Vào thập niên 1950, tại Anh và Hà lan, các nhà nghiên cứu thuộc ngành thú y phát hiện được một tác nhân thuộc nhóm vi khuẩn Streptococcus gây viêm màng não và viêm khớp ở heo. Đây là nhóm liên cầu được xếp vào nhóm D theo phân loại của Lancefied và được đặt tên là Streptococcus suis (liên cầu khuẩn heo - theo tiếng latin « suis » nghĩa là heo). Ngày nay, nhiễm Streptococcus suis ở heo được ghi nhận tại Mỹ, Canada, các nước Tây Âu, Nhật, Trung quốc, Hồng kông... Streptococcus suis bệnh ở heo bao gồm viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm nội tâm mạc và viêm khớp.
Cho đến năm 1968, những trường hợp nhiễm Strep.suis ở người được mô tả lần đầu tại Đan mạch. Sau đó, bệnh được ghi nhận ở người như là một bệnh lây truyền từ động vật sang người tại nhiều nơi trên thế giới.
Tính đền năm 2007, trên toàn thế giới ghi nhận được khoảng 400 trường hợp người nhiễm Streptococcus suis hầu hết là ở châu Âu và Châu Á.
1. Hình thể và tính chất bắt màu
Hình ảnh mô phỏng Streptococcus suis
Hình ảnh nhuộm khuẩn lạc Streptococcus suis
Streptococcus suis là cầu trùng Gram dương có hình cầu hoặc bầu dục, đứng riêng lẽ hay xếp thành đôi, chuỗi ngắn. S.suis được phân chia thành 35 type huyết thanh khác nhau ở thành phần polysaccharides tạo thành kháng nguyên ở vách tế bào. Các type huyết thanh này được đánh số thứ tự từ 1 đến 34 và type ½ . Trong số đó, type 2 được ghi nhận là type huyết thanh thường gây bệnh cho heo và người.
Hình ảnh nhuộm bệnh phẩm chứa Streptococcus suis
2. Tính chất sinh học và nuôi cấy
Streptococcus suis kỵ khí không bắt buộc, mọc được trong điều kiện kỵ khí lẫn hiếu khí nhưng không thể mọc trong dung dịch có chứa 6,5% NaCl. Liên cầu khuẩn heo mọc thành những khúm nhỏ với đường kính khoảng 0,5-1 mm, màu xanh nhạt hay trong suốt và nhầy. Trên thạch máu cừu tạo ra những vùng tiêu huyết không hoàn toàn (tiêu huyết α). Riêng Streptococcus suis type 2 gây tiêu huyết α (tiêu huyết không hoàn toàn) trên thạch máu cừu trong khi đó gây tiêu huyết β trên thạch máu ngựa (tiêu huyết hoàn toàn).
Streptococcus suis mọc trên thạch máu
Trong điều kiện nhiệt độ 60 độ C, Streptococcus suis sống được trong vòng 10 phút, ở nhiệt độ 50 độ C – 2 giờ và sống trong xác súc vật đến 6 tuần ở 10 độ C. Dưới nhiệt độ là 0 độ C, liên cầu khuẩn heo sống trong bụi 1 tháng và trong phân – hơn 3 tháng. Trong khi đó, ở nhiệt độ 25 độ C - sống được 24 giờ trong bụi vài ngày trong phân. Streptococcus suis bị diệt dễ dàng dưới tác dụng của chất tẩy pha loãng 5%.
Trong phòng xét nghiệm, 4 loại xét nghiệm sinh hoá: Voges- Proskauer, Salicin, Trehalose và 6,5% NaCl được sử dụng để phân biệt các type huyết thanh. Tuy nhiên, để định danh và xác định type huyết thanh chính xác, người ta phải sử dụng phối hợp nhiều phản ứng sinh hoá : Phản ứng vách, kết tủa mao mạch hay đồng ngưng kết.
3. Khả năng gây bệnh
Biểu hiện Nhiễm liên cầu khuẩn heo thường gặp ở người là thể viêm màng não mủ. Những nghiên cứu ở các nườc khác nhau trên thế giới đều ghi nhận viêm màng não mủ chiếm tỉ lệ cao ở bệnh nhân nhiễm
Streptococcus suis: từ 48% (Yu - tại Trung quốc) , 71% (Chang - tại Nhật) đến 84%(Kay - tại Hồng kông) hay 85% (Wals - tại Anh).
