Ngày ngày 01/11/2017 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4969/QĐ-BYT về nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện và khảo sát hài lòng người bệnh, nhân viên y tế năm 2017.
Nội dung gồm 3 phần:
– Phần A: Thông tin, số liệu hoạt động bệnh viện;
– Phần B: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện; áp dụng theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam (bản 2.0 ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
– Phần C: Khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế; áp dụng theo mẫu phiếu số 1, 2, 3 và tài liệu hướng dẫn phương pháp khảo sát hài lòng (ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
Theo đó (phần B) Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện; áp dụng theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam (bản 2.0 ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
Trong Bộ tiêu chí có 2 chương về “Chất lượng xét nghiệm” bao gồm:
C8.1 Bảo đảm năng lực thực hiện các xét nghiệm theo phân tuyến kỹ thuật
C8.2 Thực hiện quản lý chất lượng các xét nghiệm
Xem nội dung đầy đủ tại đây: Quyết định số 6858/QĐ-BYT
Trong đó được phân thành các mức từ mức 1 đến mức 5. Để đạt được mức chất lượng từ mức 3 trở lên chúng tôi đưa ra các hướng dẫn dựa trên các yêu cầu của mức 3 như sau:
6. Bảo đảm chạy mẫu nội kiểm trước khi thực hiện xét nghiệm cho người bệnh.
- Các khoa cần thực hiện các mẫu nội kiểm (QC) cho tất cả các xét nghiệm đang thực hiện trước khi phân tích mẫu bệnh nhân. Trong đó tập chung vào các xét nghiệm chính như Sinh hóa, Huyết học, Đông máu, Miễn dịch, vi sinh…
7. Kết quả chạy mẫu nội kiểm được ghi lại trong sổ nhật ký.
- Tất cả các kết quả nội kiểm này phải được ghi chép lại trong các biểu mẫu kết quả QC cho từng máy, từng nhóm xét nghiệm. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp các biểu mẫu này cho các bạn.
8. Bệnh viện có quy định bằng văn bản và thực hiện ngoại kiểm.
- Khoa cần xây dựng Quy trình quản lý về việc thực hiện mẫu ngoại kiểm.
9. Có hoạt động thống kê, phân tích và tính độ lệch chuẩn.
- Đây là phần rất quan trọng. Không chỉ ghi chép các kết quả nội kiểm mà các kết quả nội kiểm này phải được phân tích, vẽ biểu đồ, xác định các vi phạm quy luật Westgard (nếu có), tính toán các giá trị SD, CV cho từng xét nghiệm. Đây là công việc tương đối phức tạp, hiện nay hầu hết các bệnh viện thực hiện vẽ biểu đồ bằng tay hoặc trên Excel. Tuy nhiên hạn chế là mất khá nhiều thời gian và chưa phân tích được các quy luật Westgard. Do vậy chúng tôi đã xây dựng và cung cấp phần mềm quản lý và phân tích dữ liệu nội kiểm QUANGLAB-IQC. Phần mềm này được các bệnh viện đang sử dụng đánh giá rất cao. Đặc biệt vừa qua phần mềm đã đạt giải 3 “Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hải Dương” lần thứ X (2016-2017). Phần mềm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu như: lưu dữ liệu nội kiểm, vẽ biểu đồ Levey-Jennings, xác định các vi phạm quy luật Westgard và một số tính năng chuyên sâu. Các bạn có thể xem thêm tính năng của phần mềm tại đây.
10. Đã thiết lập hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm (tổ chức, phân công nhiệm vụ, xây dựng quy trình, tài liệu hướng dẫn, đào tạo…).
- Khoa cần thiết lập hệ thống QLCL theo Bộ tiêu chí 2429 hoặc ISO 15189:2012. Bằng việc xây dựng và ban hành các Sổ tay chất lượng, sổ tay dịch vụ khách hàng, các Quy trình quản lý, các biểu mẫu, các hướng dẫn… Hiện chúng tôi cung cấp dịch vụ xây dựng Hệ thống QLCL theo bộ tiêu chí 2429 và ISO 15189.
11. Có đăng ký tham gia và thực hiện chương trình ngoại kiểm với trung tâm kiểm chuẩn đã được cấp phép hoạt động.
- Bệnh viện cần có các văn bản quy định thực hiện ngoại kiểm và có các hợp đồng ngoại kiểm với các trung tâm kiểm chuẩn như Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học – Trường Đại học Y Hà Nội, Trung tâm kiểm chuẩn thành phố Hồ Chí Minh…
12. Có thực hiện hiệu chuẩn thiết bị xét nghiệm theo định kỳ và đột xuất nếu có phát hiện sai lệch.
- Các thiết bị cần được hiệu chuẩn. Với các thiết bị có thể hiệu chuẩn tại Việt Nam như Pipet, tủ lạnh, tủ ấm, tủ sây, cân, nồi hấp…thì cần thuê các đơn vị có chức năng hiệu chuẩn và dán tem hiệu chuẩn. Với các thiết bị xét nghiệm phức tạp như máy Hóa sinh, miễn dịch, huyết học…thì cần có biên bản hiệu chuẩn của các hãng, nhà cung cấp cho chính thiết bị đó.
13. Nếu phát hiện máy có sai lệch, bệnh viện có hiệu chỉnh hoặc có hình thức/biện pháp xử lý khắc phục ngay để bảo đảm chất lượng xét nghiệm và ghi hồ sơ đầy đủ.
- Ghi chép vào các biểu mẫu hành động khăc phục các sự cố nội kiểm, thiết bị sảy ra.
14. Có nhân viên chuyên trách/kiêm nhiệm về chất lượng xét nghiệm được đào tạo về quản lý chất lượng xét nghiệm (có chứng chỉ).
- Phân công nhân viên Quản lý chất lượng. Nhân viên này cần được đào tạo và có chứng chỉ về quản lý chất lượng.
15. Nhân viên khoa xét nghiệm tham gia đào tạo liên tục đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế.
- Tất cả các nhân viên trong khoa cần được tham gia các khóa đào tạo liên tục theo Thông tư 22/2013/TT-BYT hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận tham gia.
16. Tiến hành đào tạo và đào tạo liên tục cho nhân viên xét nghiệm về các kỹ thuật mới triển khai tại bệnh viện (nếu có).
- Cần có bằng chứng về việc đào tạo nội bộ và đào tạo từ bên ngoài về các kỹ thuật mới triên khai (nếu có).
Trên đây là một số hướng dẫn ngắn gọn của chúng tôi để đạt tối thiểu mức chất lượng 3 theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam v2.0 năm 2016.
Mọi khó khăn vướng mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sâu hơn.
Công ty TNHH Chất lượng xét nghiệm Y học: chatluongxetnghiem@gmail.com
Nguyễn Văn Quang/ 0981.109.635 /nguyenvanquang.lab@gmail.com
Cao Văn Tuyến/ 0978.336.115 /0913.334.212 /tuyenlab@gmail.com