02-21-2012, 11:06 AM
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Nêu được sơ lược lịch sử truyền máu.
Trình bày được các hệ thông nhóm máu.
Nêu được các dạng máu và các chất thay thế máu thường dùng.
Trình bày được các chỉ định và nguyên tắc truyền máu[sub]ử[/sub]
Nêu được các tai biến của truyền máu.
NỘI DUNG 1. Lich sử của truyền máu
Truyền máu có tầm quan trọng rất lốn trong y học, là một trong các tiến bộ lớn đã góp phần thúc đẩy ngành ngoại khoa phát triển.
Truyền máu là cung cấp cho cơ thể một lượng máu nhằm:
+ Bồi phụ lại khôi lượng tuần hoàn khi còn thiếu.
+ Bồi phụ lại một số chất quan trọng trong máu nhằm mục đích duy trì sự sông của tế bào, giúp cơ thể hoạt động bình thưòng[sub]ế[/sub]
Từ thuở xa xưa, người ta cho rằng đưa máu vào trong cơ thể sẽ làm cho con ngươi trẻ khoẻ hơn trước.
Sử sách ghi nhận lần truyền máu đầu tiên là truyền máu ở động vật được Christopher Wren (1632-1723) thực hiện năm 1656. Sau nhiều lần thử nghiệm trên súc vật, ngày 15 tháng 6 năm 1667, Jean Baptiste Denis (1625 - 1704) truyền máu từ một con cừu non vào một cháu trai 15 tuổi.
Năm 1818, James Blundell (1790 - 1877) đã truyền máu hoàn hồi ở bệnh nhân chửa ngoài tử cung vỡ, bệnh nhân đã được cứu sông.
Năm 1900, Karl Landsteiner (1868 - 1943) tìm ra các nhóm máu A, B, 0.
Năm 1902, Decarstello Sturli tìm ra nhóm máu thứ 4 là AB. Từ đó truyền máu từ ngươi sang người được mở ra một hướng mới, tuy có những thành công, nhưng gặp nhiều biến chứng, các nhà y học thời đó chưa biết cách chông đông máu cũng như chưa rõ những đặc tính của máu, do vậy khi truyền máu phải truyền trực tiêp từ ngưòi này sang người khác, tức là "người bệnh phải chờ máu".
Đên năm 1914, Ferìay và Hustin lần đầu tiên phát hiện ra chất chông đông máu là natri citrat và đã giải quyết được vấn đề "máu chờ người bệnh". Từ đó. các ngân hàng máu đã ra đòi, việc truyền máu được tiến hành thuận lợi hơn.
Năm 1940, với sự giúp đỡ của các cộng sự trong đó có A. Wiener, K. Landsteiner đã tìm ra yếu tô" Rh.
Từ năm 1945, trên lâm sàng đã áp dụng truyền máu rộng rãi và phổ biến nên đã cứu sông được rất nhiều bệnh nhân.
2. Tình hình truyền máu ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, ngành truyền máu Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang đứng trước các thử thách lớn:
Tình hình khan hiếm máu nghiêm trọng thường xuyên diễn ra ở các cơ sở điều trị. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay, toàn thế giới mói chỉ đáp ứng được 20 - 25% nhu cầu máu, cho điều trị. Việc đáp ứng nhu cầu truyền máu này ở Việt Nam là 15 -20%, ở Thái Bình là 20 - 25% (tài liệu).
Nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan virus B, virus c và các vi khuẩn khác có thể xảy ra trong truyền máu. Mặc dù hiện nay, ngành truyền máu Việt Nam đã có qui định chặt chẽ trong cồng tác sàng lọc,, bảo quản, lưu trữ, cấp phát và truyền máu an toàn, nhưng các sinh phẩm sàng lọc còn có "giai đoạn cửa sổ" kéo dài trên một tháng, nên việc lây nhiễm bệnh ở "giai đoạn cửa sổ" là khó tránh khỏi.
Số" lượng máu sử dụng trong điều trị trên 80% là máu toàn phần. Việc sử dụng máu toàn phần vừa lãng phí vừa có nguy cơ xảy ra các phản ứng miễn dịch trong truyền máu do bất đồng hệ thống HLA (kháng nguyên bạch cầu, tiểu cầu) và các hệ kháng nguyên thuộc huyết tương.
Sử dụng máu chưa căn cứ vào sô" lượng máu mất, mà nhiều khi còn theo cảm tính, vì thế dễ dẫn đến tình trạng sử dụng máu quá thiếu hoặc quá thừa.
Sử dụng máu hoàn hồi còn rất hạn chế, tự phát, chưa có qui trình thu gom, kiếm tra, theo dõi truyền máu theo tiêu chuẩn quốc gia, chưa có chỉ đạo thông nhất triển khai truyền máu tự thân có kế hoạch bằng cách lấy máu trước mổ và pha loãng máu trong
mổ.
Để khắc phục tình trạng trên, nhiều quốc gia trên thế giới tiến hành đồng bộ các giải pháp:
Tăng cường vận động hiến máu nhân đạo, tiến tới chấm dứt tình trạng mua bán máu,chỉ còn hiến máu nhân đạo không nhận tiền.
Tăng cường truyền máu tự thân: thu gom máu trong phẫu thuật kín, trong chấn thương vỡ tạng đặc, chửa ngoài tử cung vỡ ... để truyền hoàn hồi, khuyên khích lấy máu trước mổ có chương trình, pha loãng máu trong mổ ... nhằm góp phần làm giảm nguy cơ thiếu máu và đảm bảo an toàn truyền máu.
Thực hiện tách các thành phần máu: khối hồng cầu, khối bạch cầu, khối tiếu cầu, hồng cầu rửa, huyết tương, huyết tương tươi đông lạnh, tủa yếu tố VIII ... theo nguyên tăc “cần gì truyẽn nấy, không cần khõng truyền".
Tăng cường trang bị kỹ thuật hiện đại cho sàng lọc máu: dây truyền lạnh, dàn ELISA ...
Tại Việt Nam, từ năm 1995, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã phôi hợp với các trung tâm truyền máu các tỉnh, tiến hành vận động hiến máu nhân đạo trong đông đảo thanh niên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, công nhân trong xí nghiệp, nhà máy ... Nhò vậy mà lượng máu thu hồi hàng năm đã tăng lên rất nhiều. Nếu như trước đây với đội ngũ những người bán máu chuyên nghiệp, họ chỉ cung cấp cho các cơ sở điều trị từ 50.000 - 90.000 lít máu trong 1 năm, thì hiện nay, số lượng máu cung cấp đã lên tới 120.000 -140.000 lít / năm, có tới 30-40% sô" máu thu được từ hiến máu nhân đạo. Công tác vận động hiến máu nhân đạo tuy đã làm rất tốt và thu được thắng lợi lốn nhưng việc truyền máu toàn phần và tách các chế phẩm máu còn rất hạn chế, đó cũng là một trong các nguyên nhân gây tình trạng thiếu máu hiện nay.
