05-14-2021, 03:05 PM
QUY TRÌNH KỸ THUẬT HÚT ĐỜM ĐƯỜNG HÔ HẤP DƯỚI BẰNG HỆ THỐNG HÚT KÍN
I. ĐẠI CƯƠNG
Hút đờm là một kỹ thuật cơ bản rất quan trọng ở Người bệnh có can thiệp nội khí quản, mở khí quản trong hồi sức cấp cứu nhằm khai thông và kiểm soát đường thở cho Người bệnh. Hút đờm không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề (tổn thương đường hô hấp, nhiễm trùng, tăng áp lực nội sọ…). Đặc biệt đối với các trường hợp Người bệnh có tổn thương phổi nặng, liệt cơ hô hấp, việc làm gián đoạn đường thở còn làm tăng nguy cơ tử vong cho Người bệnh. II. CHỈ ĐỊNH
Ứ đọng đờm ở Người bệnh thở máy qua ống NKQ, MKQ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh tự thở qua ống NKQ, MKQ
- Người bệnh thở T-tube qua ống NKQ, MKQ
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: 2 điều dưỡng
- 01 điều dưỡng tiến hành kỹ thuật hút đờm
- 01 điều dưỡng phụ vỗ rung, thay đổi tư thế Người bệnh trong quá trình
hút
2. Người bệnh
- Thông báo và giải thích cho Người bệnh hoặc người nhà để Người bệnh
yên tâm tin tưởng và hợp tác khi tiến hành kỹ thuật.
- Hướng dẫn Người bệnh ho, thở sâu, vỗ rung( nếu cần)
- Tư thế Người bệnh thoải mái, thuận tiện cho kỹ thuật.
- Trải khăn dưới cằm Người bệnh
- Tăng oxy 100% cho Người bệnh trước hút 2-3 phút.
3. Dụng cụ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
01 điều dưỡng vỗ rung cho Người bệnh,nghiêng Người bệnh. 01 điều dưỡng tiến hành hút đờm
1. Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang.
- Điều dưỡng 1:
2. Bật máy hút điều chỉnh áp lực.
3. Đi găng sạch, nối ống hút đờm kín với hệ thống hút.
4. Mở khóa hệ thống hút , nhẹ nhàng đưa ống hút vào cho tới khi có sức cản thì rút ra khoảng 1 cm và ấn van hút.
5. Kéo nhẹ ống hút từ từ ra ngoài đồng thời xoay nhẹ ống hút.
6. Lắp bơm tiêm 20 ml có nước muối sinh lý 0,9% hoặc Natribicacbonat 0,14% vào hệ thống hút kín, đợi Người bệnh hít vào hoặc máy đẩy vào thì bơm 2- 5 ml nước vào .
- Điều dưỡng 2:
7. Vỗ rung cho Người bệnh
8. Đặt Người bệnh ngửa thẳng, nghiêng phải, nghiêng trái.
- Điều dưỡng 1:
9. Hút lặp lại 3 tư thế cho đến khi sạch đờm
10. Bơm 10 ml nước muối sinh lý hoặc Natribicacbonat 0,14% tráng sạch ống hút kín.
11. Khóa hệ thống hút kín, tháo dây hút, đậy nắp ống hút kín.
12. Dùng ống hút đòm nối với hệ thống máy hút, hút sạch mũi miệng cho
Người bệnh.
13. Tháo bỏ ống hút, tráng sạch dây máy hút, tắt máy, ngâm ống hút vào xô
đựng dung dịch khử khuẩn, ngâm đầu dây vào chai nước muối rửa.
14. Tháo bỏ găng, đặt Người bệnh tư thế thoải mái, nằm đầu cao 300 .
15.Thu dọn dụng cụ, rửa tay.
16. Ghi phiếu theo dõi chăm sóc Người bệnh.
VI. THEO DÕI
- Tình trạng Người bệnh:
+ Khi hút đờm không xảy ra tai biến gì.
+ Sau khi hút đờm mạch, nhịp thở, SpO2 ổn định.
- Ngày, giờ hút đờm.
- Số lượng, tính chất đờm
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Tụt SpO2: trước khi hút cần tăng FiO2 lên 100% trong 2-3 phút
- Tổn thương đường hô hấp: chú ý tiến hành hút nhẹ nhàng, kiểm tra áp lực máy hút đảm bảo từ - 80 mm Hg đến – 120 m m Hg
- Nhiễm khuẩn: đảm bảo quy trình hút đờm đúng kỹ thuật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quốc Anh( 2012), “ Bảng kiểm kỹ thuật hút đờm dãi có mở khí quản, nội khí quản‖, Bảng kiểm các quy trình kỹ thuật cơ bản chăm sóc Người bệnh, Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội , trang 21.
2. Vũ Văn Đính (1999), “Hút dịch khí quản‖,Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện tập I , Nhà xuất bản y học,trang 25-26.
3. Nguyễn Đạt Anh (2009), “Kỹ thuật hút đờm‖.Điều dưỡng hồi sức cấp cứu, Bộ Y tế, Nhà xuất bản giáo dục, trang194-199.