02-06-2021, 12:59 AM
1. D-Dimer là gì?
D-dimer huyết tương là sản phẩm thoái giáng của fibrin được hình thành dưới tác động của plasmin trên các cầu nối chéo của đoạn D fibrin. Sự xuất hiện sản phẩm này trong huyết tương chỉ dẫn cơ chế tạo cục đông đã được hoạt hóa và thrombin được tạo ra.
2. Xét nghiệm D-Dimer để làm gì?
- Chẩn đoán các bệnh lý huyết khối: giá trị của D-dimer gia tăng trong 90% các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu, trong 95% các trường hợp tắc mạch phổi và chỉ thấy ở 5% những người không có bệnh
huyết khối.
- Phát hiện các bệnh nhân có tình trạng tăng đông máu: xuất hiện các D-dimer ở một BN nằm liệt giường giúp hướng nhiều tới khả năng có huyết khối mới được hình thành và là bằng chứng đòi hỏi phải làm thêm các thăm dò để xác định huyết khối và chỉ định điều trị hoặc dự phòng chống đông cho bệnh nhân.
- Theo dõi các bệnh lý huyết khối theo tiến triển thời gian và để đánh giá hiệu quả điều trị:
+ Một sự bình thường trở lại các giá trị cùa D-dimer trong thời gian theo dõi chứng tỏ quá trình hình thành fibrin được cân bằng trở lại nhờ áp dụng điều trị.
+ Ngược lại, một xuất hiện các D-dimer trở lại trong thời gian theo dõi gợi ý bệnh lý huyết khối tắc mạch tái phát.
Hiện nay D-dimer là một trong các xét nghiệm dùng để theo dõi điều trị cho bệnh nhân Covid-19 theo phác đồ của Bộ Y tế.
3. Có những kỹ thuật nào để xét nghiệm D-Dimer?
Hiện nay, có hai kỹ thuật định lượng D-dimer khác nhau đang được áp dụng:
- Xét nghiệm D-dimer ngưng tập trên latex (Latex agglutination D-dimer) có độ nhạy tương đối thấp, do test này không dương tính khi chỉ có một cục đông duy nhất và chỉ (+) khi có nhiều cục đông được hình thành. Vì vậy, xét nghiệm này đã được chứng minh là test đặc hiệu và nhạy hơn để chẩn đoán tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch.
- Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy (ultrasensitive D-dimer) được tiến hành bằng kỹ thuật ELISA hoặc kỹ thuật đo độ đục miễn dịch cho phép định lượng chính xác nồng độ D-dimer. Do đạt độ nhạy cao, test sẽ dương tính khi có một cục đông duy nhất.
4. Xét nghiệm được thực hiện trên các máy loại máy gì?
Hiện tại xét nghiệm D-dimer có thể thực hiện trên các máy Đông máu, máy Hóa sinh, máy ELISA và một số máy xét nghiệm nhanh. Tuy nhiên, phần lớn vẫn sử dụng các máy đông máu tự động để thực hiện xét nghiệm.
5. Giá trị bình thường (giá trị tham chiếu) của xét nghiệm là bao nhiêu?
Giá trị tham chiếu của xét nghiệm là:
- < 500 µg/L hay < 0,5 µg/mL(mg/L) đối với thử nghiệm latex.
- <1,1 µg/mL (mg/L) đối với với test đo độ đục miễn dịch siêu nhạy (ultrasensitive immunoturbidimetric test).
Tùy theo thiết bị sử dụng của mình mà PXN đưa ra giá trị tham chiếu phù hợp.
6. Xét nghiệm D-Dimer tăng trong các trường hợp nào?
Một số tình trạng bệnh lý có tăng nồng độ D-Dimer gồm:
- Tắc mạch phổi.
- Huyết khối các tĩnh mạch sâu.
- Huyết khối động mạch.
- Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC).
- Nhồi máu cơ tim.
- Xơ gan.
- Giai đoạn sau mổ.
- Làm cầu nối tĩnh mạch-phúc mạc (shunt péritonéoveineux).
- Tình trạng tăng đông máu:
+ Chấn thương.
+ Nhiễm trùng.
+ Các tháng cuối của thời kỳ mang thai.
+ Bệnh lý ác tính.
+ Giai đoạn hậu phẫu.
- Sản giật.
- Chấn thương.
- Sau điều trị tiêu fibrin (fibrinolysis).
7. Có những yếu tố nào làm thay đổi kết quả xét nghiệm D-Dimer?
Có một số các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm D-Dimer, có thể kể đến như:
- Các thuốc làm tăng kết quả XN: Thuốc tiêu fibrin.
