1.1. Chuẩn bị
-Bình Stoll: Bình tam giác cổ cao, miệng rộng, có 2 vạch định mức 56ml và 60ml
-Nút bình
-Bi thủy tinh đường kính d=3-4mm (10-20 bi)
-Lam kính, lá kính 22x40mm
-Micropipet loại 0.2ml
-Lọ chứa phân
-Que gỗ hoặc thủy tinh
-Dung dịch NaOH N/10 (0.4%)
1.2. Quy trình kỹ thuật
Cho dung dịch NaOH N/10 vào bình Stollđến vạch 56ml.
Lấy khoảng 4g phân cho vào bình cho đến khi dung dịch NaOH lên đến vạch 60ml.
Cho bi thủy tinh vào bình.
ðậy nút bình lắc tròn và đều.
ðể qua đêm.
Ngày hôm sau lấy ra lắc đều trước khi hút mẫu.
Dùng ống hút lấy 0,15ml dung dịch phân nhỏ lên lam kính đậy lá kính, tránh có bọt khí.
Tiến hành đếm trứng trong toàn bộ lá kính.
2.3. Tính kết quả
– Gọi n là số trứng đếm được trong 0,15ml.
– Gọi N là số trứng có trong 60ml (tương đương 4g phân).
N=n*60/0.15=n*400
Số lượng trứng có trong 1g phân: nx 100.
– Tùy theo trạng thái của phân, nhân kết quả với hệ số tương ứng:
[table=95][tr][td]Trạng thái phân[/td][td]Nhân hệ số[/td][/tr][tr][td]Phân có khuôn bình thường[/td][td]1[/td][/tr][tr][td]Phân có khuôn mềm[/td][td]1.5[/td][/tr][tr][td]Phân mềm[/td][td]2[/td][/tr][tr][td]Phân nhão[/td][td]3[/td][/tr][tr][td]Phân lỏng[/td][td]4[/td][/tr][tr][td]Phân nước[/td][td]5[/td][/tr][/table]
– Lượng phân thải ra trung bình mỗi ngày thay đổi tùy theo độ tuổi:
+Trẻ em từ 0-2 tuổi: 40g/ngày
+Trẻ em từ 2-4 tuổi: 80g/ngày
+Trẻ em từ 5 tuổi đến người lớn: 150-250g/ngày
Từ đó, tính số lượng trứng thải ra trong một ngày.
Ví dụ:Lượng phân thải ra ởngười lớn là 200g:
Số lượng trứng: nx 100x 200
Từ số lượng tính toán được ta có thể ước lượng số giun ký sinh.
[table=95][tr][td]Ký sinh trùng[/td][td]Số trứng đẻ/ngày[/td][td]Tỷ lệ đực/cái[/td][td]Tổng số KST[/td][/tr][tr][td]Giun đũa[/td][td]200.000[/td][td]1/1[/td][td]2[/td][/tr][tr][td]Giun móc (A.duodenale)[/td][td]20.000 (50.000)[/td][td]1/1[/td][td]2[/td][/tr][tr][td]Giun tóc[/td][td]12.000 (50.000)[/td][td]1/1.7[/td][td]2.7[/td][/tr][tr][td]Sán lá gan lớn[/td][td]1000[/td][td][/td][td]1[/td][/tr][tr][td]Giun móc (N.americanus)[/td][td]10.000[/td][td]1/1[/td][td]2[/td][/tr][/table]
Ví dụ:
Giun đũa con cái mỗi ngày đẻ 200.000 trứng.
Số lượng giun tính ra từ số lượng đã đếm được:
X=N/200.000
Nếu trong ruột bệnh nhân số lượng giun cái và giunđực bằng nhau thì số lượng giun có trong ruột bệnh nhân: Xx2.
Lưu ý:
Kỹ thuật đếm trứng không giúp ta suy ra số lượng giun, sán ký sinh trong ruột một cách chính xác vì có rất nhiều yếu tố làm sai lệch kết quả như:
– Giun, sán không đẻ trứng theo một nhịp độ cố định: có ngày đẻ, có ngày không.
– Số lượng trứng đẻ mỗi ngày cũng không giống nhau.
– Tỷ lệ giun đực/cái không luôn luôn chính xác.
– Không thể đánh giá đúng trạng thái của phân, cách tính hệ số của mỗi tác giả cũng khác nhau.
– Lượng phân thải ra mỗi ngày cũng có nhiều thay đổi.
