04-29-2013, 09:50 AM
(04-29-2013, 09:00 AM)svxn_hmtu Đã viết:(04-28-2013, 11:19 PM)svxn_hmtu Đã viết: 1.Nghiệm pháp này tiến hành với mấy ống thầy . Em đoán 1 ống chứng , 1 ống BN đúng không thầy ???? hiihihi
Trên phòng thực hành mình thì làm thực tế thế nào thầy
2. Cho thiếu A.acetic hình thành cục đông sẽ ảnh hưởng như thế nào ? Cho thừa A.acetic hình thành cục đông sẽ ảnh hưởng như thế nào? Và phải cầm pipet như thế nào để thêm đúng và đủ. ( em chưa làm nên hỏi vu vơ . Thầy ạ )
Em trả lời thế này thầy xem đúng không ạ :
"• Thêm A.acetic không đủ ( không làm tủa hết Fibrinogen và yếu tố hoạt hóa TSH-->cục đông khó hình thành do thiếu Fibrin, thời gian tan kéo dài giả tạo do thiếu yếu tố hoạt hóa-tăng yếu tố ức chế)
• Thấm ống nghiệm không khô ( yếu tố ức chế vẫn bám vào thành ống-->ức chế yếu tố hoạt hóa TSH------> thời gian tan kéo dài giả tạo "
• Trường hợp thừa A.Acetic em không trả lời được ???????????????
Thầy trả lời full cho em với . Gồm ý kiến của thầy và nhận xét về câu trả lời của em
- thường ở nghiệm pháp này không cần làm ống chứng. Chỉ làm ống bệnh thôi.
- người ta thấy ở pH khoảng 5,2 thì việc tạo tủa fibrinogen là tốt nhất. Nếu pH lớn sẽ không tạo tủa hoặc tủa rất ít, ngược lại nếu pH nhỏ hơn 5,2 sẽ tủa cả các chất ức chế tiêu sợi huyết hoặc thậm chí phá hỏng cả cấu trúc các chất (vì pH thấp quá mà).
- câu trả lời về việc thấm khô thành ống nghiệm của e là chính xác.
- em nhỏ 1 giọt acid acetic sau đó lắc đều, dùng giấy thử pH để đo, nếu chưa đạt lại thêm 1 giọt nữa và làm tương tự. (dùng pipet paster thôi). Sao có vẻ quan tâm huyết học 3 nhỉ? Huyết học 2 phần miễn dịch, truyền máu cũng nhiều cái hay lắm đó.