06-06-2013, 09:12 PM
(Sửa đổi lần cuối: 06-09-2013, 12:33 AM bởi VuBaVietPhuong.)
XÉT NGHIỆM DỊCH NGOÁY HỌNG
TÌM VI KHUẨN GÂY BỆNH
MỤC TIÊU:
1. Nêu được chỉ định xét nghiệm dịch ngoáy họng miệng và họng mũi tìm vi khuẩn gây bệnh.
2. Thực hiện được kỹ thuật lấy bệnh phẩm họng miệng và họng mũi.
3. Tiến hành được quy trình xét nghiệm dịch ngoáy họng tìm vi khuẩn gây bệnh.
4. Đọc và phân tích được kết quả xét nghiệm dịch ngoáy họng.
Vùng họng miệng và họng mũi thường có nhiều vi sinh vật cư trú bởi đây là giao điểm của đường tiêu hóa và đường hô hấp. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu hay do có tổn thương niêm mạc, các vi sinh vật cơ hội sẽ phát triển và gây bệnh cho cơ thể. Trong đó, các căn nguyên thường gây viêm họng là:
- Căn nguyên vi khuẩn: liên cầu (đặc biệt là liên cầu nhóm A), tụ cầu, phế cầu, bạch hầu, H. influezae...
- Căn nguyên vi rút: Nhóm myxovirus, adenovirus, vi rút hợp bào đường hô hấp...
- Căn nguyên ký sinh trùng: nấm (thường là Candida albicans)...
1. CÁC CHỈ ĐỊNH XÉT NGHIỆM DỊCH NGOÁY HỌNG TÌM VI KHUẨN GÂY BỆNH
- Chỉ định lấy dịch ngoáy họng tìm vi khuẩn gây bệnh được áp dụng với các bệnh nhân có những triệu chứng như: đau, rát vùng hầu, họng, có hiện tượng sưng tấy niêm mạc hầu họng hoặc sưng hạch cổ... nhằm xác định có phải bị nhiễm trùng vùng hầu, họng do vi khuẩn hay không.
- Đối với những bệnh nhân có các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên (viêm amidal...) nên chỉ định xét nghiệm dịch ngoáy họng miệng.
- Đối với những bệnh nhân có các triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới (viêm phổi, viêm phế quản...) nên chỉ định xét nghiệm dịch ngoáy họng mũi.
2. KỸ THUẬT LẤY BỆNH PHẨM DỊCH NGOÁY HỌNG
2.1. Thời điểm lấy bệnh phẩm
Phải lấy bệnh phẩm trước khi bệnh nhân sử dụng kháng sinh toàn thân.
2.2. Chuẩn bị
2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ
- Tăm bông cứng vô trùng (để lấy dịch họng miệng) hoặc tăm bông vô trùng có cán mảnh, đàn hổi, dài khoảng 20cm, một đầu quấn bông thật chắc, to hơn hạt gạo (để lấy dịch họng mũi).
- Dụng cụ đè lưỡi (bằng inox hoặc dùng 1 lần).
- Bút ghi
- Khay inox, hộp vô trùng đựng dụng cụ.
- Môi trường Stuart-Amies (nếu phòng xét nghiệm ở xa nơi lấy mẫu).
- Găng tay, khẩu trang, mũ, áo choàng bảo hộ.
2.2.2. Chuẩn bị bệnh nhân:
- Kiểm tra thông tin bệnh nhân: họ tên, tuổi, khoa phòng (nếu là bệnh nhân nội trú) đối chiếu với giấy chỉ định xét nghiệm.
- Ghi thông tin bệnh nhân (tên, tuổi, khoa phòng...) lên ống tăm bông.
- Giải thích cho bệnh nhân về kỹ thuật chuẩn bị thực hiện.
2.3. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm
2.3.1. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm họng miệng:
- Cho bệnh nhân ngồi xuống ghế, hơi ngửa đầu ra sau, mở to miệng (hoặc có thể yêu cầu bệnh nhân vừa mở miệng vừa nói A...A...A).
- Dùng đè lưỡi để ấn lưỡi bệnh nhân, bộc lộ vùng họng (nếu cần).
- Dùng tăm bông vô trùng quệt vào 3 vị trí: 2 bên amidan và thành sau họng. Tránh chạm vào lưỡi, răng, mặt trong má và tránh chạm vào lưỡi gà gây kích thích phản xạ buồn nôn của bệnh nhân (chú ý lấy tại những vị trí có tấy đỏ hoặc mưng mủ).
- Cho tăm bông vào tube nắp chặt vô trùng rồi gửi ngay đến phòng xét nghiệm.
