thu thập mẫu xét nghiệm thích hợp và đầy đủ; Bảo quản và vận chuyển nhanh đến phòng thí nghiệm thích hợp; Khả năng thực hiện các thử nghiệm chính xác của phòng thí nghiệm; Tuân thủ nghiệm ngặt quy trình an toàn sinh học và khử trùng phù hợp.
1.1. Lập kế hoạch thu thập mẫu xét nghiệm
Khi có báo cáo nghi ngờ có một vụ dịch xảy ra, ngay lập tức phải tổ chức điều tra và phải đưa ra một số những điều then chốt để thảo luận và quyết định trước khi cử người đến thực địa lấy mẫu xét nghiệm. Quyết định này có tính định hướng mẫu xét nghiệm cần lấy, cách thức tiến hành lấy mẫu và vận chuyển mẫu đến phòng thí nghiệm. Đây là bước quan trọng cần phải có kiến thức chuyên môn về Dịch tễ học và kỹ năng của người kỹ thuật viện làm xét nghiệm.
1.1.1. Xác định nguyên nhân gây dịch
Nên bắt đầu phân tích đánh giá thông tin về dịch tễ và lâm sàng từ một số dấu hiệu được cho là khả năng tiềm ẩn gây dịch tại thời điểm hiện tại. Khi các tác nhân gây nhiễm trùng khác nhau cùng với sự hiện diện các hình ảnh lâm sàng giống nhau, người ta có thể chẩn đoán và kiểm soát dịch bệnh dựa trên kiểu hội chứng khác nhau. Nhưng phương pháp tốt nhất là xác định được căn nguyên gây dịch.
1.1.2. Lựa chọn mẫu lâm sàng và phòng thí nghiệm
Phòng thí nghiệm phải có đủ năng lực để tiếp nhận mẫu xét nghiệm cho chẩn đoán. Phải đảm bảo toàn bộ các khía cạnh công việc như từ việc lựa chọn các kiểu mẫu xét nghiệm, các nguyên vật liệu cần thiết, xác định vị trí hoặc vùng lấy mẫu, vận chuyển mẫu xét nghiệm và thông tin kết quả phải đúng nguyên tắc. Phòng thí nghiệm cần được cung cấp đầy đủ môi trường đặc biệt, trang thiết bị tối thiểu và các tài liệu hướng dẫn. Đây là điểm mấu chốt để các cá nhân kỹ thuật viên được chỉ định phải chịu trách nhiệm về kết quả quá trình lấy mẫu, các hoạt động truyền thông tin hoặc các câu hỏi giữa các vùng dịch và phòng thí nghiệm.
1.1.3. Quyết định người thu thập, bảo quản và vận chuyển mẫu xét nghiệm
Lựa chọn những chuyên gia hoặc kỹ thuật viên phòng thí nghiệm để thành lập một nhóm và nhóm này phải được tập huấn cách lấy mẫu bệnh phẩm, cách tiến hành công việc và vận chuyển mẫu xét nghiệm, như: quy trình đảm bảo an toàn và khử trùng. Phải tổ chức lớp tập huấn này cho những người tham gia lấy mẫu xét nghiệm trong suốt thời gian phục vụ điều tra dịch và đặc biệt là các cộng tác viên y tế đảm nhiệm những vị trí đặc biệt.
1.1.4. Xác định những quy trình cần thiết để xử lý mẫu xét nghiệm
Cần phải xem xét những nhu cầu về cung cấp các dụng cụ cần cho lấy mẫu, quá trình công việc lấy mẫu và vận chuyển mẫu tới phòng thí nghiệm (thời gian, tuyến đường, điều kiện nhiệt độ vận chuyển, phương thức vận chuyển và các tài liệu liên quan) và đưa ra các quy trình khử trùng. Ngoài ra cần phải chuẩn bị tốt và thuận tiện cho công tác vận chuyển và bảo vệ nhân viên, hệ thống thông tin phải đảm bảo thông suốt trong quá trình vận chuyển mẫu xét nghiệm.