3.1- Viêm màng não mủ:
Ngoài những biểu hiện lâm sàng chung tương tự bệnh viêm màng não mủ do các vi khuẩn khác gây ra như : Sốt kèm ớn lạnh, nhức đầu, nôn ói, rối loạn tri giác, nói nhảm, la hét, dấu màng não, tam chứng màng não, dấu thần kinh định vị (yếu liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não : dây III, IV, VI, VII), viêm màng não mủ do liên cầu khuẩn heo thường gây giảm thính lực với biểu hiện ù tai, lãng tai 1 phần hay điếc hoàn toàn cả hai tai. Tỉ lệ bệnh nhân giảm thính lực dao động từ 50,5% tại Châu Âu đến 51,9% tại Châu Á. Tại Nhật – 71,4%, Hồng kông – 80%. Qua nghiên cứu bệnh nhân viêm màng não mủ do Streptococcus suis điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, tác giả Nguyễn Thị Hồng Lan ghi nhận được 77% các trường hợp có triệu chứng ù, điếc tai (so với 7-9% bệnh nhân viêm màng não mủ do các tác nhân khác).
3.2- Nhiễm trùng huyết:
Bệnh nhân nhiễm trùng huyết chiếm tỉ lệ từ 15% đến 24% các bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn heo. Bệnh nhân thường có biểu hiện sốt cao, lạnh run, tiêu chảy, xuất huyết dưới da dạng chấm hay mảng, nổi gồ lên mặt da, có thể có bóng nước, hoại tử đầu chi, huyết áp hạ. Đây là thể bệnh nặng với hội chứng sốc nhiễm trùng, tổn thương đa cơ quan, rối loạn đông máu nội mạch lan toả, rối loạn tưới máu mô. Tỷ lệ tử vong ở thể này rất cao so với các thể bệnh khác, chiếm 62% so với 1% trong viêm màng não mủ.
3.3- Viêm nội tâm mạc:
Bệnh thường xãy ra ở những người có tiền căn bệnh lý van tim. Viêm nội tâm mạc đòi hỏi phải điều trị kéo dài và tỷ lệ tử vong khá cao (18,7% theo nghiên cứu của Wangkaew). Chúng ta có thể tóm tắt biểu hiện lâm sàng của nhiễm liên cầu khuẩn heo như sau :
a) Thời gian ủ bệnh: trung bình từ 1 đần 3 ngày, có thể kéo dài đến 10 ngày. Trên thực tê, thời gian tiếp xúc với mầm bệnh đến lúc khởi phát triệu chứng bệnh dao động từ 6 giờ cho đến 14 ngày. Thời gian ủ bệnh càng ngắn, biểu hiện lâm sàngcàng nặng và tỷ lệ tử vong càng cao.
b) Thời kỳ khởi phát: cấp tính, diễn ra đột ngột với các triệu chứng của nhiễm trùng toàn thân: Sốt cao kèm lạnh run, mệt mõi, uể oải, đau nhức toàn thân, nhức đầu, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tri giác ( lơ mơ, ngủ gà, nói sảng, bứt rứt la hét), có thể có xuất huyết dưới da dạng chấm hay mảng nổi gồ lên mặt da, đôi khi có bóng nước, lan rộng ở tay, chân, ngực, hoại tử đầu chi.
c) Thời kỳ toàn phát: bệnh biểu hiện dưới 2 thể lâm sàng chính : Viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết kèm sốc nhiễm trùng.
+ Viêm màng não mủ : Hội chứng nhiễm trùng, hội chứng màng não, hội chứng não ; Dịch não tuỷ đục.
+ Nhiễm trùng huyết kèm sốc nhiễm trùng : Huyết áp tụt ( HA tâm thu <90mmHg hoặc giảm 40mmHg so với bình thường) hoặc HA kẹp (hiệu số giữa HA tâm thu và HA tâm trương 20mmHg) ; Nhịp tim nhanh trên 100 lần/phút, mạch nhẹ khó bắt, vã mồ hôi, lạnh các đầu chi, da tím tái nổi bông, thiểu niệu hoặc vô niệu.
