05-14-2021, 04:30 PM
QUY TRÌNH KỸ THUẬT HUY ĐỘNG PHẾ NANG BẰNG
PHƯƠNG THỨC CPAP 40 CMH2O TRONG 40 GIÂY
I. ĐỊNH NGHĨA/ĐẠI CƯƠNG
- Huy động phế nang (HĐPN) hay còn gọi là mở phổi là phương pháp sử dụng mức áp lực dương liên tục đủ cao trong một khoảng thời gian nhất định để mở các phế nang không có thông khí hoặc thông khí kém tham gia vào quá trình trao đổi khí.
- HĐPN bằng CPAP 40/40 Người bệnh (NGƯỜI BỆNH) được thở
trên nền một áp lực dương liên tục 40cmH2O trong một khoảng thời gian
40 giây.
- Phương pháp này đã được chứng minh có hiệu quả cải thiện oxy hóa máu, dễ thực hành trên lâm sàng và an toàn.
II. CHỈ ĐỊNH
- NGƯỜI BỆNH tổn thương phổi cấp
- NGƯỜI BỆNH suy hô hấp cấp tiến triển ARDS
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh phổi hạn chế.
- Có tràn khí màng phổi.
- Huyết áp trung bình < 60mmHg và không đáp ứng với các biện pháp hồi sức.
- Có chống chỉ định dùng thuốc an thần giãn cơ.
- Có tăng áp lực nội sọ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
01 Bác sỹ và 01 điều dưỡng chuyên khoa Hồi sức cấp cứu hoặc đã được đào tạo về thở máy.
2. Phương tiện:
2.1.Vật tư tiêu hao
- Oxy thở máy (ngày chạy 24 giờ) - Mũ phẫu thuật: 03 chiếc
- Filter lọc khuẩn ở dây máy thở: 01 cái
- Dây truyền huyết thanh: 01 cái - MDI adapter: 01 chiếc
- Bộ dây máy thở: 01 bộ
- Găng tay vô khuẩn: 03 đôi - Khí nén (ngày chạy 24 giờ)
- Găng tay sạch: 05 đôi - Bộ làm ẩm nhiệt: 01 chiếc
- Gạc tiểu phẫu N2: 05 túi - Filter lọc bụi máy thở: 01 chiếc
- Khẩu trang phẫu thuật: 03 chiếc - Xà phòng Savondoux rửa tay
2.2. Dụng cụ cấp cứu
01 bộ mở màng phổi dẫn lưu khí
2.3. Các chi phí khác
- Tiêu hao điện, nước
- Phí hấp, rửa dụng cụ
- Xử trírác thải y tế và rác thải sinh hoạt
3. Người bệnh:
3.1. Giải thích cho Người bệnh (nếu Người bệnh còn tỉnh táo) và gia đình/người đại diện hợp pháp của Người bệnh về sự cần thiết và các nguy cơ của thở máy. Người bệnh/đại diện của Người bệnh ký cam kết thực hiện kỹ thuật.
3.2. Tư thế Người bệnh: Người bệnh nằm đầu cao 30 độ (nếu không có tụt huyết áp), nằm đầu bằng nếu tụt huyết áp.
3.3. Thở máy tại giường bệnh
4. Hồ sơ bệnh án:
Giải thích về kỹ thuật cho Người bệnh, gia đình Người bệnh và kí cam kết đồng ý kỹ
thuật, phiếu ghi chép theo dõi thủ thuật.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định và giấy cam kết đồng ý tham gia kỹ thuật
2. Kiểm tra Người bệnh: các chức năng sống, xem có thể tiến hành thủ thuật
được không.
3. Thực hiện kỹ thuật
- NGƯỜI BỆNH được thông khí nhân tạo theo quy trình thở máy ARDS
- Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm (xem quy trình đặt catheter tính mạch trung tâm)
- Đặt catheter động mạch theo dõi huyết áp liên tục (xem quy trình đặt
catheter động mạch)
- Khi HATB ≥ 65mmHg, thủ thuật HĐPN được tiến hành.
- NGƯỜI BỆNH được dùng an thần (midazolam, propofol) và giãn cơ ngắn
(Tracrium)
- Khi NGƯỜI BỆNH không còn khả năng khởi động nhịp máy thở, tiến
hành HĐPN bằng CPAP với PEEP là 40 cmH2O trong 40 giây.
+ Chuyển chế độ thở hiện tại của NGƯỜI BỆNH sang chế độ CPAP, đưa
áp lực đường thở lên 40cmH20 trong 40 giây
+ Sau HĐPN chuyển lại phương thức thở trước HĐPN
VI. THEO DÕI
- Trước trong và sau quá trình làm thủ thuật theo dõi liên tục mạch, SpO2 và
điện tim trên máy theo dõi.
- Chụp lại XQ phổi sau tiến hành thủ thuật để kiểm tra biến chứng tràn khí
màng phổi, tràn khí trung thất. Phim được chụp tối thiểu sau 15 phút kể từ
khi làm biện pháp HĐPN.
- Xét nghiệm khí máu trước, sau 15 phút, sau 3 giờ HĐPN
- Hoạt động của máy thở, các áp lực đường thở, thể tích,báo động.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG
1. Tụt HA: thường xảy ra thoáng qua trong quá trình HĐPN, sau HĐPN
2-3 phút HA trở lại giá trị trước HĐPN.
2. SpO2 < 85%. Xử trí ngừng thủ thuật.
3. Nhịp chậm < 40 lần/phút hoặc nhịp giảm hơn 20% so với nhịp trước khi làm thủ thuật HĐPN. Xử trí ngừng thủ thuật.
4. Xuất hiện loạn nhịp tim đe dọa tính mạng NGƯỜI BỆNH. Xử trí ngừng thủ thuật.
5. Chấn thương áp lực: mở màng phổi dẫn lưu khí cấp cứu và hút liên tục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Cường (2012), đánh giá hiệu quả oxy hóa máu của biện pháp huy động phế nang bằng phương pháp CPAP 40 cmH20 trong 40 giây ở Người bệnh suy hô hấp cấp tiến triển, Luận văn thạc sỹ y học chuyên nghành Hồi sức cấp cứu, trường Đại Học Y Hà Nội.
2. Grasso S, Mascia L, Del Turco M, et al, (2002), ― Effects of recruiting maneuvers in patient with acute respiratory distress syndrome ventilated with protective ventilatory strategy‖ Anesthesiology, 96:
795-802.
3. Lê Đức Nhân (2012), Nghiên cứu hiệu quả của chiến lược ―mở phổi‖ và chiến lược ARDS Network trong thông khí nhân tạo Người bệnh suy hô hấp cấp tiến triển, Luận án tiến sỹ y học chuyên ngành Hồi sức cấp cứu, Trường Đại học Y Hà Nội.