1.2. Quy trình thu thập bệnh phẩm
Để điều tra dịch, nên bắt đầu lấy bệnh phẩm càng sớm càng tốt sau khi nghi ngờ có dịch. Các bệnh phẩm nên thu thập trong giai đoạn bệnh cấp tính, tốt nhất là trước khi sử dụng thuốc kháng sinh, đây là thời điểm phù hợp để xác định căn nguyên gây nhiễm trùng. Trước khi tiến hành lấy bệnh phẩm nên giải thích với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân để có sự hợp tác cao nhất và đảm bảo đúng yêu cầu về Y đức. Khi lấy mẫu bệnh phẩm nên tránh lây nhiễm và lấy đủ số lượng (theo hướng dẫn của các xét nghiệm viên phòng thí nghiệm). Phải tuân thủ theo những hướng dẫn về an toàn trong suốt quá trình thu thập và phân tích mẫu xét nghiệm.
1.2.1. Thường quy bảo hộ và khử trùng
Các biện pháp bảo hộ và khử trùng để tránh nguy cơ lây nhiễm khi thu thập mẫu bệnh phẩm cho người thu thập mẫu và các đồng nghiệp, các nhân viên phòng thí nghiệm và bệnh nhân liên quan đến lấy mẫu xét nghiệm, đồng thời cũng làm giảm nguy cơ mẫu xét nghiệm bị nhiễm. Các quy trình an toàn chung yêu cầu người kỹ thuật viên áp dụng và thực hiện cho tất cả các mẫu lâm sàng và luôn coi đó như thể đã bị nhiễm trùng.
Dụng cụ bảo vệ (găng tay, kính bảo vệ mắt, mặt nạ) cần được mang trong quá trình thao tác công việc để làm giảm nguy cơ phơi nhiễm với các chất nhiễm trùng tiềm ẩn. Các phương pháp đóng gói đúng quy cách cũng góp phần đảm bảo an toàn cho cá nhân từ nơi thu thập bệnh phẩm đến phòng thí nghiệm, cho dù có xảy ra hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Chuẩn bị bộ dụng cụ sơ cứu đầu tiên tới nơi thu thập bệnh phẩm là cần thiết. Tất cả quần áo bảo hộ, khu vực làm việc, dụng cụ và đồ dùng khác đều có thể bị nhiễm ở thực địa. Có thể dùng dung dịch cơ bản chlorin để khử trùng các khu vực làm việc và khử trùng máu hoặc các chất dịch cơ thể bị nhiễm trùng. Nói chung không thể thực hiện tiệt trùng các đồ dùng bị nhiễm tại thực địa. Khi các đồ vật không được “tiệt trùng” đầy đủ có thể người tham gia điều tra và cộng đồng có nguy cơ phơi nhiễm với cả những nguy cơ nhiễm trùng. Không khuyến khích sử dụng lại dụng cụ đã nhiễm trùng hoặc găng tay, quần áo bảo hộ. Thiêu đốt là phương pháp hoàn hảo nhất để loại bỏ các chất đã bị nhiễm khuẩn. Trước khi loại bỏ những dụng cụ và các đồ vật nhiễm khuẩn nhiều phải được khử trùng. Những đồ dùng hoặc dụng cụ dễ cháy thì nên đốt cháy hoàn toàn thành tro và đem chôn dưới hố sâu.
Các biện pháp dự phòng cơ bản :
- Sử dụng găng tay cao su khi cầm và vận chuyển các mẫu xét nghiệm, sau đó loại bỏ trước khi tiếp xúc với bệnh nhân mới. Những nguy cơ tiềm ẩn chứa trong găng tay là phổ biến, do vậy việc sử dụng lại bao tay có thể tăng nguy cơ lây nhiễm các tác nhân gây bệnh từ bệnh nhân này tới bệnh nhân khác.
- Nên mặc quần áo bảo hộ (áo choàng, áo khoác) khi đi thu thập mẫu.
- Kim tiêm hoặc vật nhọn sau khi dùng phải bỏ ngay vào hộp đậy nắp thật chắc chắn.
- Tại các khu vực làm việc và diện tích bề mặt nên sắp xếp gọn gàng và tẩy uế hàng ngày bằng dung dịch thuốc tẩy trùng 1%. Các chất nhiễm khuẩn bị đổ ra bề mặt, sau khi đã được lau chùi sạch sẽ dùng thuốc tẩy trùng 10% để vệ sinh.