+ Các biểu hiện khác : Xuất huyết dưới da, niêm mạc, nội tạng, Suy thận cấp, Suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), vàng da, gan to, viêm mô tế bào, tắc mạch đầu chi.
4. Nguyên tắc chẩn đoán:
Tương tự như nguyên tắc chẩn đoán bệnh truyền nhiễm nói chung. Dựa vào 3 yếu tố: dịch tễ, lâm sàng và kết quả xét nghiệm.
4.1- Yếu tố dịch tễ: bao gồm tiền sử tiếp xúc trực tiếp với heo : chăm sóc heo, giết mổ, buôn bán, làm thịt heo sống, ăn tiết canh heo...
4.2- Yếu tố lâm sàng: biểu hiện của nhiễm trùng toàn thân, viêm màng não, tử ban trên da, ....
4.3- Kết quả xét nghiệm:
+ Công thức máu, sinh hoá máu : tình trạng nhiễm trùng (bạch cầu tăng, CRP tăng ...)
+ Cấy máu
+ Chọc dò tuỷ sống để lấy dịch não tuỷ làm xét nghiệm: kết quả của viêm màng não mủ.
- Dịch não tuỷ đục, áp lực tăng.
- Xét nghiệm vi sinh: Soi DNT thấy cầu trùng Gram (+) ; Cấy dương tính với
Streptococcus suis ( tiêu huyết α) ; PCR
- Xét nghiệm sinh hoá : Đạm tăng, đường giảm (<50% so với đường huyết cùng lúc chọc dò), lactate tăng (>4 mmol/L). Yếu tố đường và lactate trong DNT đóng vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán và theo dõi diễn tiến điều trị viêm màng não mủ nói chung.
- Xét nghiệm tế bào: bạch cầu tăng cao (10 BC/mm3 ) với tỉ lệ BC đa nhân trung tính chiếm đa số.
Bệnh nhân viêm màng não mủ, nói chung, được chọc dò tuỷ sống ít nhất 3 lần : Lần 1 để xác định chẩn đoán viêm màng não do Streptococcus suis ; Lần 2 – sau điều trị kháng sinh từ 24 đến 72 giờ để đánh giá hiệu quả điều trị và lần 3 - trước khi ngưng kháng sinh.
5. Nguyên tắc điều trị:
Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một phác đồ điều trị riêng biệt cho bệnh nhiễm liên cầu khuẩn heo. Trên thực tế, liên cầu khẩn vẫn còn nhạy với nhiều loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị cầu trùng Gram (+) nói chung. Do đó, nguyên tắc điều trị cũng tương tự những trường hợp nhiễm Streptocuccus nói chung:
5.1- Chăm sóc điều dưỡng:
Theo dõi sát sinh hiệu : Huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, SpO2 .
Đánh giá và theo dõi tình trạng rối loạn tri giác của bệnh nhân bằng thang điểm Glasgow, đặt bệnh nhân hôn mê nằm ở tư thế dẫn lưu. Bệnh nhân viêm màng não mủ nằm ở tư thế đầu cao 30o ; bệnh nhân trong tìng trạng sốc nằm đầu ngang. Chăm sóc mắt, mũi miệng, vỗ lưng, xoay trở bệnh nhân.
Bệnh nhân sau khi chọc dò tuỷ sống nằm đầu ngang ít nhất 6 giờ. Theo dõi các dấu hiệu tăng áp lực nội sọ : nhức đầu tăng, ói vọt, tri giác xấu đi, huyết áp tăng, kích thước đống tử.
Theo dõi tình trạng xuất huyết niêm mạc.
Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nước, điện giải...
5.2- Điều trị đặc hiệu: Sử dụng kháng sinh phối hợp với corticoides.
Kháng sinh thường được lựa chọn là Penicillin G ; Ampicillin hoặc Ceftriaxon. Thời gian điều trị thông thường là 10 ngày. Đôi khi kéo dài đến 2 hoặc 3 tuần tuỳ thuộc vào đáp ứng lânm sàng và cận lâm sàng (kết quả xét nghiệm dịch não tuỷ).