-Bình Stoll: Bình tam giác cổ cao, miệng rộng, có 2 vạch định mức 56ml và 60ml
-Nút bình
-Bi thủy tinh đường kính d=3-4mm (10-20 bi)
-Lam kính, lá kính 22x40mm
-Micropipet loại 0.2ml
-Lọ chứa phân
-Que gỗ hoặc thủy tinh
-Dung dịch NaOH N/10 (0.4%)
1.2. Quy trình kỹ thuật
Cho dung dịch NaOH N/10 vào bình Stollđến vạch 56ml.
Lấy khoảng 4g phân cho vào bình cho đến khi dung dịch NaOH lên đến vạch 60ml.
Cho bi thủy tinh vào bình.
ðậy nút bình lắc tròn và đều.
ðể qua đêm.
Ngày hôm sau lấy ra lắc đều trước khi hút mẫu.
Dùng ống hút lấy 0,15ml dung dịch phân nhỏ lên lam kính đậy lá kính, tránh có bọt khí.
Tiến hành đếm trứng trong toàn bộ lá kính.
2.3. Tính kết quả
– Gọi n là số trứng đếm được trong 0,15ml.
– Gọi N là số trứng có trong 60ml (tương đương 4g phân).
N=n*60/0.15=n*400
Số lượng trứng có trong 1g phân: nx 100.
– Tùy theo trạng thái của phân, nhân kết quả với hệ số tương ứng:
[table=95][tr][td]Trạng thái phân[/td][td]Nhân hệ số[/td][/tr][tr][td]Phân có khuôn bình thường[/td][td]1[/td][/tr][tr][td]Phân có khuôn mềm[/td][td]1.5[/td][/tr][tr][td]Phân mềm[/td][td]2[/td][/tr][tr][td]Phân nhão[/td][td]3[/td][/tr][tr][td]Phân lỏng[/td][td]4[/td][/tr][tr][td]Phân nước[/td][td]5[/td][/tr][/table]
– Lượng phân thải ra trung bình mỗi ngày thay đổi tùy theo độ tuổi:
+Trẻ em từ 0-2 tuổi: 40g/ngày
+Trẻ em từ 2-4 tuổi: 80g/ngày
+Trẻ em từ 5 tuổi đến người lớn: 150-250g/ngày
Từ đó, tính số lượng trứng thải ra trong một ngày.
Ví dụ:Lượng phân thải ra ởngười lớn là 200g:
Số lượng trứng: nx 100x 200
Từ số lượng tính toán được ta có thể ước lượng số giun ký sinh.
[table=95][tr][td]Ký sinh trùng[/td][td]Số trứng đẻ/ngày[/td][td]Tỷ lệ đực/cái[/td][td]Tổng số KST[/td][/tr][tr][td]Giun đũa[/td][td]200.000[/td][td]1/1[/td][td]2[/td][/tr][tr][td]Giun móc (A.duodenale)[/td][td]20.000 (50.000)[/td][td]1/1[/td][td]2[/td][/tr][tr][td]Giun tóc[/td][td]12.000 (50.000)[/td][td]1/1.7[/td][td]2.7[/td][/tr][tr][td]Sán lá gan lớn[/td][td]1000[/td][td][/td][td]1[/td][/tr][tr][td]Giun móc (N.americanus)[/td][td]10.000[/td][td]1/1[/td][td]2[/td][/tr][/table]
Ví dụ:
Giun đũa con cái mỗi ngày đẻ 200.000 trứng.
Số lượng giun tính ra từ số lượng đã đếm được:
X=N/200.000
Nếu trong ruột bệnh nhân số lượng giun cái và giunđực bằng nhau thì số lượng giun có trong ruột bệnh nhân: Xx2.
Lưu ý:
Kỹ thuật đếm trứng không giúp ta suy ra số lượng giun, sán ký sinh trong ruột một cách chính xác vì có rất nhiều yếu tố làm sai lệch kết quả như:
– Giun, sán không đẻ trứng theo một nhịp độ cố định: có ngày đẻ, có ngày không.
– Số lượng trứng đẻ mỗi ngày cũng không giống nhau.
– Tỷ lệ giun đực/cái không luôn luôn chính xác.
– Không thể đánh giá đúng trạng thái của phân, cách tính hệ số của mỗi tác giả cũng khác nhau.
– Lượng phân thải ra mỗi ngày cũng có nhiều thay đổi.