- Những dụng cụ bị nhiễm bẩn không loại bỏ thì nên ngâm trong dung dịch khử trùng 1% trong thời gian 5 phút. Trước khi được sử dụng phải rửa sạch bằng nước xà phòng và nước khử trùng.
- Những dụng cụ hoặc vật tư phòng thí nghiệm chỉ sử dụng một lần mà bị nhiễm bẩn nhiều thì trước khi thiêu hoặc loại bỏ nên ngâm trong dung dịch khử trùng 10%. Trong một số trường hợp đặc biệt cần phải bảo vệ da, tránh tiếp xúc với màng niêm dịch, đường hô hấp với các tác nhân gây bệnh thì phải có khẩu trang và găng tay bảo hộ.
1.2.2. Gắn nhãn cho các mẫu xét nghiệm
Thông tin về điều tra nghiên cứu một vụ dịch gồm: trường hợp điều tra, các mẫu yêu cầu của phòng thí nghiệm và mẫu xét nghiệm. Mỗi bệnh nhân phải được người thu thập mẫu đánh số riêng, nó là kết nối giữa kết quả phòng thí nghiệm với thông tin được ghi chép vào sổ sách chuyên môn, các mẫu xét nghiệm và bệnh nhân. Đây cũng là cơ sở quan trọng để trả lời kết quả điều tra vụ dịch hoặc chỉ đạo điều tra xa hơn khi cần thiết. Các số riêng của bệnh nhân và tên bệnh nhân cần phải thể hiện một cách đầy đủ và chính xác. Nhãn của mỗi mẫu xét nghiệm nên ghi rõ một số thông tin sau:
- Họ tên bệnh nhân.
- Số riêng của bệnh nhân (số duy nhất).
- Loại mẫu xét nghiệm, thời gian và nơi thu thập.
- Tên người thu tập mẫu xét nghiệm ban đầu. Phòng thí nghiệm có thể yêu cầu thêm những thông tin khác và giải thích rõ các tét xét nghiệm cần thiết, như:
- Thông tin bệnh nhân: tuổi, giới, địa chỉ đầy đủ
- Thông tin lâm sàng: ngày có biểu hiện triệu chứng, tiền sử bệnh tật và tiêm chủng, các yếu tố nguy cơ hoặc tiền sử tiếp xúc, kháng sinh đã được điều trị trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
- Thông tin phòng thí nghiệm: mẫu xét nghiệm trong giai đoạn bệnh cấp hay đang hồi phục hoặc có gì đặc biệt khác ở bệnh nhân.
Phòng thí nghiệm nên ghi rõ thời gian, giờ tiếp nhận và chất lượng mẫu xét nghiệm, tên người tiếp nhận mẫu xét nghiệm ban đầu.
1.3. Lưu giữ, đóng gói và vận chuyển mẫu xét nghiệm
1.3.1. Lưu giữ mẫu xét nghiệm
Để giữ cho vi khuẩn hoặc virus còn nguyên vẹn trong mẫu xét nghiệm trước khi mẫu được nuôi cấy phân lập, thì mẫu xét nghiệm cần được đặt trong môi trường và nhiệt độ bảo quản thích hợp và được duy trì trong suốt thời gian vận chuyển về phòng thí nghiệm. Mỗi loại mẫu xét nghiệm và tác nhân gây bệnh cần điều kiện khác nhau về độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng và pH. Trước khi vào điều tra bất kỳ một vụ dịch nào chúng ta cũng nên tham khảo ý kiến của phòng thí nghiệm về cách tiến hành thu thập các loại mẫu xét nghiệm cho tốt nhất.
- Nhiều mẫu xét nghiệm để phân lập virus có thể chấp nhận nuôi cấy sau 2 ngày nếu được để trong môi trường đặc biệt ỏ nhiệt độ từ 2 - 8oC. Nếu giai đoạn đầu để lâu hơn thì nên để đông đá, nhưng kết quả có thể bị thay đổi. Nếu để có tính lâu dài hơn nữa thì phải để trong điều kiện nhiệt độ - 70oC.