2.3.2. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm họng mũi
- Cho bệnh nhân ngồi cao ngang tầm ngực. Nếu là trẻ nhỏ thì phải có người lớn bế ngồi lên đùi, kẹp chặt hai chân trẻ vào đùi người bế, một tay giữ hai tay trẻ, tay kia ôm lấy trán và ghì chặt vào ngực mình..
- Để bệnh nhân ngửa đầu ra sau, chếch khoảng 450.
- Một tay giữ cằm cố định tư thế, một tay vừa đẩy vừa xoay tăm bông cán mảnh qua lỗ mũi bệnh nhân (sát về phía cánh mũi), hướng tăm bông hơi chếch xuống dưới. Đưa tăm bông ngập vào trong khoảng bằng 1/2 độ dài đo từ dái tai đến cánh mũi cùng bên, xoay nhẹ rồi từ từ rút tăm bông ra, phải đảm bảo không để bị tụt đầu bông vào khí quản.
- Nếu tăm bông chưa đạt được độ sâu như vậy mà cảm thấy có lực cản thì phải từ từ rút tăm bông ra và lấy lại bệnh phẩm ở mũi bên kia, tuyệt đối không cố gắng đẩy vào sâu hơn.
- Cho tăm bông vào tube vô trùng và chuyển ngay đến phòng xét nghiệm.
2.4. Bảo quản và xử lý bệnh phẩm
Bệnh phẩm tốt nhất nên được cấy vào môi trường thích hợp và nhuộm ngay trong vòng 4 giờ sau khi lấy.
Với trường hợp phải vận chuyển mẫu đi xa, bệnh phẩm phải được đưa vào môi trường vận chuyển như: Stuart-Amies, silicagel... và giữ được tối đa là 48 giờ.
3. QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM DỊCH NGOÁY HỌNG TÌM VI KHUẨN GÂY BỆNH
3.1. Quy trình xét nghiệm dịch ngoáy họng
3.1.1. Nuôi cấy và nhuộm soi
Bệnh phẩm đem nuôi cấy tìm vi khuẩn gây bệnh phải đảm bảo không để bị nhiễm từ môi trường bên ngoài nên phải thực hiện kỹ thuật nuôi cấy trước khi làm tiêu bản nhuộm soi (nếu bệnh phẩm chỉ có 1 que tăm bông duy nhất).
Sơ đồ nuôi cấy phân lập, nhuộm soi
Nhuộm Gram
Cấy phân vùng
Thạch máu (370C/24h, 5-10%CO2) Thạch chocolate ( 370C/24h, 5-10%CO2)
Bắt khuẩn lạc nghi ngờ, nhuộm soi, Định danh, làm kháng sinh đồ
TÌM VI KHUẨN GÂY BỆNH
MỤC TIÊU:
1. Nêu được chỉ định xét nghiệm dịch ngoáy họng miệng và họng mũi tìm vi khuẩn gây bệnh.
2. Thực hiện được kỹ thuật lấy bệnh phẩm họng miệng và họng mũi.
3. Tiến hành được quy trình xét nghiệm dịch ngoáy họng tìm vi khuẩn gây bệnh.
4. Đọc và phân tích được kết quả xét nghiệm dịch ngoáy họng.
Vùng họng miệng và họng mũi thường có nhiều vi sinh vật cư trú bởi đây là giao điểm của đường tiêu hóa và đường hô hấp. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu hay do có tổn thương niêm mạc, các vi sinh vật cơ hội sẽ phát triển và gây bệnh cho cơ thể. Trong đó, các căn nguyên thường gây viêm họng là:
- Căn nguyên vi khuẩn: liên cầu (đặc biệt là liên cầu nhóm A), tụ cầu, phế cầu, bạch hầu, H. influezae...
- Căn nguyên vi rút: Nhóm myxovirus, adenovirus, vi rút hợp bào đường hô hấp...
- Căn nguyên ký sinh trùng: nấm (thường là Candida albicans)...
1. CÁC CHỈ ĐỊNH XÉT NGHIỆM DỊCH NGOÁY HỌNG TÌM VI KHUẨN GÂY BỆNH
- Chỉ định lấy dịch ngoáy họng tìm vi khuẩn gây bệnh được áp dụng với các bệnh nhân có những triệu chứng như: đau, rát vùng hầu, họng, có hiện tượng sưng tấy niêm mạc hầu họng hoặc sưng hạch cổ... nhằm xác định có phải bị nhiễm trùng vùng hầu, họng do vi khuẩn hay không.
- Đối với những bệnh nhân có các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên (viêm amidal...) nên chỉ định xét nghiệm dịch ngoáy họng miệng.
- Đối với những bệnh nhân có các triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới (viêm phổi, viêm phế quản...) nên chỉ định xét nghiệm dịch ngoáy họng mũi.
2. KỸ THUẬT LẤY BỆNH PHẨM DỊCH NGOÁY HỌNG
2.1. Thời điểm lấy bệnh phẩm
Phải lấy bệnh phẩm trước khi bệnh nhân sử dụng kháng sinh toàn thân.