3.Một số hệ thống nhóm máu chính thuộc hồng cầu
3.1 Hê thông nhổm máu ABO
Hệ thông nhóm máu ABO là hệ thông nhóm máu cơ bản nhất, quan trọng nhất, quyết định cho sự thành công hay thất bại trong cuộc truyền máu. Hệ thông nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu chính được Karl Landsteiner tìm ra năm 1900 và gọi tên là nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu 0 và nhóm máu AB.
Có 2 kháng nguyên quyết định tính chất kháng nguyên của hệ thông nhóm máu này là kháng nguyên A, kháng nguyên B, và tương ứng với nó là 2 kháng thể kháng A (Anti A), kháng thể kháng B (Anti B).
Người ta phân loại các nhóm máu trong hệ thông này dựa vào: kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu và kháng thể có trong huyết thanh, với nguyên tắc không thể có kháng thể trong huyết thanh làm ngưng kết kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu của cùng một cá thể. Do vậy:
+ Người nhóm máu A thì có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể kháng B trong huyết thanh.
+ Người nhóm máu B thì có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể kháng A trong huyết thanh.
+ Người nhóm máu AB thì có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và không có kháng thể kháng A và B trong huyết thanh.
+ Người nhóm máu 0 thì không có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể kháng A và B trong huyết thanh.
Kháng thể thuộc hệ nhóm máu ABO là kháng thể tự nhiên có ngay từ khi hình thành bào thai và tồn tại suốt đòi. Vì vậy, xác định hệ nhóm máu ABO chỉ cần 1 lần có thể sử dụng cho suốt đời.
Tỷ lệ các nhóm máu trong hệ thông nhóm máu này rất khác nhau, theo giáo sư Bạch Quốc Tuyên và cộng sự: nhóm A = 21%, nhóm B = 30%, nhóm AB = 6%, nhóm 0 = 43%.
Ngoài ra, người ta còn thấy trong nhóm máu A có A1 và A[sub]2[/sub], tương tự cũng
có nhóm máu A1B và A[sub]2[/sub]B. Người nhóm máu A[sub]:[/sub] trong huyết thanh có kháng thể tự nhiên chống lại kháng nguyên A[sub]2[/sub], do vậy cần lưu ý có trường hợp cùng nhóm máu A nhưng vẫn có phản ứng miễn dịch xảy ra, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp.
3.2 Hệ thống nhóm máu Rh (Rherus)
Hệ thông nhóm máu Rh với 2 nhóm máu chính: Rh dương (có kháng nguyên Rh), Rh. âm (không có kháng nguyên Rh). Kháng thể của hệ thông nhóm máu này chỉ xuất hiện lần thứ 2 giữa ngưòi có nhóm máu Rh âm tiếp xúc với kháng nguyên Rh dương. Như vậy, nếu truyền máu nhiều lần, người mang thai nhiều lần ở ngưòi bất đồng nhóm máu hệ Rh thì sẽ có phản ứng miễn dịch xảy ra.
Nhóm máu Rh âm tiếp xúc lần thứ 2 với kháng nguyên Rh dương sẽ có phản ứng xảy ra do có sự kết hợp kháng nguyên-kháng thể miễn dịch.
Hệ thông nhóm Rh còn có nhiều kháng nguyên khác nhau được phát hiện vào những năm 1980 như: kháng nguyên c, E, cw, DW....
3.3 Các hê thống nhóm máu khác thuôc hồng cầu
Ngoài nhóm máu hệ ABO và Rh, các nhóm máu khác thuộc hồng cầu lần lượt được tìm thấy và có tới trên 30 loại khác nhau như: M, N, s, p, Lutheral, Lewish, Duffy, Kell, Kidd
3.4 Hệ thống nhóm máu thuộc bach cầu, tiểu cấu: HLA
4. Nguyên tắc truyền máu
Truyền máu có vai trò vô cùng lớn trong lịch sử y học thế giới. Nhờ có các tiến bộ kỹ thuật trong truyền máu mà hàng năm có hàng vạn người được cứu sông nhờ có truyền máu đồng loài, đặc biệt là trong các trường hợp mất máu cấp tính, trong các chấn thương vỡ tạng, chửa ngoài tử cung vỡ, xuất huyết tiêu hoá nặng ... Truyền máu ra đời cũng là một trong các động lực chính thúc đẩy ngành ngoại khoa phát triển. Tuy nhiên việc sử dụng máu cũng được ví như người ta sử dụng “dao hai lưỡi”. Vì vậy, khi quyết định truyền máu cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau: .
4.1 Truyền máu phù hơp hê thống nhóm máu
Truyền máu phù hợp hệ thông nhóm máu thuộc hồng cầu (ABO, Rh và một số nhóm máu khác), có nghĩa là không được để kháng thể của ngưòi nhận máu làm ngưng kết hồng cầu của người cho máu (quy tắc bắt buộc).
Như vậy: người có nhóm máu A chỉ truyền cho người có nhóm máu A. Người có nhóm máu B chỉ truyền cho người có nhóm máu B. Ngưòi có nhóm máu o chỉ truyền cho người có nhóm máu 0. Ngươi có nhóm máu AB chỉ truyền cho người có nhóm máu AB.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, có thể truyền máu khác nhóm trong hệ ABO nhưng phải tuân thủ nguyên tắc truyền máu bắt buộc và như vậy có thể sơ đồ hoá sau:
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, có thể truyền máu khác nhóm trong hệ ABO nhưng phải tuân thủ nguyên tắc truyền máu bắt buộc và như vậy có thể sơ đồ hoá sau:
Để đảm bảo an toàn truyền máu và khắc phục tình trạng khan hiếm máu, cần thực hiện nguyên tắc “cần gì truyền nấy, không cần không truyền”.
5. Các chế phẩm máu và chỉ định truyền máu
5.1 Máu toàn phần
Một đơn vị máu toàn phần có thể là 250 ml (trong đó gồm 200ml máu và 50ml dung dịch chông đông ACD, CPD) có hematocrit từ 0,35 -0,44 1/1. Máu toàn phần là máu nguyên vẹn có chất chống đông máu, chứa đầy đủ các thành phần: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Máu toàn phần có thể bảo quản ở 4 ± 2°c trong 21-35 ngày tuỳ theo dung dịch bảo quản. Huyết tương có albumin, các protein huyết tương khác, trong đó có các yếu tô" đông máu. Tuy nhiên, các yếu tô" đông máu dễ bị huỷ trong quá trình lưu trữ ở nhiệt độ 4 ± 2°c như yếu tô" V và yếu tô" VIII.
Chỉ định truyền máu toàn phần:
Mất máu cấp tính, mất máu nhiều và giảm thể tích tuần hoàn trên 35-40%.
Có thể dùng thay máu ở bệnh nhân bị bệnh hồng cầu hình liềm ...
5.2 Khối hồng cầu:
Khối hồng cầu được điều chế từ máu toàn phần đã được loại bỏ phần huyết tương và một phần bạch cầu, tiểu cầu. Hematocrit khoảng 0,50-0,60 1/1.