- Mẫu bệnh phẩm để nuôi cấy vi khuẩn nên giữ trong môi trường vận chuyển thích hợp và điều kiện nhiệt độ thích hợp. Trừ mẫu xét nghiệm là nước tiểu, dịch đờm có thể giữu trông điều kiện nhiệt độ môi trường nếu mẫu xét nghiệm được xử lý trong vòng 24 giờ. Nếu để lâu hơn thì phải bảo quản trong nhiệt độ từ 2 - 8oC, nhưng ngoại trừ với một số vi khuẩn nhạy cảm với lạnh như shigella, meningococcus và pneumococcus. Nếu để chậm hơn nưa thì không thích hợp vì số lượng vi khuẩn giảm một cách đáng kể.
- Mẫu xét nghiệm để phát hiện kháng nguyên, kháng thể phải giữ trong điều kiện 4 - 8oC trong thời gian 24 - 48 giờ, hoặc - 20oC nếu thời gian đầu kéo dài hơn. Huyết thanh để phát hiện kháng thể có giữ trong điều kiện 4 - 8oC trên 10 ngày. Lưu ý quan trọng là tránh làm tan rồi đông đá lại nhiều lần, làm ảnh hưởng đến phản ứng ngưng kết.
1.3.2. Đóng gói và dán nhãn mẫu xét nghiệm
Các phương pháp đóng gói phải chuẩn thức và chắc chấn an toàn cho con người. Mẫu xét nghiệm phải được đóng gói, dán nhãn theo đúng nguyên tắc của quốc gia và quốc tế về vận chuyển các chất nhiễm trùng. Địa chỉ được dán phía ngoài bao gói và phải thể hiện rõ nơi gửi và tên phòng thí nghiệm với đầy đủ địa chỉ, số điện thoại và cả cả người gửi và người nhận. Tài liệu gửi theo cũng phải được ghi chép chi tiết về mẫu xét nghiệm (số, loại mẫu xét nghiệm, thời gian thu thập mâu), dán nhãn cảnh báo nguy hiểm thích hợp.
1.3.3. Vận chuyển mẫu xét nghiệm
Vận chuyển mẫu xét nghiệm có thể dưới nhiều hình tức khác nhau như, bằng đường bộ, đường hàng không. Nhưng trước khi vận chuyển nhóm thu thập mẫu nên thông báo tới phòng thí nghiệm sẽ tiếp nhận mẫu về hình thức vận chuyển và cụ thể mẫu xét nghiệm được gửi tới. Nếu cần thiết vận chuyển theo con đường quốc tế thì phải có giấy phép của phòng thí nghiệm và phòng thí nghiệm cũng phải thông báo cho người gửi biết có nhận hay không nhận mẫu xét nghiệm.
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BỆNH PHẨM
2.1. Lấy mẫu dịch não tủy
Mẫu xét nghiệm cần phải được lấy do các bác sĩ hoặc những người có kinh nghiệm. Dịch não tủy được dùng để chẩn đoán virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và viêm màng não do nấm.
2.1.1. Chuẩn bị dụng cụ
Khay để chọc dịch, gồm:
- Dụng cụ vô khuẩn: găng tay, bông thấm nước, gạc.
- Gây tê vùng: kim và bơm tiêm.
- Sát trùng da: povidon iodin 10% hoặc cồn y tế 70%.
- 6 tuýp vô trùng loại nhỏ, có nắp xoắy và giá đựng tuýp.
- Máy đo áp lực nước.
- Kính hiển vi quang học và lam kính.
2.1.2. Phương pháp lấy mẫu xét nghiệm
Như đã nói ở trên, chỉ có những người có kinh nghiệm mới tham gia lấy mẫu dịch não tủy và không được mô tả ở đây. Dịch não tủy được lấy và chuyển trực tiếp vào các tuýp có nắp vặn. Nếu bệnh phẩm không được chuyển nhanh chóng thì các tuýp riêng nên được tập chung để cho quy trình xử lý virus và vi khuẩn.
2.1.3. Vận chuyển mẫu
Nói chung là các mẫu xét nghiệm nên gửi tới phòng thí nghiệm để xử lý càng sớm càng tốt.
