05-14-2021, 04:03 PM
QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÔNG KHÍ NHÂN TẠO XÂM NHẬP ÁP LỰC
DƯƠNG LIÊN TỤC (CPAP)
I. ĐỊNH NGHĨA/ĐẠI CƯƠNG
- CPAP (Continuous Positive Airway Pressure – CPAP ) là phương thức thở
tự nhiên duy trì 1 áp lực đường thở dương liên tục ở cả thì hít vào và thở ra.
- Trong kiểu thở CPAP tần số thở, thời gian thở vào, thở ra , thể tích lưu
thông do Người bệnh quyết định
- CPAP được dùng nhiều trong suy hô hấp cấp ở trẻ em, và cả ở người lớn trong trường hợp suy hô hấp câp mức độ nhẹ và trung bình, với ưu điểm là rất dễ dùng, ít biến chứng, giá thành rẻ nêm CPAP còn được dùng để cấp cứu tại nhà, hay trên đường vận chuyển.
CPAP cũng là 1 phương thức cai thở máy, những Người bệnh khó cai thở máy, đã được cai máy bằng PSV và SIMV và giảm dần hỗ trợ nhưng chưa bỏ được máy lúc đó ta sẽ cho Người bệnh thở CPAP để giảm tiếp mức hỗ trợ cho Người bệnh.
II. CHỈ ĐỊNH
- suy hô hấp cấp mức độ nhẹ và trung bình ( viêm phế quản phổi ở trẻ em,
đợt cấp của COPD, hen phế quản nhẹ, phù phổi cấp huyết động….)
-Người bệnh cai thở máy bằng PSV và SIMV và đã giảm dần hỗ trợ tuy nhiên không bỏ được máy.
- Thử nghiệm CPAP còn dùng để đánh giá khả năng thôi thở máy
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Rối loạn ý thức không hợp tác
- Ngừng thở, liệt cơ hô hấp
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: 01 Bác sỹ và 01 điều dưỡng chuyên khoa Hồi sức cấp cứu hoặc đã được đào tạo về thở máy.
2. Phương tiện: máy tạo CPAP hoặc van CPAP Boussignac
2.1.Vật tư tiêu hao
- Oxy thở máy (ngày chạy 24 giờ) hoặc bình oxy kèm đồng hồ nếu dùng van
Boussignac khi cấp cứu ngoại viện
- Mũ phẫu thuật: 03 chiếc
- Filter lọc khuẩn ở dây máy thở: 01 cái
- Dây truyền huyết thanh: 01 cái - MDI adapter: 01 chiếc
- Bộ dây máy thở: 01 bộ
- Găng tay vô khuẩn: 03 đôi - Khí nén (ngày chạy 24 giờ)
- Găng tay sạch: 05 đôi - Bộ làm ẩm nhiệt: 01 chiếc
- Gạc tiểu phẫu N2: 05 túi - Filter lọc bụi máy thở: 01 chiếc
- Khẩu trang phẫu thuật: 03 chiếc - Xà phòng rửa tay
2.2. Dụng cụ cấp cứu
- 01 bộ mở màng phổi dẫn lưu khí
2.3. Các chi phí khác
- Tiêu hao điện, nước
- Phí hấp, rửa dụng cụ
- Xử trírác thải y tế và rác thải sinh hoạt
3. Người bệnh:
3.1. Giải thích cho Người bệnh (nếu Người bệnh còn tỉnh táo) và gia đình/người đại diện hợp pháp của Người bệnh về sự cần thiết và các nguy cơ của thở máy. Người bệnh/đại diện của Người bệnh ký cam kết thực hiện kỹ thuật.
3.2. Tư thế Người bệnh: Người bệnh nằm đầu cao 30 độ (nếu không có tụt huyết áp), nằm đầu bằng nếu tụt huyết áp
3.3. Thở máy tại giường bệnh
4. Hồ sơ bệnh án:
Giải thích về kỹ thuật cho Người bệnh, gia đình Người bệnh và kí cam kết
đồng ý kỹ thuật, phiếu ghi chép theo dõi thủ thuật.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định và giấy cam kết đồng ý tham gia kỹ thuật
2. Kiểm tra Người bệnh: các chức năng sống, xem có thể tiến hành thủ thuật
được không.
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Đặt các thông số máy thở ban đầu
Ghi lại đầy đủ các thông số của phương thức thở máy đang được thực hiện trước khi chuyển sang phương thức thở CPAP.