Chỉ định truyền khối hồng cầu:
Bệnh nhân bị thiếu máu mạn tính chỉ cần cung cấp hồng cầu để vận chuyển oxy chứ không cần tăng thể tích tuần hoàn.
Bệnh nhân bị mất máu nặng, mất khoảng 25% thể tích máu, nguyên nhân mất máu đã được xử lý.
Bệnh nhân mất máu có urê máu cao, thiếu máu tan máu tự miễn và trong một số trường hợp bệnh lý về tim, phổi.
5.3 Khối tiểu cầu
Khối tiểu cầu được tách ra từ các đơn vị máu toàn phần với một lượng nhỏ huyết tương, mỗi túi chứa ít nhất 5,5 X 10[sup]9[/sup] tiểu cầu trong 50-70 ml huyết tương. ■
Chỉ định truyền khối tiểu cầu
Dự phòng ở các bệnh nhân chưa bị xuất huyết nhưng có sô" lượng tiểu cầu
15-20 X 10[sup]9[/sup]/lít.
Các trường hợp giảm sản tuỷ xương.
Truyền khối tiểu cầu dự phòng trước phẫu thuật khi số lượng tiểu cầu dưới 60 X 10[sup]9[/sup]/lít.
ở bệnh nhân bị mất máu số lượng tiểu cầu 50-60 X 10[sup]9[/sup]/lít.
Bệnh nhân rối loạn chức năng tiểu cầu, truyền trước khi tiến hành phẫu thuật lốn hoặc xử lý khi chảy máu.
5.4 Bach cầu hat
Khôi bạch cầu hạt được tách bằng phương pháp tách bạch cầu từ một người cho đơn độc, chứa 10 xio[sup]10[/sup] bạch cầu hạt, một ít lymphocyte, một ít tiêu câu và hồng cầu trong 200-300 ml huyết tương, chỉ được truyền trong vòng 24 giò kể từ khi lấy máu.
Chỉ định truyền khối bạch cầu:
Sử dụng cho bệnh nhân thiếu bạch cầu trung tính (sô" lượng bạch cầu
0,5x 10[sup]9[/sup]/lít, do giảm sinh dòng tuỷ, nhiễm trùng không đáp ứng kháng sinh và đang đợi phục hồi chức năng tuỷ xương.
Nhiễm trùng ỏ trẻ sơ sinh và bệnh nhân bị rôi loại chức năng bạch câu hạt nghiêm trọng.
5.5 Huyết tương tươi đông lanh (FFP- Fresh Frozen Pỉasma)
Huyết tương tươi đông lạnh (FFP) được điều chế từ máu toàn phần bằng tách huyết tương và làm đông lạnh huyết tương trong vòng 6 giò sau khi lấy máu ra khỏi cơ thể. FFP chứa đầy đủ các thành phần huyết tương, cả nước và điện giải.
Chỉ định dùng FFP:
Thiếu hụt các yếu tô" đông máu như: bệnh gan đang hoặc có nguy cơ chảy máu, bệnh nhân bị đông máu rải rác nội mạch.
Truyền máu khôi lượng lớn.
Dùng để kháng tác dụng kháng đông của Warfarin khi hiệu quả của vitamin K không kịp thòi.
Dùng để điều chỉnh tình trạng thiếu hụt từng yêu tô đông máu.
Dùng để thay thế plasma ở những bệnh nhân xuất huyết giảm tiêu cầu miễn dịch (Immunologic thromobocytopenie purpura - ITP).
Ngoài các chế phẩm trên, ngành truyền máu Việt Nam có thể tách được các thành phần khác: tủa lạnh yếu tô VIII, albumin, globulin miên dịch, yếu tô" VIII cô đặc.
6. Các phản ứng không mong muốn xảy ra trong truyển máu
6.1. Phản ứng do miễn dỉch
Tan máu cấp (sốc phản vệ)
Tan máu cấp (sốc phản vệ) là phản ứng xảy ra do truyền nhầm nhóm máu hệ ABO. Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Triệu chứng lâm sàng nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào sô' lượng máu đã truyền và mức độ không tương đồng hệ ABO. Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, rét run, đau ngực, đau lưng, đau ở vị trí truyền, nôn, khó thở, đái huyết sắc tố”, vô niệu, xuất huyết, hạ huyết áp và có thể hôn mê.
Xử lý: ngay lập tức phải ngừng truyền máu. duy trì kim truyền tĩnh mạch, cô' gắng nâng huyết áp và duy trì máu qua thận bằng truyền dịch và lợi tiểu .
Thu hồi mẫu máu và đơn vị máu nghi ngò để kiểm tra nhóm máu và thủ tục chuyên môn.
Cần làm các xét nghiệm để xác định tình trạng tan máu:
Định lượng LDH, Hct (hematocrit), bilirubin gián tiếp, nghiệm pháp Coombs.
Phản ứng tan máu muộn.
Phản ứng tan máu muộn thường do việc gây miễn dịch tiên phát hoặc thứ phát chông lại các đồng kháng nguyên hồng cầu như kháng nguyên hệ Rh, Kell, Diffy, Kidd
Phản ứng tan máu muộn có thể không có biểu hiện lâm sàng, đặc biệt có thể chỉ là hiện tượng giảm huyết sắc tô" không giải thích được.
Bệnh nhân có thể có biểu hiện sốt, rét run, thiếu máu, vàng da và xuất hiện huyết sắc tố tự do trong huyết thanh.
Trong trường hợp này, cần phải làm các xét nghiệm xác định có tan máu: Coombs trực tiếp, gián tiếp, hemoglobin tự do, bilirubin gián tiếp, cần thiết phải tìm kháng thể miễn dịch
Phản ứng sốt sau truyền máu không do tan máu.
Phản ứng sốt sau truyền máu thường xuất hiện các kháng thể độc tế bào hoặc các kháng thể ngưng kết chông lại các kháng nguyên có trên bề mặt bạch cầu hạt, lymphocyte hoặc tiểu cầu (HLA) hoặc các protein lạ trong huyết thanh.
Bệnh nhân sốt cao, rét run ngay trong truyền máu hoặc sau truyền máu, nên ngừng truyền máu và cho hạ sốt, cho các xét nghiệm kiểm tra xem có tình trạng tan máu không. Nên kiểm tra xem máu có nhiễm khuẩn không. Nếu bệnh nhân còn tái phát sốt sau những lần truyền máu tiếp theo, tốt nhất là loại bạch cầu, tiểu cầu ra khỏi túi máu.
Phù phổi không do bệnh tim.
Thường hiếm gặp, do kháng thể kháng bạch cầu, tiểu cầu có trong máu người cho và người nhận, máu có hoạt tính mạnh. Phản ứng kháng nguyên - kháng thể dẫn đến ngưng tập tiểu cầu và bị giữ lại tại vi mạch phổi làm tăng tính thấm thành mạch,hoạt hóa bổ thể gây soocs phản vệ.