Mẫu dịch não tủy cho xét nghiệm vi khuẩn được vận chuyển trong điều kiện nhiệt độ môi trường, nói chung là không cần môi trường vận chuyển. Không được để đông đá vì rất nhiều tác nhân gây bệnh sẽ không tồn tại trong điều kiện nhiệt độ thấp.
Mẫu dịch não tủy cho phân lập virus không cần môi trường vận chuyển. Chúng có thể vận chuyển ở điều kiện 4 - 8oC, thời gian trên 48giờ, hoặc - 70oC cho thời gian kéo dài hơn.
2.2. Lấy mẫu phân
Các mẫu phân được dùng để chẩn đoán vi sinh vật rất hiệu quả nếu được thu thập ngay sau khi bệnh nhân bị ỉa chảy cấp (với virus ≤ 48 giờ và vi khuẩn < 4 ngày), và nên lấy trước khi điều kháng sinh. Có thể lấy từ 2 - 3 mẫu phân chia ra cho các ngày. Phân là mẫu xét nghiệm ưu tiên cho nuôi cấy vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Tăm bông trực tràng được dùng để lấy phân ở trẻ em và tăm bông trực tràng không khuyến cáo để lấy phân cho chẩn đoán virus.
2.2.1. Chuẩn bị môi trường và dụng cụ
- Hộp chứa phân phải có sạch, khô và có nắp vặn.
- Chuẩn bị môi trường vận chuyển vi khuẩn thích hợp cho tăm bông trực tràng: CARRY – BLAIR.
- Hộp vận chuyển phân để chán đoán ký sinh trùng: dung dịch formalin 10%, polyviny isopropyl alcohol (PVA).
2.2.3. Phương pháp lấy mẫu phân
- Lấy mẫu phân tươi, 5 ml dung dịch hoặc 5 gram phân đặc, đưa vào hộp hoặc tuýp bảo quản.
- Dán nhãn.
Phương pháp lấy mẫu phân bằng tăm bông trực tràng (ở trẻ em)
- Tăm bông phải được làm ẩm bằng nước muối vô khuẩn.
- Đưa chóp tăm bông vào qua cơ thắt hậu môn rồi xoay nhẹ nhàng.
- Lấy tăm bông ra và kiểm tra chắc chắn đầu tăm bông đã có dính phân.
- Đưa tăm bông vào tuýp vô khuẩn hoặc hộp bảo quản có chứa môi trường thích hợp cho vận chuyển virus hoặc vi khuẩn.
- Bẻ gẫy phần trên cùng của cán tăm bông không chạm vào tuýp, sau đó vặn chặt nắp lại.
- Dán nhãn lên tuýp.
2.2.4. Vận chuyển mẫu xét nghiệm
- Mẫu phần cần được vận chuyển ở điều kiện 4 - 8oC. Số lượng vi khuẩn có thể giảm đáng kể nếu mẫu xét nghiệm không được xử lý trong vòng 1 - 2 ngày sau khi được thu thập. Vi khuẩn Shigella có nhạy cảm đặc biệt khi nhiệt độ tăng lên.
- Mẫu xét nghiệm để kiểm tra ký sinh trùng thì nên cho vào dung dịch formali 10% hoặc PVA (3 phần phân/1 phần bảo quản). Vận chuyển ở điều kiện nhiệt độ môi trường, trong túi ni lông bịt kín miệng.
2.3. Lấy mẫu xét nghiệm từ đường hô hấp
Mẫu xét nghiệm được lấy từ trên hoặc dưới bộ máy đường hô hấp là còn phụ thuộc vào vị trí nhiễm trùng. Căn nguyên vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp trên (virus và vi khuẩn) thường được phân lập từ bệnh phẩm họng hoặc tỵ hầu (Streptococcus, Staphylococcus, S.pneumoniae...). Và căn nguyên gây bệnh đường hô hấp dưới thường phân lập được từ mẫu xét nghiệm đờm (S.aureus, P.aruginosa, K.pneumoniae....).
