09-07-2012, 11:30 PM
1. Nguồn gốc và vai trò của GGT:
GGT là enzym gắn với màng tế bào, có ở các tổ chức và cao nhất ở tế bào ống thận ( gấp 12 lần ở tuỵ, 25 lần ở gan ), có lẽ có vai trò sinh lý trong chuyển vận acid amin. Nhiều chất khác nhau có thể cảm ứng vớu GGT ( các oestrogen, các thuốc ngủ, thuốc an thần, các chất sinh ung thư, rượu).
GGT thường được dùng trong chẩn đoán các bệnh tắc mật.
GGT có trọng lượng phân tử nhỏ, nên có thể đào thải theo nước tiểu, nhưng có sự tăng theo khoảng thứ tự thời gian trong ngày: Sáng, chiều, tối và đêm.Vì vậy khi làm xét nghiệm GGT niệu cần lấy nước tiểu 24 giờ.
2. Nguyên tắc kỹ thuật:
3. Hoá chất:
• Thuốc thử R1:
Dung dịch đệm tris pH8,25 : 100 mmol/l
Glycylglycine : 100 mmol/l
• Thuốc thử R2:
Gama – glutamyl – 3carboxy – 4nitroanilide: 4 mmol/l
Hoá chất thuốc thử được bảo quản ở 2oC – 8oC.
4. Tiến hành xét nghiệm:
Trước khi làm xét nghiệm, pha dung dịch làm (Working reagent) theo tỷ lệ 4R1 + 1R2
Sau đó cho vào 1 ống nghiệm sạch
1 ml dung dịch working reagent
100 µl huyết thanh
Lắc đều, ở nhiệt độ 37oC trong 2 phút, rồi đem đo trên máy phân tích ở bước sóng 405nm, theo phép đo kinetic với 3 điểm đo sau 1 phút, 2 phút và 3 phút.
Kết quả hoạt độ enzym GGT = DA x 1158 (Đơn vị U/l)
5. Nhận định kết quả:
• Bình thường GGT < 50 (U/l)
• Tăng trong các bệnh về gan: Viêm gan virus, Tổn thương gan do nhiễm độc cấp do các nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt trong viêm gan do rượu GGT tăng rất cao. Nếu cai rượu, GGT giảm dần.
- Ngoài ra GGT còn tăng trong các bệnh viêm gan mạn, trong vàng da tắc mật, trong ung thư gan di căn, trong rối loạn tuần hoàn gan, trong nhiễm trùng cấp tính, mạn tính, trong các bệnh viên tuỵ cấp, mạn, trong u tuỵ ác tính.
Chú ý: GGT có thẻ giảm trong các bệnh viêm thận kẽ mạn tính, trong viêm cầu thận mạn tính, viêm bể thận, thận nang, thận xơ teo.
GGT là enzym gắn với màng tế bào, có ở các tổ chức và cao nhất ở tế bào ống thận ( gấp 12 lần ở tuỵ, 25 lần ở gan ), có lẽ có vai trò sinh lý trong chuyển vận acid amin. Nhiều chất khác nhau có thể cảm ứng vớu GGT ( các oestrogen, các thuốc ngủ, thuốc an thần, các chất sinh ung thư, rượu).
GGT thường được dùng trong chẩn đoán các bệnh tắc mật.
GGT có trọng lượng phân tử nhỏ, nên có thể đào thải theo nước tiểu, nhưng có sự tăng theo khoảng thứ tự thời gian trong ngày: Sáng, chiều, tối và đêm.Vì vậy khi làm xét nghiệm GGT niệu cần lấy nước tiểu 24 giờ.
2. Nguyên tắc kỹ thuật:
γGT
γ Glutamyl – 3 carboxy – 4 nitroanilide + glycylglycine ------------------------> γGlutamin glycylglycine + 5 amino – 2 nitrobenzoate
phức hợp tạo thành trong quá trình phản ứng có độ đục tăng dần, được xác định ở bước sóng 405 theo phương pháp đo kinetic. γ Glutamyl – 3 carboxy – 4 nitroanilide + glycylglycine ------------------------> γGlutamin glycylglycine + 5 amino – 2 nitrobenzoate
3. Hoá chất:
• Thuốc thử R1:
Dung dịch đệm tris pH8,25 : 100 mmol/l
Glycylglycine : 100 mmol/l
• Thuốc thử R2:
Gama – glutamyl – 3carboxy – 4nitroanilide: 4 mmol/l
Hoá chất thuốc thử được bảo quản ở 2oC – 8oC.
4. Tiến hành xét nghiệm:
Trước khi làm xét nghiệm, pha dung dịch làm (Working reagent) theo tỷ lệ 4R1 + 1R2
Sau đó cho vào 1 ống nghiệm sạch
1 ml dung dịch working reagent
100 µl huyết thanh
Lắc đều, ở nhiệt độ 37oC trong 2 phút, rồi đem đo trên máy phân tích ở bước sóng 405nm, theo phép đo kinetic với 3 điểm đo sau 1 phút, 2 phút và 3 phút.
Kết quả hoạt độ enzym GGT = DA x 1158 (Đơn vị U/l)
5. Nhận định kết quả:
• Bình thường GGT < 50 (U/l)
• Tăng trong các bệnh về gan: Viêm gan virus, Tổn thương gan do nhiễm độc cấp do các nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt trong viêm gan do rượu GGT tăng rất cao. Nếu cai rượu, GGT giảm dần.
- Ngoài ra GGT còn tăng trong các bệnh viêm gan mạn, trong vàng da tắc mật, trong ung thư gan di căn, trong rối loạn tuần hoàn gan, trong nhiễm trùng cấp tính, mạn tính, trong các bệnh viên tuỵ cấp, mạn, trong u tuỵ ác tính.
Chú ý: GGT có thẻ giảm trong các bệnh viêm thận kẽ mạn tính, trong viêm cầu thận mạn tính, viêm bể thận, thận nang, thận xơ teo.