- FiO2 đặt bằng với FiO2 thở trước đó của NGƯỜI BỆNH
- Đặt CPAP 5 ( PS =0 và PEEP=5cmH2O)
3.2. Tiến hành cho Người bệnh thở máy
Theo dõi SpO2, mạch, huyết áp, nhịp thở, vte. Làm xét nghiệm khí trong máu
3.3. Điều chỉnh thông số máy thở
3.3.1 PaO2 giảm
- Tăng FiO2 mỗi 10% để đạt SpO2 > 92%.
-Tăng CPAP mỗi lần 1cmH2O.
3.3.2 PaO2 tăng
Giảm FiO2 mỗi 10% để đạt SpO2 > 92%
3.3.3 PaCO2 tăng (pH <7,3)
Tăng CPAP mỗi lần 1cmH2O.
3.3.4 PaCO2 giảm (pH>7,45)
Giảm CPAP mỗi lần 1cmH2O.
3.3.5 Nhịp thở > 30 lần/phút (loại trừ nguyên nhân tắc đờm, co thắt...)
tăng CPAP mỗi lần 1cmH2O.
3.3.6 Nếu Người bệnh ổn định giảm CPAP mỗi 1cmH2O mỗi 12 giờ. Khi
CPAP =0 cmH2O thì bỏ máy cho Người bệnh.
3.4. Nếu Người bệnh cai máy thất bại: cần đánh giá thêm
3.4.1 Ống NKQ
Xem xét ống NKQ có nhỏ không?, Có tắc NKQ không?
3.4.2 Khí máu
- Tránh kiềm chuyển hóa
- NGƯỜI BỆNH có tăng PaCO2, giữ PaCO2 trên mức giá trị nền của NGƯỜI BỆNH
3.4.3 Dinh dưỡng
- Hỗ trợ đủ năng lượng
- Tránh rối loạn điện giải
- Tránh thừa năng lượng
3.4.4 Đờm
- Hút sạch đờm
-Tránh mất nước nặng
3.4.5 Vấn đề thần kinh cơ
- Tránh sử dụng các thuốc làm yếu cơ (thuốc giãn cơ, nhóm
aminoglycosid, clindamycin) ở NGƯỜI BỆNH yếu cơ
- Tránh sử dụng corticoid nếu không cần thiết.
3.4.6 Tắc nghẽn đường thở
- Loại trừ dị vật đường thở
- Sử dụng thuốc giãn phế quản nếu cần
3.4.7 Ý thức NGƯỜI BỆNH
Tránh dùng quá liều thuốc an thần
3.4.8 Cai thở máy vào buổi sáng
VI. THEO DÕI
- Mạch, huyết áp, điện tim (trên máy theo dõi), SpO2: thường xuyên.
- Xét nghiệm khí trong máu: làm định kỳ (12 – 24 giờ/lần) tùy theo tình trạng Người bệnh, làm cấp cứu khi có diễn biến bất thường.
- Hoạt động của máy thở, các áp lực đường thở, báo động.
- X quang phổi: chụp 1 – 2 ngày/lần, chụp cấp cứu khi có diễn biến bất
thường.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG
1.Tụt huyết áp.
Xử trí: truyền dịch, dùng vận mạch nếu cần.
2.Chấn thương áp lực (tràn khí màng phổi):
Xử trí: đặt dẫn lưu màng phổi cấp cứu, hút dẫn lưu liên tục.
3.Tổn thương phổi do thở máy: cai thở máy sớm
4.Nhiễm khuẩn liên quan thở máy: tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn bệnh viện.
Điều trị kháng sinh sớm và theo nguyên tắc xuống thang khi xuất có nhiễm khuẩn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Gia Bình (2012), cai thở máy, kỹ thuật thở máy và hồi sức hô hấp, nhà xuất bản y học , trang 32-40.
2. Ashfaq Hasan (2010), ―The Conventional Modes of Mechanical Ventilation‖,
Understanding Mechanical Ventilation, Springer, Chapter 4, 71-113.
3. Ashfaq Hasan (2010) , ―Discontinuation of Mechanical Ventilation‖,
Understanding Mechanical Ventilation, Springer, Chapter 12, 393-414.
4. Robert C Hyzy (2012) [Internet], ―Modes of mechanical ventilation‖, [updated18.6.2012], Uptodate Reference. Available from: http://www.uptodate.com/contents/modes-of-mechanical- ventilation?source=search_result&search=ventilation&selectedTitle=2~150