Đối với người lớn, Penicillin G được sử dụng với liều lượng 4 triệu đơn vị mỗi 6 giờ (trẻ em – 400ngàn đơn vị/kg/ ngày) hoặc Ampicillin 2g mỗi 4 giờ (trẻ em – 200mg/kg/ ngày) hoặc ceftriaxone 2g mỗi 12 giờ (trẻ em - 100mg/kg/ ngày).
Phối hợp thêm với Methylprednisolone 0,5 – 1mg/kg/24 giờ hoặc dexamethason với liều lượng 0,4mg/kg/12 giờ trong 4 ngày . Corticosteroides được chích cho bệnh nhân 15 phút trước khi chích kháng sinh.
5.3- Điều trị triệu chứng: Hạ sốt, chống co giật, lọc máu trong trường hợp suy thận cấp.
6. Các biện pháp phòng ngừa bệnh và dịch bệnh:
Biện pháp chủ yếu là kiểm soát dịch bệnh ở heo vì nguồn lây bệnh chính cho người là heo bệnh và heo mang mầm bệnh. Trong đó, việc kiểm dịch trong chăn nuôi heo và giết mổ heo đóng vai trò rất quan trọng nhằm ngăn chặn sự lây lan từ heo sang người.
Việc sử dụng thuốc chủng ngừa bệnh nhiễm Streptococcus suis cho heo cũng đang được triển khai rộng rãi. Các vaccine được sử dụng bao gồm chủng ngừa cũng như phun khí dung gây miễn dịch niêm mạc phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp ở heo. Trên thực tế, hiệu quả vaccine vẫn chưa cao.
Hiện nay, vẫn chưa có vaccine phòng bệnh cho người. Do đó, nhằm ngăn chặn sự nhiễm bệnh cho người, bên cạnh việc phát hiện, tiêu diệt nguồn bệnh, việc tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho người dân cũng cần được tăng cường nhất là trong thời điểm xảy ra dịch bệnh: vệ sinh an toàn thực phẩm, mang găng tay, khẩu trang khi chế biến thịt heo sống, không ăn thịt heo tái, nem chua, tiết canh ... WHO khuyến cáo chỉ sử dụng thịt heo chín sau nấu trên 70 độ C (không còn màu đỏ, lòng đào).
PGS.TS. Nguyễn Duy Phong
Bộ môn Nhiễm - Đại học Y Dược Tp.HCM
Cho đến năm 1968, những trường hợp nhiễm Strep.suis ở người được mô tả lần đầu tại Đan mạch. Sau đó, bệnh được ghi nhận ở người như là một bệnh lây truyền từ động vật sang người tại nhiều nơi trên thế giới.
Tính đền năm 2007, trên toàn thế giới ghi nhận được khoảng 400 trường hợp người nhiễm Streptococcus suis hầu hết là ở châu Âu và Châu Á.
1. Hình thể và tính chất bắt màu
Hình ảnh mô phỏng Streptococcus suis
Hình ảnh nhuộm khuẩn lạc Streptococcus suis
Streptococcus suis là cầu trùng Gram dương có hình cầu hoặc bầu dục, đứng riêng lẽ hay xếp thành đôi, chuỗi ngắn. S.suis được phân chia thành 35 type huyết thanh khác nhau ở thành phần polysaccharides tạo thành kháng nguyên ở vách tế bào. Các type huyết thanh này được đánh số thứ tự từ 1 đến 34 và type ½ . Trong số đó, type 2 được ghi nhận là type huyết thanh thường gây bệnh cho heo và người.
Hình ảnh nhuộm bệnh phẩm chứa Streptococcus suis
2. Tính chất sinh học và nuôi cấy
Streptococcus suis kỵ khí không bắt buộc, mọc được trong điều kiện kỵ khí lẫn hiếu khí nhưng không thể mọc trong dung dịch có chứa 6,5% NaCl. Liên cầu khuẩn heo mọc thành những khúm nhỏ với đường kính khoảng 0,5-1 mm, màu xanh nhạt hay trong suốt và nhầy. Trên thạch máu cừu tạo ra những vùng tiêu huyết không hoàn toàn (tiêu huyết α). Riêng Streptococcus suis type 2 gây tiêu huyết α (tiêu huyết không hoàn toàn) trên thạch máu cừu trong khi đó gây tiêu huyết β trên thạch máu ngựa (tiêu huyết hoàn toàn).