Khi viêm thanh quản cấp, nếu chúng ta không lấy mẫu xét nghiệm hầu họng hoặc tỵ hầu để kiểm tra thì có thể từ đó dẫn đến tiến triển làm tắc nghẽn đường
hô hấp.
2.3.1. Chuẩn bị môi trường và dụng cụ
- Môi trường vận chuyển vi khuẩn và virus
- Tăm bông hoặc loại có cán bằng kim loại, mềm đầu là sợi mềm đặc biệt.
- Đè lưỡi.
- Dụng cụ banh mũi.
- Máy hút dịch hoặc bơm tiêm loại 20 - 50 ml.
- Tuýp vô khuẩn có nắp vặn.
2.3.2. Mẫu xét nghiệm lấy từ đường hô hấp trên
- Dùng dụng cụ đè lưỡi để đè lưỡi xuống. Dùng đèn có nguồn sáng mạnh soi vào vị trí có viêm hoặc xuất tiết sau tỵ hầu.
- Dùng tăm bông chà sát nhẹ mặt sau và trước của hốc amidal, sau lưỡi gà rồi kéo ra không được chạm vào lưỡi, răng hoặc thành trong của má và đưa vào tuýp đựng môi trường vận chuyển có nắp vặn.
- Bẻ đoạn trên của tăm bông, phần không chạm vào tuýp và vặn chắc nắp.
- Dán nhãn trên hộp đựng mẫu xét nghiệm.
- Hoàn thành các mẫu yêu cầu của phòng thí nghiệm.
2.3.3. Lấy mẫu qua đường mũi
- Để bệnh nhân ngồi ở tư thế thật thoải mái, hơi ngả đầu ra phía sau và đưa banh mũi vào.
- Dùng loại tăm bông có cán được làm bằng kim loại mỏng, mềm, không gỉ vào qua banh mũi, song song với sàn mũi và không hướng đi lên. Sau đó bẻ cong dây kim loại và đưa vào trong cổ họng, di chuyển đầu bông lên phía trên khu vực tỵ hầu.
- Soay đầu bông trên màng tỵ hầu vài lần rồi nhẹ nhàng kéo ra đưa vào tuýp có môi trường vận chuyển và có nắp vặn.
- Bẻ đoạn trên của tăm bông, phần không chạm vào tuýp và vặn chắc nắp.
- Dán nhãn trên tuýp đựng mẫu xét nghiệm.
2.3.4. Bệnh phẩm đường hô hấp dưới
- Hướng dẫn cho bệnh nhân thở sâu và ho bật đờm mủ trực tiếp vào hộp vô trùng có miệng rộng, ít nhất là 1 ml. Tránh nước bọt hoặc mũi.
- Dán nhãn trên hộp đựng mẫu xét nghiệm.
- Hoàn thành các mẫu yêu cầu của phòng thí nghiệm.
2.3.5. Vận chuyển mẫu xét nghiệm
- Tất cả mẫu xét nghiệm đường hô hấp trừ đờm đều được vận chuyển trong môi trường thích hợp cho vi khuẩn hoặc virus.
- Chuyển nhanh chóng đến phòng thí nghiệm càng nhanh càng tốt để giảm tối đa sự phát triển của vi khuẩn hội sinh ở miệng.
- Nếu để tới 24 giờ, qua trình vận chuyển mẫu xét nghiệm vi khuẩn và virus cần để trong điều kiện nhiệt độ từ 2 - 8oC/môi trường thích hợp.
2.4. Lấy mẫu xét nghiệm máu
Máu và huyết thanh là mẫu xét nghiệm thường được làm để điều tra các bệnh truyền qua đường máu. Máu tĩnh mạch có thể dùng để phân lập và định danh căn nguyên gây bệnh trong quá nuôi cấy, hoặc tách huyết thanh để phát hiện các gen (PCR), đặc biệt là kháng thể, kháng nguyên hoặc độc tố (bằng phương pháp ELISA). Để xử lý các mẫu xét nghiệm cho chẩn đoán virus thì huyết thanh thích hợp hơn là máu nguyên, trừ khi sử dụng trực tiếp.
2.4.1. Chuẩn bị dụng cụ lấy máu
- Khử trùng ngoài da: cồn 70% hoặc povidon iodin 10%, bông gạc, băng sơ cứu.