Lâm sàng: bệnh nhân có biểu hiện phù phổi cấp mà không có bằng chứng suy chức năng thất trái kèm theo sốt, rét run
Xử trí: ngừng truyền máu, tìm các nguyên nhân của phù phổi cấp, kiểm tra các xét nghiệm của tan máu cấp. Điều trị tích cực với tình trạng của phổi và truyền tĩnh mạch corticoid.
Phản ứng dị ứng do truyền máu
Nổi mề đay: thường do hậu quả của truyền máu có dị nguyên hoà tan, thường gặp ở ngươi có cơ địa dị ứng, làm giải phóng histamin từ bạch cầu ưa acid (IgE hoặc IgG)
Biểu hiện: sẩn ngứa, mày đay, thương không sốt
Xử trí: ngừng truyền máu, dùng kháng histamin.
Bệnh ghép chông chủ: bệnh ghép chông chủ có thể xảy ra khi các lympho đồng loài có thẩm quyền miễn dịch được truyền vào bệnh nhân có suy giảm miễn dịch trầm trọng. Thường gặp ở người truyền máu nhiều lần, toàn phần, khôi hồng cầu < bạch cầu < tiểu cầu.
Biểu hiện sốt cao, rối loạn chức năng gan, ỉa chảy, sẩn đa dạng, ban đỏ hoặc ban đỏ lan toả. Các triệu chứng xuất hiện sau truyền máu trong vòng 30 ngày. Tỷ lệ tử vong cao chủ yếu do biến chứng nhiễm trùng.
Xử trí: Sử dụng corticoid, globulin kháng tuyến ức, methotrexat và cyalosporin. Hiện nay người ta có thể chiếu xạ tất cả các chế phẩm máu để phòng bệnh ghép chông chủ
6.2 Các bênh nhiễm trùng.
Nhiễm các loại virus viêm gan .
Viêm gan sau truyền máu là biến chứng thường gặp nhất. Phần lớn là viêm gan c (HCV). Dưới 2% các trường hợp có thể là viêm gan B (HBV) viêm gan D (HDV) và cytomegalovirus (CMV).
Bệnh nhân thường không có biểu hiện lâm sàng mà chỉ biểu hiện tăng men transaminase huyết thanh (ALT- SGPT; AST-' SGOT). Có khoảng 20-25% các trường hợp chán ăn, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau cơ, đau khớp, sốt nhẹ ..
Xử trí: xét nghiệm các dấu ấn của virus bằng phương pháp ELISA
Điều trị như một bệnh nhân viêm gan khi có men gan tăng
Nhiễm HIV
Nhiễm HIV sau truyền máu thường gặp ở những người bị nhiễm HIV giai đoạn cửa sổ, hoặc các kỹ thuật sàng lọc không đảm bảo. Thường bệnh nhân ít khi có triệu chứng bệnh trong vòng 2-3 năm sau truyền máu. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của người hiến máu và tăng cường sử dụng các kỹ thuật phát hiện HIV rút ngắn giai đoạn cửa sổ, tăng cường chuyên môn của người làm công tác sàng lọc máu là điều quan trọng nhất ngăn chặn nhiễm HIV trong truyền máu.
Nhiễm các vi khuẩn khác: HTLVl- HTLV2 (Human T lymphotropic virus
HTLV) là retrovirus gây u lympho ở người (ít gặp)
Nhiễm trùng không do virus.
Sốt rét: tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng sốt rét thường gặp p. falciparum, p. vivax.
Bệnh nhân có biểu hiện như một bệnh sốt rét (sốt cao, rét run, vã mồ hôi), xét nghiệm có ký sinh trùng sốt rét, các xét nghiệm biểu hiện một tan máu cấp
Đặc trị theo phác đồ sốt rét rất có hiệu quả
Giang mai (Treporema paclidum)
Sau truyền máu khoảng 4 tuần đến 4 tháng, bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng của giai đoạn 2 giang mai điển hình (sẩn ngứa lan toả và tôn thương bạch huyêt)
Xét nghiệm huyết thanh cho phản ứng dương tính. Thường gặp ở người nhiễm giang mai giai đoạn đầu (nhiễm khuẩn máu).
Nhiễm các vi khuẩn khác: thường nhiễm các vi khuẩn Gram âm như Pseudomonas, Citrobacterírendi, E. coli....Thường xảy ra ỏ các chê phẩm máu bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Bệnh nhân thường có biểu hiện của nhiễm khuẩn máu và nội độc tố của vi khuẩn, có thể gây sốc, đông máu rải rác trong nội mạch, suy thận.
Cần thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc vô khuẩn khi làm kỹ thuật ổ.
6.3 Biến chứng khi truyền máu khối lượng lớn
Rối loạn huyết động.
Do truyền máu toàn phần và khối hồng cầu không chứa đủ lượng tiểu cầu, do các yếu tô" đông máu bị mất trong quá trình bảo quản, nên khi truyền máu khối lượng lốn dễ gây pha loãng tiểu cầu và yếu tố' đông máu dẫn đến chảy máu sau truyền máu khối lượng lớn.
Xử trí: truyền khôi tiểu cầu và plasma tươi, plasma tươi đông lạnh.
Đề phòng: nếu truyền 4 - 5 đơn vị máu dự trữ cần xen vào một đơn vị máu tươi.
Nhiễm độc citrat.
Citrat là một phần quan trọng trong dung dịch bảo quản máu. Khi truyền một khôi lượng máu lớn trong thời gian ngắn, cần cho thêm dung dịch calci clorid hoặc glucorat calci vào tĩnh mạch (không được cho vào túi máu).
Hạ thân nhiệt:
Có thể xảy ra khi truyền khối lượng máu lớn bảo quản ở nhiệt độ 4 ± 2°c. Nếu truyền máu khôi lượng lớn, nên để ấm trước khi truyền.
Mất thăng bằng acid, base
Tình trạng nhiễm toan chuyển hoá có thể xuất hiện sớm khi truyền một khối lượng máu lớn. Sau đó, có thể nhiễm kiềm do việc chuyển citrat và lactat thành carbonat.
Xử trí: phục hồi lại huyết áp và tưối máu tổ chức có thể điều chỉnh được tình trạng nhiễm acid.
Tăng kali máu
Trong quá trình bảo quản máu từ ngày thứ 15 trở đi xuất hiện hiện tượng vỡ hồng cầu, giải phóng kali ra huyết tương. Do đó, nếu truyền khôi lượng lớn máu bảo quản sẽ có nguy cơ tăng kali máu cho ngưòi nhận.
Tóm lại: việc truyền máu là một vấn đề cấp thiết nhưng cũng không nên sử dụng quá rộng rãi vì có nhiều tai biến nghiêm trọng. Vì vậy tương lai truyền máu trong 15 năm: truyền máu hoàn hồi, truyền máu tự thân, truyền máu đã được tách bạch cầu, tách tiểu cầu, truyền hemoglobin nhân tạo dựa trên công nghệ gen.