Streptococcus suis mọc trên thạch máu
Trong điều kiện nhiệt độ 60 độ C, Streptococcus suis sống được trong vòng 10 phút, ở nhiệt độ 50 độ C – 2 giờ và sống trong xác súc vật đến 6 tuần ở 10 độ C. Dưới nhiệt độ là 0 độ C, liên cầu khuẩn heo sống trong bụi 1 tháng và trong phân – hơn 3 tháng. Trong khi đó, ở nhiệt độ 25 độ C - sống được 24 giờ trong bụi vài ngày trong phân. Streptococcus suis bị diệt dễ dàng dưới tác dụng của chất tẩy pha loãng 5%.
Trong phòng xét nghiệm, 4 loại xét nghiệm sinh hoá: Voges- Proskauer, Salicin, Trehalose và 6,5% NaCl được sử dụng để phân biệt các type huyết thanh. Tuy nhiên, để định danh và xác định type huyết thanh chính xác, người ta phải sử dụng phối hợp nhiều phản ứng sinh hoá : Phản ứng vách, kết tủa mao mạch hay đồng ngưng kết.
3. Khả năng gây bệnh
Biểu hiện Nhiễm liên cầu khuẩn heo thường gặp ở người là thể viêm màng não mủ. Những nghiên cứu ở các nườc khác nhau trên thế giới đều ghi nhận viêm màng não mủ chiếm tỉ lệ cao ở bệnh nhân nhiễm
Streptococcus suis: từ 48% (Yu - tại Trung quốc) , 71% (Chang - tại Nhật) đến 84%(Kay - tại Hồng kông) hay 85% (Wals - tại Anh).
3.1- Viêm màng não mủ:
Ngoài những biểu hiện lâm sàng chung tương tự bệnh viêm màng não mủ do các vi khuẩn khác gây ra như : Sốt kèm ớn lạnh, nhức đầu, nôn ói, rối loạn tri giác, nói nhảm, la hét, dấu màng não, tam chứng màng não, dấu thần kinh định vị (yếu liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não : dây III, IV, VI, VII), viêm màng não mủ do liên cầu khuẩn heo thường gây giảm thính lực với biểu hiện ù tai, lãng tai 1 phần hay điếc hoàn toàn cả hai tai. Tỉ lệ bệnh nhân giảm thính lực dao động từ 50,5% tại Châu Âu đến 51,9% tại Châu Á. Tại Nhật – 71,4%, Hồng kông – 80%. Qua nghiên cứu bệnh nhân viêm màng não mủ do Streptococcus suis điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, tác giả Nguyễn Thị Hồng Lan ghi nhận được 77% các trường hợp có triệu chứng ù, điếc tai (so với 7-9% bệnh nhân viêm màng não mủ do các tác nhân khác).
3.2- Nhiễm trùng huyết:
Bệnh nhân nhiễm trùng huyết chiếm tỉ lệ từ 15% đến 24% các bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn heo. Bệnh nhân thường có biểu hiện sốt cao, lạnh run, tiêu chảy, xuất huyết dưới da dạng chấm hay mảng, nổi gồ lên mặt da, có thể có bóng nước, hoại tử đầu chi, huyết áp hạ. Đây là thể bệnh nặng với hội chứng sốc nhiễm trùng, tổn thương đa cơ quan, rối loạn đông máu nội mạch lan toả, rối loạn tưới máu mô. Tỷ lệ tử vong ở thể này rất cao so với các thể bệnh khác, chiếm 62% so với 1% trong viêm màng não mủ.