- Găng tay vô khuẩn dùng 1 lần.
- Ga rô, bộ lấy máu chân không (vaccutainer) hoặc bơm kim tiêm dùng 1 lần.
- Bộ lấy chưa máu chân không hoặc tuýp đựng máu có nắp vặn, chai cấy máu (50 ml/người lớn, 25 ml/trẻ em) có chứa môi trường thích hợp.
- Gắn nhãn và dùng bút không xoá.
2.4.2. Phương pháp lấy máu.
- Đặt ga rô phía trên vị trí chọc ven.
- Bắt mạch để xác định vị trí ven. Sát trùng tại vị trí lấy vên và rộng ra vùng xung quanh, để bay hơi hết rồi thực hiện chọc ven.
- Nếu dùng bơm tiêm một lần thì lấy 5-10 ml/người lớn, từ 2-5 ml/trẻ em.
- Xong bỏ ga rô, ép mạch đến khi máu ngừng chảy và dán băng lên trên.
- Chuyển mầu vào tuýp vận chuyển có nắp và chai cấy máu
- Dán nhãn tuýp, dùng bút không xoá ghi số bệnh nhân.
- Hoàn thành các mẫu yêu cầu trường hợp điều tra của phòng thí nghiệm theo số của bệnh nhân.
2.4.3. Quy trình vận chuyển
- Chai máu nuôi cấy và tuýp bệnh phẩm máu cần được chuyển ở tư thế đứng thẳng và an toàn trong chia đựng có nắp hoặc trong túi để trong hộp vận chuyển. Đi qua khu vực địa hình khó đi, nên đệm hoặc treo chai lên để tránh vỡ hồng cầu. Chèn giấy thấm xung quanh đề phòng bị tràn dung dịch ra ngoài.
- Nếu như mẫu xét nghiệm đến được phòng thí nghiệm trong vòng 24 giờ, hầu như các căn nguyên gây bệnh là vi khuẩn vẫn tồn tại trong điều kiện vận chuyển ở nhiệt độ môi trường.
3. QUY TRÌNH SƠ CỨU BAN ĐẦU KHI BỊ TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI CHẤT NHIỄM TRÙNG
3.1. Tai nạn khi bị kim tiêm làm bị thương
Một nguy cơ được coi là nghiêm trọng khi bị kim tiêm đâm làm bị thương, thậm chí là không thấy máu chảy ra và kim tiêm cũng không bị gãy.
- Dội ngay nước vào chỗ bị kim đâm và rửa bằng xà phòng.
- Nếu cần thiết thì phải băng lại.
- Ngay lập tức báo cáo tại nạn với người phụ trách và bác sĩ có trách nhiệm.
3.2. Tại nạn khi tiếp xúc với các chất nhiễm trùng
Tai nạn này bao gồm bất kỳ tiếp xúc nào không được bảo vệ giữa chất có khả năng nhiễm trùng với chỗ da bị trầy xước, mồm, mũi và mắt.
- Dội ngay nước sạch và nước xà phòng vào vùng bị tiếp xúc. Dùng nước nước sạch hoặc nước muối để cho miệng và mắt.
- Ngay lập tức báo cáo tại nạn với người phụ trách và bác sĩ có trách nhiệm.
3.3. Các hoạt động ngay lập tức sau khi xảy ra tai nạn
Không quan tâm đến tác nhân gây bệnh đang được điều tra, mà phải tuân thủ ngay một quy trình sau khi bị tiếp xúc với chất có khả năng nhiễm trùng. Các bệnh nhân có thể bị nhiễm với các tác nhân gây bệnh khác mà không liên quan đến điều tra vụ dịch. Ví dụ như, virus viêm gan B hoặc HIV. Các mẫu máu cần được thu thập ngay lập tức từ nhân viên y tế đã bị tiếp xúc, và nếu có thể thì lấy cả từ bệnh nhân. Nếu có thể, cần phải xây dựng một quy trình điều trị lâu dài cho những nhân viên y tế bị tiếp xúc với chất nhiễm trùng trong quá trình điều tra dịch.
Nguồn http://www.nihe.org.vn