Nêu được sơ lược lịch sử truyền máu.
Trình bày được các hệ thông nhóm máu.
Nêu được các dạng máu và các chất thay thế máu thường dùng.
Trình bày được các chỉ định và nguyên tắc truyền máu[sub]ử[/sub]
Nêu được các tai biến của truyền máu.
NỘI DUNG 1. Lich sử của truyền máu
Truyền máu có tầm quan trọng rất lốn trong y học, là một trong các tiến bộ lớn đã góp phần thúc đẩy ngành ngoại khoa phát triển.
Truyền máu là cung cấp cho cơ thể một lượng máu nhằm:
+ Bồi phụ lại khôi lượng tuần hoàn khi còn thiếu.
+ Bồi phụ lại một số chất quan trọng trong máu nhằm mục đích duy trì sự sông của tế bào, giúp cơ thể hoạt động bình thưòng[sub]ế[/sub]
Từ thuở xa xưa, người ta cho rằng đưa máu vào trong cơ thể sẽ làm cho con ngươi trẻ khoẻ hơn trước.
Sử sách ghi nhận lần truyền máu đầu tiên là truyền máu ở động vật được Christopher Wren (1632-1723) thực hiện năm 1656. Sau nhiều lần thử nghiệm trên súc vật, ngày 15 tháng 6 năm 1667, Jean Baptiste Denis (1625 - 1704) truyền máu từ một con cừu non vào một cháu trai 15 tuổi.
Năm 1818, James Blundell (1790 - 1877) đã truyền máu hoàn hồi ở bệnh nhân chửa ngoài tử cung vỡ, bệnh nhân đã được cứu sông.
Năm 1900, Karl Landsteiner (1868 - 1943) tìm ra các nhóm máu A, B, 0.
Năm 1902, Decarstello Sturli tìm ra nhóm máu thứ 4 là AB. Từ đó truyền máu từ ngươi sang người được mở ra một hướng mới, tuy có những thành công, nhưng gặp nhiều biến chứng, các nhà y học thời đó chưa biết cách chông đông máu cũng như chưa rõ những đặc tính của máu, do vậy khi truyền máu phải truyền trực tiêp từ ngưòi này sang người khác, tức là "người bệnh phải chờ máu".
Đên năm 1914, Ferìay và Hustin lần đầu tiên phát hiện ra chất chông đông máu là natri citrat và đã giải quyết được vấn đề "máu chờ người bệnh". Từ đó. các ngân hàng máu đã ra đòi, việc truyền máu được tiến hành thuận lợi hơn.
Năm 1940, với sự giúp đỡ của các cộng sự trong đó có A. Wiener, K. Landsteiner đã tìm ra yếu tô" Rh.
Từ năm 1945, trên lâm sàng đã áp dụng truyền máu rộng rãi và phổ biến nên đã cứu sông được rất nhiều bệnh nhân.
2. Tình hình truyền máu ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, ngành truyền máu Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang đứng trước các thử thách lớn:
Tình hình khan hiếm máu nghiêm trọng thường xuyên diễn ra ở các cơ sở điều trị. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay, toàn thế giới mói chỉ đáp ứng được 20 - 25% nhu cầu máu, cho điều trị. Việc đáp ứng nhu cầu truyền máu này ở Việt Nam là 15 -20%, ở Thái Bình là 20 - 25% (tài liệu).
Nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan virus B, virus c và các vi khuẩn khác có thể xảy ra trong truyền máu. Mặc dù hiện nay, ngành truyền máu Việt Nam đã có qui định chặt chẽ trong cồng tác sàng lọc,, bảo quản, lưu trữ, cấp phát và truyền máu an toàn, nhưng các sinh phẩm sàng lọc còn có "giai đoạn cửa sổ" kéo dài trên một tháng, nên việc lây nhiễm bệnh ở "giai đoạn cửa sổ" là khó tránh khỏi.
Số" lượng máu sử dụng trong điều trị trên 80% là máu toàn phần. Việc sử dụng máu toàn phần vừa lãng phí vừa có nguy cơ xảy ra các phản ứng miễn dịch trong truyền máu do bất đồng hệ thống HLA (kháng nguyên bạch cầu, tiểu cầu) và các hệ kháng nguyên thuộc huyết tương.
Sử dụng máu chưa căn cứ vào sô" lượng máu mất, mà nhiều khi còn theo cảm tính, vì thế dễ dẫn đến tình trạng sử dụng máu quá thiếu hoặc quá thừa.
Sử dụng máu hoàn hồi còn rất hạn chế, tự phát, chưa có qui trình thu gom, kiếm tra, theo dõi truyền máu theo tiêu chuẩn quốc gia, chưa có chỉ đạo thông nhất triển khai truyền máu tự thân có kế hoạch bằng cách lấy máu trước mổ và pha loãng máu trong
mổ.
Để khắc phục tình trạng trên, nhiều quốc gia trên thế giới tiến hành đồng bộ các giải pháp:
Tăng cường vận động hiến máu nhân đạo, tiến tới chấm dứt tình trạng mua bán máu,chỉ còn hiến máu nhân đạo không nhận tiền.
Tăng cường truyền máu tự thân: thu gom máu trong phẫu thuật kín, trong chấn thương vỡ tạng đặc, chửa ngoài tử cung vỡ ... để truyền hoàn hồi, khuyên khích lấy máu trước mổ có chương trình, pha loãng máu trong mổ ... nhằm góp phần làm giảm nguy cơ thiếu máu và đảm bảo an toàn truyền máu.
Thực hiện tách các thành phần máu: khối hồng cầu, khối bạch cầu, khối tiếu cầu, hồng cầu rửa, huyết tương, huyết tương tươi đông lạnh, tủa yếu tố VIII ... theo nguyên tăc “cần gì truyẽn nấy, không cần khõng truyền".
Tăng cường trang bị kỹ thuật hiện đại cho sàng lọc máu: dây truyền lạnh, dàn ELISA ...
Tại Việt Nam, từ năm 1995, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã phôi hợp với các trung tâm truyền máu các tỉnh, tiến hành vận động hiến máu nhân đạo trong đông đảo thanh niên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, công nhân trong xí nghiệp, nhà máy ... Nhò vậy mà lượng máu thu hồi hàng năm đã tăng lên rất nhiều. Nếu như trước đây với đội ngũ những người bán máu chuyên nghiệp, họ chỉ cung cấp cho các cơ sở điều trị từ 50.000 - 90.000 lít máu trong 1 năm, thì hiện nay, số lượng máu cung cấp đã lên tới 120.000 -140.000 lít / năm, có tới 30-40% sô" máu thu được từ hiến máu nhân đạo. Công tác vận động hiến máu nhân đạo tuy đã làm rất tốt và thu được thắng lợi lốn nhưng việc truyền máu toàn phần và tách các chế phẩm máu còn rất hạn chế, đó cũng là một trong các nguyên nhân gây tình trạng thiếu máu hiện nay.