2.2. Chuẩn bị
2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ
- Tăm bông cứng vô trùng (để lấy dịch họng miệng) hoặc tăm bông vô trùng có cán mảnh, đàn hổi, dài khoảng 20cm, một đầu quấn bông thật chắc, to hơn hạt gạo (để lấy dịch họng mũi).
- Dụng cụ đè lưỡi (bằng inox hoặc dùng 1 lần).
- Bút ghi
- Khay inox, hộp vô trùng đựng dụng cụ.
- Môi trường Stuart-Amies (nếu phòng xét nghiệm ở xa nơi lấy mẫu).
- Găng tay, khẩu trang, mũ, áo choàng bảo hộ.
2.2.2. Chuẩn bị bệnh nhân:
- Kiểm tra thông tin bệnh nhân: họ tên, tuổi, khoa phòng (nếu là bệnh nhân nội trú) đối chiếu với giấy chỉ định xét nghiệm.
- Ghi thông tin bệnh nhân (tên, tuổi, khoa phòng...) lên ống tăm bông.
- Giải thích cho bệnh nhân về kỹ thuật chuẩn bị thực hiện.
2.3. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm
2.3.1. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm họng miệng:
- Cho bệnh nhân ngồi xuống ghế, hơi ngửa đầu ra sau, mở to miệng (hoặc có thể yêu cầu bệnh nhân vừa mở miệng vừa nói A...A...A).
- Dùng đè lưỡi để ấn lưỡi bệnh nhân, bộc lộ vùng họng (nếu cần).
- Dùng tăm bông vô trùng quệt vào 3 vị trí: 2 bên amidan và thành sau họng. Tránh chạm vào lưỡi, răng, mặt trong má và tránh chạm vào lưỡi gà gây kích thích phản xạ buồn nôn của bệnh nhân (chú ý lấy tại những vị trí có tấy đỏ hoặc mưng mủ).
- Cho tăm bông vào tube nắp chặt vô trùng rồi gửi ngay đến phòng xét nghiệm.
2.3.2. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm họng mũi
- Cho bệnh nhân ngồi cao ngang tầm ngực. Nếu là trẻ nhỏ thì phải có người lớn bế ngồi lên đùi, kẹp chặt hai chân trẻ vào đùi người bế, một tay giữ hai tay trẻ, tay kia ôm lấy trán và ghì chặt vào ngực mình..
- Để bệnh nhân ngửa đầu ra sau, chếch khoảng 450.
- Một tay giữ cằm cố định tư thế, một tay vừa đẩy vừa xoay tăm bông cán mảnh qua lỗ mũi bệnh nhân (sát về phía cánh mũi), hướng tăm bông hơi chếch xuống dưới. Đưa tăm bông ngập vào trong khoảng bằng 1/2 độ dài đo từ dái tai đến cánh mũi cùng bên, xoay nhẹ rồi từ từ rút tăm bông ra, phải đảm bảo không để bị tụt đầu bông vào khí quản.
- Nếu tăm bông chưa đạt được độ sâu như vậy mà cảm thấy có lực cản thì phải từ từ rút tăm bông ra và lấy lại bệnh phẩm ở mũi bên kia, tuyệt đối không cố gắng đẩy vào sâu hơn.
- Cho tăm bông vào tube vô trùng và chuyển ngay đến phòng xét nghiệm.
2.4. Bảo quản và xử lý bệnh phẩm
Bệnh phẩm tốt nhất nên được cấy vào môi trường thích hợp và nhuộm ngay trong vòng 4 giờ sau khi lấy.
Với trường hợp phải vận chuyển mẫu đi xa, bệnh phẩm phải được đưa vào môi trường vận chuyển như: Stuart-Amies, silicagel... và giữ được tối đa là 48 giờ.
3. QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM DỊCH NGOÁY HỌNG TÌM VI KHUẨN GÂY BỆNH
3.1. Quy trình xét nghiệm dịch ngoáy họng
3.1.1. Nuôi cấy và nhuộm soi
Bệnh phẩm đem nuôi cấy tìm vi khuẩn gây bệnh phải đảm bảo không để bị nhiễm từ môi trường bên ngoài nên phải thực hiện kỹ thuật nuôi cấy trước khi làm tiêu bản nhuộm soi (nếu bệnh phẩm chỉ có 1 que tăm bông duy nhất).
Sơ đồ nuôi cấy phân lập, nhuộm soi
Nhuộm Gram
Cấy phân vùng
Thạch máu (370C/24h, 5-10%CO2) Thạch chocolate ( 370C/24h, 5-10%CO2)
Bắt khuẩn lạc nghi ngờ, nhuộm soi, Định danh, làm kháng sinh đồ