3.3- Viêm nội tâm mạc:
Bệnh thường xãy ra ở những người có tiền căn bệnh lý van tim. Viêm nội tâm mạc đòi hỏi phải điều trị kéo dài và tỷ lệ tử vong khá cao (18,7% theo nghiên cứu của Wangkaew). Chúng ta có thể tóm tắt biểu hiện lâm sàng của nhiễm liên cầu khuẩn heo như sau :
a) Thời gian ủ bệnh: trung bình từ 1 đần 3 ngày, có thể kéo dài đến 10 ngày. Trên thực tê, thời gian tiếp xúc với mầm bệnh đến lúc khởi phát triệu chứng bệnh dao động từ 6 giờ cho đến 14 ngày. Thời gian ủ bệnh càng ngắn, biểu hiện lâm sàngcàng nặng và tỷ lệ tử vong càng cao.
b) Thời kỳ khởi phát: cấp tính, diễn ra đột ngột với các triệu chứng của nhiễm trùng toàn thân: Sốt cao kèm lạnh run, mệt mõi, uể oải, đau nhức toàn thân, nhức đầu, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tri giác ( lơ mơ, ngủ gà, nói sảng, bứt rứt la hét), có thể có xuất huyết dưới da dạng chấm hay mảng nổi gồ lên mặt da, đôi khi có bóng nước, lan rộng ở tay, chân, ngực, hoại tử đầu chi.
c) Thời kỳ toàn phát: bệnh biểu hiện dưới 2 thể lâm sàng chính : Viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết kèm sốc nhiễm trùng.
+ Viêm màng não mủ : Hội chứng nhiễm trùng, hội chứng màng não, hội chứng não ; Dịch não tuỷ đục.
+ Nhiễm trùng huyết kèm sốc nhiễm trùng : Huyết áp tụt ( HA tâm thu <90mmHg hoặc giảm 40mmHg so với bình thường) hoặc HA kẹp (hiệu số giữa HA tâm thu và HA tâm trương 20mmHg) ; Nhịp tim nhanh trên 100 lần/phút, mạch nhẹ khó bắt, vã mồ hôi, lạnh các đầu chi, da tím tái nổi bông, thiểu niệu hoặc vô niệu.
+ Các biểu hiện khác : Xuất huyết dưới da, niêm mạc, nội tạng, Suy thận cấp, Suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), vàng da, gan to, viêm mô tế bào, tắc mạch đầu chi.
4. Nguyên tắc chẩn đoán:
Tương tự như nguyên tắc chẩn đoán bệnh truyền nhiễm nói chung. Dựa vào 3 yếu tố: dịch tễ, lâm sàng và kết quả xét nghiệm.
4.1- Yếu tố dịch tễ: bao gồm tiền sử tiếp xúc trực tiếp với heo : chăm sóc heo, giết mổ, buôn bán, làm thịt heo sống, ăn tiết canh heo...
4.2- Yếu tố lâm sàng: biểu hiện của nhiễm trùng toàn thân, viêm màng não, tử ban trên da, ....
4.3- Kết quả xét nghiệm:
+ Công thức máu, sinh hoá máu : tình trạng nhiễm trùng (bạch cầu tăng, CRP tăng ...)
+ Cấy máu
+ Chọc dò tuỷ sống để lấy dịch não tuỷ làm xét nghiệm: kết quả của viêm màng não mủ.
- Dịch não tuỷ đục, áp lực tăng.
- Xét nghiệm vi sinh: Soi DNT thấy cầu trùng Gram (+) ; Cấy dương tính với
Streptococcus suis ( tiêu huyết α) ; PCR
- Xét nghiệm sinh hoá : Đạm tăng, đường giảm (<50% so với đường huyết cùng lúc chọc dò), lactate tăng (>4 mmol/L). Yếu tố đường và lactate trong DNT đóng vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán và theo dõi diễn tiến điều trị viêm màng não mủ nói chung.
- Xét nghiệm tế bào: bạch cầu tăng cao (10 BC/mm3 ) với tỉ lệ BC đa nhân trung tính chiếm đa số.
Bệnh nhân viêm màng não mủ, nói chung, được chọc dò tuỷ sống ít nhất 3 lần : Lần 1 để xác định chẩn đoán viêm màng não do Streptococcus suis ; Lần 2 – sau điều trị kháng sinh từ 24 đến 72 giờ để đánh giá hiệu quả điều trị và lần 3 - trước khi ngưng kháng sinh.