3.Một số hệ thống nhóm máu chính thuộc hồng cầu
3.1 Hê thông nhổm máu ABO
Hệ thông nhóm máu ABO là hệ thông nhóm máu cơ bản nhất, quan trọng nhất, quyết định cho sự thành công hay thất bại trong cuộc truyền máu. Hệ thông nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu chính được Karl Landsteiner tìm ra năm 1900 và gọi tên là nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu 0 và nhóm máu AB.
Có 2 kháng nguyên quyết định tính chất kháng nguyên của hệ thông nhóm máu này là kháng nguyên A, kháng nguyên B, và tương ứng với nó là 2 kháng thể kháng A (Anti A), kháng thể kháng B (Anti B).
Người ta phân loại các nhóm máu trong hệ thông này dựa vào: kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu và kháng thể có trong huyết thanh, với nguyên tắc không thể có kháng thể trong huyết thanh làm ngưng kết kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu của cùng một cá thể. Do vậy:
+ Người nhóm máu A thì có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể kháng B trong huyết thanh.
+ Người nhóm máu B thì có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể kháng A trong huyết thanh.
+ Người nhóm máu AB thì có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và không có kháng thể kháng A và B trong huyết thanh.
+ Người nhóm máu 0 thì không có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể kháng A và B trong huyết thanh.
Kháng thể thuộc hệ nhóm máu ABO là kháng thể tự nhiên có ngay từ khi hình thành bào thai và tồn tại suốt đòi. Vì vậy, xác định hệ nhóm máu ABO chỉ cần 1 lần có thể sử dụng cho suốt đời.
Tỷ lệ các nhóm máu trong hệ thông nhóm máu này rất khác nhau, theo giáo sư Bạch Quốc Tuyên và cộng sự: nhóm A = 21%, nhóm B = 30%, nhóm AB = 6%, nhóm 0 = 43%.
Ngoài ra, người ta còn thấy trong nhóm máu A có A1 và A[sub]2[/sub], tương tự cũng
có nhóm máu A1B và A[sub]2[/sub]B. Người nhóm máu A[sub]:[/sub] trong huyết thanh có kháng thể tự nhiên chống lại kháng nguyên A[sub]2[/sub], do vậy cần lưu ý có trường hợp cùng nhóm máu A nhưng vẫn có phản ứng miễn dịch xảy ra, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp.
3.2 Hệ thống nhóm máu Rh (Rherus)
Hệ thông nhóm máu Rh với 2 nhóm máu chính: Rh dương (có kháng nguyên Rh), Rh. âm (không có kháng nguyên Rh). Kháng thể của hệ thông nhóm máu này chỉ xuất hiện lần thứ 2 giữa ngưòi có nhóm máu Rh âm tiếp xúc với kháng nguyên Rh dương. Như vậy, nếu truyền máu nhiều lần, người mang thai nhiều lần ở ngưòi bất đồng nhóm máu hệ Rh thì sẽ có phản ứng miễn dịch xảy ra.
Nhóm máu Rh âm tiếp xúc lần thứ 2 với kháng nguyên Rh dương sẽ có phản ứng xảy ra do có sự kết hợp kháng nguyên-kháng thể miễn dịch.
Hệ thông nhóm Rh còn có nhiều kháng nguyên khác nhau được phát hiện vào những năm 1980 như: kháng nguyên c, E, cw, DW....
3.3 Các hê thống nhóm máu khác thuôc hồng cầu
Ngoài nhóm máu hệ ABO và Rh, các nhóm máu khác thuộc hồng cầu lần lượt được tìm thấy và có tới trên 30 loại khác nhau như: M, N, s, p, Lutheral, Lewish, Duffy, Kell, Kidd
3.4 Hệ thống nhóm máu thuộc bach cầu, tiểu cấu: HLA
4. Nguyên tắc truyền máu
Truyền máu có vai trò vô cùng lớn trong lịch sử y học thế giới. Nhờ có các tiến bộ kỹ thuật trong truyền máu mà hàng năm có hàng vạn người được cứu sông nhờ có truyền máu đồng loài, đặc biệt là trong các trường hợp mất máu cấp tính, trong các chấn thương vỡ tạng, chửa ngoài tử cung vỡ, xuất huyết tiêu hoá nặng ... Truyền máu ra đời cũng là một trong các động lực chính thúc đẩy ngành ngoại khoa phát triển. Tuy nhiên việc sử dụng máu cũng được ví như người ta sử dụng “dao hai lưỡi”. Vì vậy, khi quyết định truyền máu cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau: .
4.1 Truyền máu phù hơp hê thống nhóm máu
Truyền máu phù hợp hệ thông nhóm máu thuộc hồng cầu (ABO, Rh và một số nhóm máu khác), có nghĩa là không được để kháng thể của ngưòi nhận máu làm ngưng kết hồng cầu của người cho máu (quy tắc bắt buộc).
Như vậy: người có nhóm máu A chỉ truyền cho người có nhóm máu A. Người có nhóm máu B chỉ truyền cho người có nhóm máu B. Ngưòi có nhóm máu o chỉ truyền cho người có nhóm máu 0. Ngươi có nhóm máu AB chỉ truyền cho người có nhóm máu AB.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, có thể truyền máu khác nhóm trong hệ ABO nhưng phải tuân thủ nguyên tắc truyền máu bắt buộc và như vậy có thể sơ đồ hoá sau:
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, có thể truyền máu khác nhóm trong hệ ABO nhưng phải tuân thủ nguyên tắc truyền máu bắt buộc và như vậy có thể sơ đồ hoá sau:
Để đảm bảo an toàn truyền máu và khắc phục tình trạng khan hiếm máu, cần thực hiện nguyên tắc “cần gì truyền nấy, không cần không truyền”.
5. Các chế phẩm máu và chỉ định truyền máu
5.1 Máu toàn phần
Một đơn vị máu toàn phần có thể là 250 ml (trong đó gồm 200ml máu và 50ml dung dịch chông đông ACD, CPD) có hematocrit từ 0,35 -0,44 1/1. Máu toàn phần là máu nguyên vẹn có chất chống đông máu, chứa đầy đủ các thành phần: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Máu toàn phần có thể bảo quản ở 4 ± 2°c trong 21-35 ngày tuỳ theo dung dịch bảo quản. Huyết tương có albumin, các protein huyết tương khác, trong đó có các yếu tô" đông máu. Tuy nhiên, các yếu tô" đông máu dễ bị huỷ trong quá trình lưu trữ ở nhiệt độ 4 ± 2°c như yếu tô" V và yếu tô" VIII.
Chỉ định truyền máu toàn phần:
Mất máu cấp tính, mất máu nhiều và giảm thể tích tuần hoàn trên 35-40%.
Có thể dùng thay máu ở bệnh nhân bị bệnh hồng cầu hình liềm ...
5.2 Khối hồng cầu:
Khối hồng cầu được điều chế từ máu toàn phần đã được loại bỏ phần huyết tương và một phần bạch cầu, tiểu cầu. Hematocrit khoảng 0,50-0,60 1/1.
