11. TCVN 1532:1993 THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI PHƯƠNG PHÁP THỬ CẢM QUAN
TCVN 1532-1993 thay thế TCVN 1532-86.
TCVN 1532-1993 do Ban Kỹ thuật nông sản biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường ban hành.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử cảm quan áp dụng cho tất cả các loại thức ăn hỗn hợp và nguyên liệu đã chế biến của thức ăn hỗn hợp.
1. Lấy mẫu thử
Theo TCVN 4325-86.
2. Phương pháp thử
2.1. Nội dung phương pháp thử cảm quan là dùng mắt, mũi, lưỡi, tay để xác định phẩm chất thức ăn bằng cảm giác (thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác)
2.2. Xác định màu sắc
Xác định màu sắc được thực hiện dưới ánh sáng tự nhiên tránh trời dâm, mưa.
Chuẩn bị dụng cụ:
1 tờ giấy trắng không kẻ;
1 thước hoặc que thẳng và nhẵn.
Tiến hành thử: lấy 50 g mẫu thức ăn đặt lên tờ giấy trắng không kẻ, lấy thước dàn mỏng thức ăn với độ dày 1- 2 mm, dùng mắt quan sát màu của thức ăn. Màu sắc của mẫu thức ăn phải phù hợp với màu sắc của thành phần nguyên liệu chế biến. Nếu màu sắc của mẫu thức ăn không phù hợp với màu sắc của thành phần nguyên liệu chế biến chứng tỏ thức ăn bị kém phẩm chất, bị lên men, mốc hoặc lẫn tạp chất…
2.3. Xác đinh mùi
Lấy khoảng 50 g mẫu thức ăn để ra tờ giấy trắng sạch và ngửi mùi. Mùi của mẫu thức ăn phụ thuộc vào nguyên liệu phối trộn. Mẫu có mùi thơm đặc trưng của nguyên liệu phối trộn. Mẫu của thức ăn kém phẩm chất là mẫu bị mất mùi hay có mùi đặc trưng của nấm mốc, mùi chua, mùi thối.
Để làm tăng cảm giác về mùi, lấy khoảng 20 g mẫu thử thức ăn cho vào cốc sứ hay cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, đổ nước sôi vào, đậy cốc bằng tấm kính. Để yên 5 phút, sau đó chắt nước đi. Mở nắp kính ra và ngửi mùi.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 1532:1993
THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI
PHƯƠNG PHÁP THỬ CẢM QUAN
Animal feeding stuffs
Sensory test method
TCVN 1532:1993
THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI
PHƯƠNG PHÁP THỬ CẢM QUAN
Animal feeding stuffs
Sensory test method
TCVN 1532-1993 thay thế TCVN 1532-86.
TCVN 1532-1993 do Ban Kỹ thuật nông sản biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường ban hành.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử cảm quan áp dụng cho tất cả các loại thức ăn hỗn hợp và nguyên liệu đã chế biến của thức ăn hỗn hợp.
1. Lấy mẫu thử
Theo TCVN 4325-86.
2. Phương pháp thử
2.1. Nội dung phương pháp thử cảm quan là dùng mắt, mũi, lưỡi, tay để xác định phẩm chất thức ăn bằng cảm giác (thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác)
2.2. Xác định màu sắc
Xác định màu sắc được thực hiện dưới ánh sáng tự nhiên tránh trời dâm, mưa.
Chuẩn bị dụng cụ:
1 tờ giấy trắng không kẻ;
1 thước hoặc que thẳng và nhẵn.
Tiến hành thử: lấy 50 g mẫu thức ăn đặt lên tờ giấy trắng không kẻ, lấy thước dàn mỏng thức ăn với độ dày 1- 2 mm, dùng mắt quan sát màu của thức ăn. Màu sắc của mẫu thức ăn phải phù hợp với màu sắc của thành phần nguyên liệu chế biến. Nếu màu sắc của mẫu thức ăn không phù hợp với màu sắc của thành phần nguyên liệu chế biến chứng tỏ thức ăn bị kém phẩm chất, bị lên men, mốc hoặc lẫn tạp chất…
2.3. Xác đinh mùi
Lấy khoảng 50 g mẫu thức ăn để ra tờ giấy trắng sạch và ngửi mùi. Mùi của mẫu thức ăn phụ thuộc vào nguyên liệu phối trộn. Mẫu có mùi thơm đặc trưng của nguyên liệu phối trộn. Mẫu của thức ăn kém phẩm chất là mẫu bị mất mùi hay có mùi đặc trưng của nấm mốc, mùi chua, mùi thối.
Để làm tăng cảm giác về mùi, lấy khoảng 20 g mẫu thử thức ăn cho vào cốc sứ hay cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, đổ nước sôi vào, đậy cốc bằng tấm kính. Để yên 5 phút, sau đó chắt nước đi. Mở nắp kính ra và ngửi mùi.
Trích dẫn:http://www.oni.vn/XFSYx