5. Nguyên tắc điều trị:
Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một phác đồ điều trị riêng biệt cho bệnh nhiễm liên cầu khuẩn heo. Trên thực tế, liên cầu khẩn vẫn còn nhạy với nhiều loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị cầu trùng Gram (+) nói chung. Do đó, nguyên tắc điều trị cũng tương tự những trường hợp nhiễm Streptocuccus nói chung:
5.1- Chăm sóc điều dưỡng:
Theo dõi sát sinh hiệu : Huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, SpO2 .
Đánh giá và theo dõi tình trạng rối loạn tri giác của bệnh nhân bằng thang điểm Glasgow, đặt bệnh nhân hôn mê nằm ở tư thế dẫn lưu. Bệnh nhân viêm màng não mủ nằm ở tư thế đầu cao 30o ; bệnh nhân trong tìng trạng sốc nằm đầu ngang. Chăm sóc mắt, mũi miệng, vỗ lưng, xoay trở bệnh nhân.
Bệnh nhân sau khi chọc dò tuỷ sống nằm đầu ngang ít nhất 6 giờ. Theo dõi các dấu hiệu tăng áp lực nội sọ : nhức đầu tăng, ói vọt, tri giác xấu đi, huyết áp tăng, kích thước đống tử.
Theo dõi tình trạng xuất huyết niêm mạc.
Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nước, điện giải...
5.2- Điều trị đặc hiệu: Sử dụng kháng sinh phối hợp với corticoides.
Kháng sinh thường được lựa chọn là Penicillin G ; Ampicillin hoặc Ceftriaxon. Thời gian điều trị thông thường là 10 ngày. Đôi khi kéo dài đến 2 hoặc 3 tuần tuỳ thuộc vào đáp ứng lânm sàng và cận lâm sàng (kết quả xét nghiệm dịch não tuỷ).
Đối với người lớn, Penicillin G được sử dụng với liều lượng 4 triệu đơn vị mỗi 6 giờ (trẻ em – 400ngàn đơn vị/kg/ ngày) hoặc Ampicillin 2g mỗi 4 giờ (trẻ em – 200mg/kg/ ngày) hoặc ceftriaxone 2g mỗi 12 giờ (trẻ em - 100mg/kg/ ngày).
Phối hợp thêm với Methylprednisolone 0,5 – 1mg/kg/24 giờ hoặc dexamethason với liều lượng 0,4mg/kg/12 giờ trong 4 ngày . Corticosteroides được chích cho bệnh nhân 15 phút trước khi chích kháng sinh.
5.3- Điều trị triệu chứng: Hạ sốt, chống co giật, lọc máu trong trường hợp suy thận cấp.
6. Các biện pháp phòng ngừa bệnh và dịch bệnh:
Biện pháp chủ yếu là kiểm soát dịch bệnh ở heo vì nguồn lây bệnh chính cho người là heo bệnh và heo mang mầm bệnh. Trong đó, việc kiểm dịch trong chăn nuôi heo và giết mổ heo đóng vai trò rất quan trọng nhằm ngăn chặn sự lây lan từ heo sang người.
Việc sử dụng thuốc chủng ngừa bệnh nhiễm Streptococcus suis cho heo cũng đang được triển khai rộng rãi. Các vaccine được sử dụng bao gồm chủng ngừa cũng như phun khí dung gây miễn dịch niêm mạc phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp ở heo. Trên thực tế, hiệu quả vaccine vẫn chưa cao.
Hiện nay, vẫn chưa có vaccine phòng bệnh cho người. Do đó, nhằm ngăn chặn sự nhiễm bệnh cho người, bên cạnh việc phát hiện, tiêu diệt nguồn bệnh, việc tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho người dân cũng cần được tăng cường nhất là trong thời điểm xảy ra dịch bệnh: vệ sinh an toàn thực phẩm, mang găng tay, khẩu trang khi chế biến thịt heo sống, không ăn thịt heo tái, nem chua, tiết canh ... WHO khuyến cáo chỉ sử dụng thịt heo chín sau nấu trên 70 độ C (không còn màu đỏ, lòng đào).
PGS.TS. Nguyễn Duy Phong
Bộ môn Nhiễm - Đại học Y Dược Tp.HCM