Chỉ định truyền khối hồng cầu:
Bệnh nhân bị thiếu máu mạn tính chỉ cần cung cấp hồng cầu để vận chuyển oxy chứ không cần tăng thể tích tuần hoàn.
Bệnh nhân bị mất máu nặng, mất khoảng 25% thể tích máu, nguyên nhân mất máu đã được xử lý.
Bệnh nhân mất máu có urê máu cao, thiếu máu tan máu tự miễn và trong một số trường hợp bệnh lý về tim, phổi.
5.3 Khối tiểu cầu
Khối tiểu cầu được tách ra từ các đơn vị máu toàn phần với một lượng nhỏ huyết tương, mỗi túi chứa ít nhất 5,5 X 10[sup]9[/sup] tiểu cầu trong 50-70 ml huyết tương. ■
Chỉ định truyền khối tiểu cầu
Dự phòng ở các bệnh nhân chưa bị xuất huyết nhưng có sô" lượng tiểu cầu
15-20 X 10[sup]9[/sup]/lít.
Các trường hợp giảm sản tuỷ xương.
Truyền khối tiểu cầu dự phòng trước phẫu thuật khi số lượng tiểu cầu dưới 60 X 10[sup]9[/sup]/lít.
ở bệnh nhân bị mất máu số lượng tiểu cầu 50-60 X 10[sup]9[/sup]/lít.
Bệnh nhân rối loạn chức năng tiểu cầu, truyền trước khi tiến hành phẫu thuật lốn hoặc xử lý khi chảy máu.
5.4 Bach cầu hat
Khôi bạch cầu hạt được tách bằng phương pháp tách bạch cầu từ một người cho đơn độc, chứa 10 xio[sup]10[/sup] bạch cầu hạt, một ít lymphocyte, một ít tiêu câu và hồng cầu trong 200-300 ml huyết tương, chỉ được truyền trong vòng 24 giò kể từ khi lấy máu.
Chỉ định truyền khối bạch cầu:
Sử dụng cho bệnh nhân thiếu bạch cầu trung tính (sô" lượng bạch cầu
0,5x 10[sup]9[/sup]/lít, do giảm sinh dòng tuỷ, nhiễm trùng không đáp ứng kháng sinh và đang đợi phục hồi chức năng tuỷ xương.
Nhiễm trùng ỏ trẻ sơ sinh và bệnh nhân bị rôi loại chức năng bạch câu hạt nghiêm trọng.
5.5 Huyết tương tươi đông lanh (FFP- Fresh Frozen Pỉasma)
Huyết tương tươi đông lạnh (FFP) được điều chế từ máu toàn phần bằng tách huyết tương và làm đông lạnh huyết tương trong vòng 6 giò sau khi lấy máu ra khỏi cơ thể. FFP chứa đầy đủ các thành phần huyết tương, cả nước và điện giải.
Chỉ định dùng FFP:
Thiếu hụt các yếu tô" đông máu như: bệnh gan đang hoặc có nguy cơ chảy máu, bệnh nhân bị đông máu rải rác nội mạch.
Truyền máu khôi lượng lớn.
Dùng để kháng tác dụng kháng đông của Warfarin khi hiệu quả của vitamin K không kịp thòi.
Dùng để điều chỉnh tình trạng thiếu hụt từng yêu tô đông máu.
Dùng để thay thế plasma ở những bệnh nhân xuất huyết giảm tiêu cầu miễn dịch (Immunologic thromobocytopenie purpura - ITP).
Ngoài các chế phẩm trên, ngành truyền máu Việt Nam có thể tách được các thành phần khác: tủa lạnh yếu tô VIII, albumin, globulin miên dịch, yếu tô" VIII cô đặc.
6. Các phản ứng không mong muốn xảy ra trong truyển máu
6.1. Phản ứng do miễn dỉch
Tan máu cấp (sốc phản vệ)
Tan máu cấp (sốc phản vệ) là phản ứng xảy ra do truyền nhầm nhóm máu hệ ABO. Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Triệu chứng lâm sàng nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào sô' lượng máu đã truyền và mức độ không tương đồng hệ ABO. Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, rét run, đau ngực, đau lưng, đau ở vị trí truyền, nôn, khó thở, đái huyết sắc tố”, vô niệu, xuất huyết, hạ huyết áp và có thể hôn mê.
Xử lý: ngay lập tức phải ngừng truyền máu. duy trì kim truyền tĩnh mạch, cô' gắng nâng huyết áp và duy trì máu qua thận bằng truyền dịch và lợi tiểu .
Thu hồi mẫu máu và đơn vị máu nghi ngò để kiểm tra nhóm máu và thủ tục chuyên môn.
Cần làm các xét nghiệm để xác định tình trạng tan máu:
Định lượng LDH, Hct (hematocrit), bilirubin gián tiếp, nghiệm pháp Coombs.
Phản ứng tan máu muộn.
Phản ứng tan máu muộn thường do việc gây miễn dịch tiên phát hoặc thứ phát chông lại các đồng kháng nguyên hồng cầu như kháng nguyên hệ Rh, Kell, Diffy, Kidd
Phản ứng tan máu muộn có thể không có biểu hiện lâm sàng, đặc biệt có thể chỉ là hiện tượng giảm huyết sắc tô" không giải thích được.
Bệnh nhân có thể có biểu hiện sốt, rét run, thiếu máu, vàng da và xuất hiện huyết sắc tố tự do trong huyết thanh.
Trong trường hợp này, cần phải làm các xét nghiệm xác định có tan máu: Coombs trực tiếp, gián tiếp, hemoglobin tự do, bilirubin gián tiếp, cần thiết phải tìm kháng thể miễn dịch
Phản ứng sốt sau truyền máu không do tan máu.
Phản ứng sốt sau truyền máu thường xuất hiện các kháng thể độc tế bào hoặc các kháng thể ngưng kết chông lại các kháng nguyên có trên bề mặt bạch cầu hạt, lymphocyte hoặc tiểu cầu (HLA) hoặc các protein lạ trong huyết thanh.
Bệnh nhân sốt cao, rét run ngay trong truyền máu hoặc sau truyền máu, nên ngừng truyền máu và cho hạ sốt, cho các xét nghiệm kiểm tra xem có tình trạng tan máu không. Nên kiểm tra xem máu có nhiễm khuẩn không. Nếu bệnh nhân còn tái phát sốt sau những lần truyền máu tiếp theo, tốt nhất là loại bạch cầu, tiểu cầu ra khỏi túi máu.
Phù phổi không do bệnh tim.
Thường hiếm gặp, do kháng thể kháng bạch cầu, tiểu cầu có trong máu người cho và người nhận, máu có hoạt tính mạnh. Phản ứng kháng nguyên - kháng thể dẫn đến ngưng tập tiểu cầu và bị giữ lại tại vi mạch phổi làm tăng tính thấm thành mạch,hoạt hóa bổ thể gây soocs phản vệ.
