KỸ THUẬT NHUỘM ZIEHL-NEELSEN CẢI TIẾN
1. Nguyên tắc:
- Các trùng bào tử đường ruột (Cryptosporidium, Cyclospora ...) khó được xác định bằng cách soi phân trực tiếp. Vì vậy, người ta dùng phương pháp nhuộm để tạo sự tương phản giữa màu của KST và nền cặn bã phân.
- Kỹ thuật nhuộm Ziehl-neelsen cải tiến được dùng dựa trên đặc điểm kháng acid của các KST này. Nguyên tắc của kỹ thuật nàu là nhuộm tiêu bản phân bằng carbon fuschin, sau đó tẩy màu và nhuộm nền tiêu bản bằng màu xanh. Do có tính kháng acid nên các trùng bào tử giữ lại màu hồng của fuschin.
- Kỹ thuật nhuộm Ziehl-neelsen cải tiến có thể áp dụng cho phân tươi, hoặc phân được cố định trong formon, hoặc các loại bệnh phẩm khác như dịch hút tá tràng, mật, đàm (đờm).
2. Chuẩn bị:
+ Dụng cụ
- Kính hiển vi
- Lam kính
- Giá đựng lam kính
- Que tăm bông
- Găng tay
+ Hoá chất
- Methanol
- Carbon-fuchsin
- Acid Chlorhydric
- Cồn ethylic 950
- Xanh Malachit 1% hoặc Methylen 1%.
a, Pha Carbon Fuchsin
- Dung dịch A:
Fuchsin 0,3g
Cồn ethylic 950 10ml
- Dung dịch B:
Phenol tinh thể 5g
Nước cất 100ml
- Trộn 10ml dung dịch A với 90ml B lại với nhau.
- Bảo quản được một năm ở nhiệt độ phòng.
b, Pha dung dịch xanh Malachit
Xanh Malachit 1g
Nước cất 100ml
Có thể thay xanh Malachit bằng xanh Methylen.
Bảo quản được một năm ở nhiệt độ phòng.
c, Pha dung dịch cồn – acid chlorhydric
acid chlorhydric 3ml
Cồn ethylic 950 97ml
3. Tiến hành quy trình
1. Làm phết phân mỏng trên lam kính.
2. Để khô ngoài không khí.
3. Cố định bằng Methanol trong 5 phút.
4. Để khô ngoài không khí.
5. Nhuộm với carbon-Fuchsin trong 5 phút
6. Rửa lam kính với nước.
7. Tẩy màu bằng cồn-acid chlorhydric cho tới khi màu không trôi ra nữa.
8. Rửa dưới vòi nước chảy.
9. Nhuộm tiêu bản với 1% xanh Malachit trong 30 giây
10. Rửa tiêu bản dưới vòi nước. Để cho khô.
11. Quan sát tiêu bản với vật kính x40: Trứng nang Cryptosporidium có màu hồng nhạt đến màu đỏ, kích thước 4 - 6 m, bên trong nang có thể thấy 4 thoa trùng.
4. Các nguyên nhân gây ảnh hưởng kết quả.
- Nếu làm phết phân quá dày, thuốc nhuộm có thể không ngấm vào tất cả các KST, có thể làm sai lệch kết quả.
- Khi tẩy màu, nếu tẩy kỹ quá (thời gian tẩy kéo dài hoặc nồng độ acid đậm) sẽ làm cho KST không còn bắt màu sau khi nhuộm.
- Nếu nhiễm nhẹ, có thể không tìm thấy KST. Nên xét nghiệm 3 lần, mỗi lần cách nhau vài ngày để không bỏ sót ca bệnh.
Nguồn: Ths.BS. Nguyễn Thị Thanh Hải - Khoa XN - HMTU