- Các kết quả dương tính giả có thể xẩy ra khi có hiệu giá yếu tố dạng thấp cao (>1000 IU/ml) trong huyết thanh.
- Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy có thế bị tăng cao hoặc hạ thấp giả tạo khi có tình trạng tăng lipid máu hoặc khi bệnh phẩm bị tủa đục.
8. Các cảnh báo trên lâm sàng của xét nghiệm D-Dimer?
- Kết quả xét nghiệm D-dimer dương tính chỉ dần có một nồng độ cao bất thường của các sản phẩm thoái giáng của fibrin. Điều này chứng tỏ có tình trạng hình thành huyết khối và tiêu fibrin có ý trong cơ thể. Cần tiến hành làm thêm các XN khác để tìm kiếm vị trí hay nguyên nhân huyết khối.
- Kết quả xết nghiệm D-dimer bình thường cho thấy rất nhiều khả năng là bệnh nhân không có tình trạng bệnh lý cấp tính nào gây nên quá trình hình thành và thoái giáng cục huyết khối trong cơ thể.
9. Xét nghiệm D-Dimer có giá báo nhiêu tiền?
- Giá xét nghiệm D-Dimer đối với bệnh nhân có bảo hiểm Y tế được áp dụng theo Thông tư 13/2019/TT-BYT ngày 05/07/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế là 253.000đ đối với ngưng kết Latex và 516.000đ đối với kỹ thuật miễn dịch hoá phát quang.
- Giá xét nghiệm D-Dimer đối với bệnh nhân không có bảo hiểm Y tế được áp dụng theo Thông tư 14/2019/TT-BYT ngày 05/07/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế tại các cơ sở Y tế công lập là 253.000đ đối với ngưng kết Latex và 516.000đ đối với kỹ thuật miễn dịch hoá phát quang.
Trên đây là xét nghiệm D-Dimer và ý nghĩa trong lâm sàng. Nếu bạn đọc cần thêm thông tin vui lòng liên hệ.
Cao Văn Tuyến/ 0978.336.115 - 0913.334.212.
Email: tuyenlab@gmail.com
Tài liệu tham khảo: Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng - PGS.TS Nguyễn Đạt Anh.
D-dimer huyết tương là sản phẩm thoái giáng của fibrin được hình thành dưới tác động của plasmin trên các cầu nối chéo của đoạn D fibrin. Sự xuất hiện sản phẩm này trong huyết tương chỉ dẫn cơ chế tạo cục đông đã được hoạt hóa và thrombin được tạo ra.
2. Xét nghiệm D-Dimer để làm gì?
- Chẩn đoán các bệnh lý huyết khối: giá trị của D-dimer gia tăng trong 90% các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu, trong 95% các trường hợp tắc mạch phổi và chỉ thấy ở 5% những người không có bệnh
huyết khối.
- Phát hiện các bệnh nhân có tình trạng tăng đông máu: xuất hiện các D-dimer ở một BN nằm liệt giường giúp hướng nhiều tới khả năng có huyết khối mới được hình thành và là bằng chứng đòi hỏi phải làm thêm các thăm dò để xác định huyết khối và chỉ định điều trị hoặc dự phòng chống đông cho bệnh nhân.
- Theo dõi các bệnh lý huyết khối theo tiến triển thời gian và để đánh giá hiệu quả điều trị:
+ Một sự bình thường trở lại các giá trị cùa D-dimer trong thời gian theo dõi chứng tỏ quá trình hình thành fibrin được cân bằng trở lại nhờ áp dụng điều trị.
+ Ngược lại, một xuất hiện các D-dimer trở lại trong thời gian theo dõi gợi ý bệnh lý huyết khối tắc mạch tái phát.
Hiện nay D-dimer là một trong các xét nghiệm dùng để theo dõi điều trị cho bệnh nhân Covid-19 theo phác đồ của Bộ Y tế.
3. Có những kỹ thuật nào để xét nghiệm D-Dimer?
Hiện nay, có hai kỹ thuật định lượng D-dimer khác nhau đang được áp dụng:
- Xét nghiệm D-dimer ngưng tập trên latex (Latex agglutination D-dimer) có độ nhạy tương đối thấp, do test này không dương tính khi chỉ có một cục đông duy nhất và chỉ (+) khi có nhiều cục đông được hình thành. Vì vậy, xét nghiệm này đã được chứng minh là test đặc hiệu và nhạy hơn để chẩn đoán tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch.
- Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy (ultrasensitive D-dimer) được tiến hành bằng kỹ thuật ELISA hoặc kỹ thuật đo độ đục miễn dịch cho phép định lượng chính xác nồng độ D-dimer. Do đạt độ nhạy cao, test sẽ dương tính khi có một cục đông duy nhất.
4. Xét nghiệm được thực hiện trên các máy loại máy gì?
Hiện tại xét nghiệm D-dimer có thể thực hiện trên các máy Đông máu, máy Hóa sinh, máy ELISA và một số máy xét nghiệm nhanh. Tuy nhiên, phần lớn vẫn sử dụng các máy đông máu tự động để thực hiện xét nghiệm.
5. Giá trị bình thường (giá trị tham chiếu) của xét nghiệm là bao nhiêu?
Giá trị tham chiếu của xét nghiệm là:
- < 500 µg/L hay < 0,5 µg/mL(mg/L) đối với thử nghiệm latex.
- <1,1 µg/mL (mg/L) đối với với test đo độ đục miễn dịch siêu nhạy (ultrasensitive immunoturbidimetric test).
Tùy theo thiết bị sử dụng của mình mà PXN đưa ra giá trị tham chiếu phù hợp.
6. Xét nghiệm D-Dimer tăng trong các trường hợp nào?
Một số tình trạng bệnh lý có tăng nồng độ D-Dimer gồm:
- Tắc mạch phổi.
- Huyết khối các tĩnh mạch sâu.
- Huyết khối động mạch.
- Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC).
- Nhồi máu cơ tim.
- Xơ gan.
- Giai đoạn sau mổ.
- Làm cầu nối tĩnh mạch-phúc mạc (shunt péritonéoveineux).
- Tình trạng tăng đông máu:
+ Chấn thương.
+ Nhiễm trùng.
+ Các tháng cuối của thời kỳ mang thai.
+ Bệnh lý ác tính.
+ Giai đoạn hậu phẫu.
- Sản giật.
- Chấn thương.
- Sau điều trị tiêu fibrin (fibrinolysis).
7. Có những yếu tố nào làm thay đổi kết quả xét nghiệm D-Dimer?
Có một số các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm D-Dimer, có thể kể đến như:
- Các thuốc làm tăng kết quả XN: Thuốc tiêu fibrin.
- Các kết quả dương tính giả có thể xẩy ra khi có hiệu giá yếu tố dạng thấp cao (>1000 IU/ml) trong huyết thanh.
- Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy có thế bị tăng cao hoặc hạ thấp giả tạo khi có tình trạng tăng lipid máu hoặc khi bệnh phẩm bị tủa đục.
8. Các cảnh báo trên lâm sàng của xét nghiệm D-Dimer?
- Kết quả xét nghiệm D-dimer dương tính chỉ dần có một nồng độ cao bất thường của các sản phẩm thoái giáng của fibrin. Điều này chứng tỏ có tình trạng hình thành huyết khối và tiêu fibrin có ý trong cơ thể. Cần tiến hành làm thêm các XN khác để tìm kiếm vị trí hay nguyên nhân huyết khối.
- Kết quả xết nghiệm D-dimer bình thường cho thấy rất nhiều khả năng là bệnh nhân không có tình trạng bệnh lý cấp tính nào gây nên quá trình hình thành và thoái giáng cục huyết khối trong cơ thể.
9. Xét nghiệm D-Dimer có giá báo nhiêu tiền?
- Giá xét nghiệm D-Dimer đối với bệnh nhân có bảo hiểm Y tế được áp dụng theo Thông tư 13/2019/TT-BYT ngày 05/07/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế là 253.000đ đối với ngưng kết Latex và 516.000đ đối với kỹ thuật miễn dịch hoá phát quang.
- Giá xét nghiệm D-Dimer đối với bệnh nhân không có bảo hiểm Y tế được áp dụng theo Thông tư 14/2019/TT-BYT ngày 05/07/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế tại các cơ sở Y tế công lập là 253.000đ đối với ngưng kết Latex và 516.000đ đối với kỹ thuật miễn dịch hoá phát quang.
Trên đây là xét nghiệm D-Dimer và ý nghĩa trong lâm sàng. Nếu bạn đọc cần thêm thông tin vui lòng liên hệ.
Cao Văn Tuyến/ 0978.336.115 - 0913.334.212.
Email: tuyenlab@gmail.com
Tài liệu tham khảo: Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng - PGS.TS Nguyễn Đạt Anh.