Lâm sàng: bệnh nhân có biểu hiện phù phổi cấp mà không có bằng chứng suy chức năng thất trái kèm theo sốt, rét run
Xử trí: ngừng truyền máu, tìm các nguyên nhân của phù phổi cấp, kiểm tra các xét nghiệm của tan máu cấp. Điều trị tích cực với tình trạng của phổi và truyền tĩnh mạch corticoid.
Phản ứng dị ứng do truyền máu
Nổi mề đay: thường do hậu quả của truyền máu có dị nguyên hoà tan, thường gặp ở ngươi có cơ địa dị ứng, làm giải phóng histamin từ bạch cầu ưa acid (IgE hoặc IgG)
Biểu hiện: sẩn ngứa, mày đay, thương không sốt
Xử trí: ngừng truyền máu, dùng kháng histamin.
Bệnh ghép chông chủ: bệnh ghép chông chủ có thể xảy ra khi các lympho đồng loài có thẩm quyền miễn dịch được truyền vào bệnh nhân có suy giảm miễn dịch trầm trọng. Thường gặp ở người truyền máu nhiều lần, toàn phần, khôi hồng cầu < bạch cầu < tiểu cầu.
Biểu hiện sốt cao, rối loạn chức năng gan, ỉa chảy, sẩn đa dạng, ban đỏ hoặc ban đỏ lan toả. Các triệu chứng xuất hiện sau truyền máu trong vòng 30 ngày. Tỷ lệ tử vong cao chủ yếu do biến chứng nhiễm trùng.
Xử trí: Sử dụng corticoid, globulin kháng tuyến ức, methotrexat và cyalosporin. Hiện nay người ta có thể chiếu xạ tất cả các chế phẩm máu để phòng bệnh ghép chông chủ
6.2 Các bênh nhiễm trùng.
Nhiễm các loại virus viêm gan .
Viêm gan sau truyền máu là biến chứng thường gặp nhất. Phần lớn là viêm gan c (HCV). Dưới 2% các trường hợp có thể là viêm gan B (HBV) viêm gan D (HDV) và cytomegalovirus (CMV).
Bệnh nhân thường không có biểu hiện lâm sàng mà chỉ biểu hiện tăng men transaminase huyết thanh (ALT- SGPT; AST-' SGOT). Có khoảng 20-25% các trường hợp chán ăn, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau cơ, đau khớp, sốt nhẹ ..
Xử trí: xét nghiệm các dấu ấn của virus bằng phương pháp ELISA
Điều trị như một bệnh nhân viêm gan khi có men gan tăng
Nhiễm HIV
Nhiễm HIV sau truyền máu thường gặp ở những người bị nhiễm HIV giai đoạn cửa sổ, hoặc các kỹ thuật sàng lọc không đảm bảo. Thường bệnh nhân ít khi có triệu chứng bệnh trong vòng 2-3 năm sau truyền máu. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của người hiến máu và tăng cường sử dụng các kỹ thuật phát hiện HIV rút ngắn giai đoạn cửa sổ, tăng cường chuyên môn của người làm công tác sàng lọc máu là điều quan trọng nhất ngăn chặn nhiễm HIV trong truyền máu.
Nhiễm các vi khuẩn khác: HTLVl- HTLV2 (Human T lymphotropic virus
HTLV) là retrovirus gây u lympho ở người (ít gặp)
Nhiễm trùng không do virus.
Sốt rét: tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng sốt rét thường gặp p. falciparum, p. vivax.
Bệnh nhân có biểu hiện như một bệnh sốt rét (sốt cao, rét run, vã mồ hôi), xét nghiệm có ký sinh trùng sốt rét, các xét nghiệm biểu hiện một tan máu cấp
Đặc trị theo phác đồ sốt rét rất có hiệu quả
Giang mai (Treporema paclidum)
Sau truyền máu khoảng 4 tuần đến 4 tháng, bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng của giai đoạn 2 giang mai điển hình (sẩn ngứa lan toả và tôn thương bạch huyêt)
Xét nghiệm huyết thanh cho phản ứng dương tính. Thường gặp ở người nhiễm giang mai giai đoạn đầu (nhiễm khuẩn máu).
Nhiễm các vi khuẩn khác: thường nhiễm các vi khuẩn Gram âm như Pseudomonas, Citrobacterírendi, E. coli....Thường xảy ra ỏ các chê phẩm máu bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Bệnh nhân thường có biểu hiện của nhiễm khuẩn máu và nội độc tố của vi khuẩn, có thể gây sốc, đông máu rải rác trong nội mạch, suy thận.
Cần thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc vô khuẩn khi làm kỹ thuật ổ.
6.3 Biến chứng khi truyền máu khối lượng lớn
Rối loạn huyết động.
Do truyền máu toàn phần và khối hồng cầu không chứa đủ lượng tiểu cầu, do các yếu tô" đông máu bị mất trong quá trình bảo quản, nên khi truyền máu khối lượng lốn dễ gây pha loãng tiểu cầu và yếu tố' đông máu dẫn đến chảy máu sau truyền máu khối lượng lớn.
Xử trí: truyền khôi tiểu cầu và plasma tươi, plasma tươi đông lạnh.
Đề phòng: nếu truyền 4 - 5 đơn vị máu dự trữ cần xen vào một đơn vị máu tươi.
Nhiễm độc citrat.
Citrat là một phần quan trọng trong dung dịch bảo quản máu. Khi truyền một khôi lượng máu lớn trong thời gian ngắn, cần cho thêm dung dịch calci clorid hoặc glucorat calci vào tĩnh mạch (không được cho vào túi máu).
Hạ thân nhiệt:
Có thể xảy ra khi truyền khối lượng máu lớn bảo quản ở nhiệt độ 4 ± 2°c. Nếu truyền máu khôi lượng lớn, nên để ấm trước khi truyền.
Mất thăng bằng acid, base
Tình trạng nhiễm toan chuyển hoá có thể xuất hiện sớm khi truyền một khối lượng máu lớn. Sau đó, có thể nhiễm kiềm do việc chuyển citrat và lactat thành carbonat.
Xử trí: phục hồi lại huyết áp và tưối máu tổ chức có thể điều chỉnh được tình trạng nhiễm acid.
Tăng kali máu
Trong quá trình bảo quản máu từ ngày thứ 15 trở đi xuất hiện hiện tượng vỡ hồng cầu, giải phóng kali ra huyết tương. Do đó, nếu truyền khôi lượng lớn máu bảo quản sẽ có nguy cơ tăng kali máu cho ngưòi nhận.
Tóm lại: việc truyền máu là một vấn đề cấp thiết nhưng cũng không nên sử dụng quá rộng rãi vì có nhiều tai biến nghiêm trọng. Vì vậy tương lai truyền máu trong 15 năm: truyền máu hoàn hồi, truyền máu tự thân, truyền máu đã được tách bạch cầu, tách tiểu cầu, truyền hemoglobin nhân tạo dựa trên công nghệ gen.