TS. Đổ Thị Minh Cầm
Trưởng khoa truyền máu - BV Nhi trung ương
Đặt vấn đề
Máu và các chế phẩm máu là một loại “thuốc” đặc biệt, việc chỉ định đúng, sử dụng hợp lý máu và các chế phẩm máu là vô cùng quan trọng vì sai sót có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Truyền máu chỉ đạt hiệu quả khi truyền máu an toàn. An toàn truyền máu là một quy trình khép kín gồm nhiều giai đoạn từ khi tuyển chọn người hiến máu, khám lâm sàng, làm các xét nghiệm sàng lọc, thu thập máu, sản xuất các chế phẩm máu, lưu trữ, phân phối máu… đến chỉ định truyền máu và thực hành truyền máu trên lâm sàng.
I. Những điểm cần lưu ý khi chỉ định truyền máu và các chế phẩm máu
1. Những quy định chung
- Cần xem xét kỹ mục đích cần truyền máu, cân nhắc kỹ lợi – hại.
- Chỉ định đúng và hợp lý: “Cần gì truyền nấy”, hạn chế tối đa máu toàn phần.
- Chỉ định truyền máu và các chế phẩm máu đều phải dựa trên văn bản hướng dẫn sử dụng an toàn, hợp lý máu và các chế phẩm máu và thực tế lâm sàng của từng bệnh nhân.
- Theo dõi nghiêm túc và chặt chẽ qúa trình truyền máu và chế phẩm máu cũng như kết quả của truyền máu.
- Đối với bệnh nhân và gia đình người bệnh: được giải thích về những lợi ích cũng như các nguy cơ của truyền máu.
2. Một số lưu ý khi sử dụng máu và một số chế phẩm máu
2.1 Máu toàn phần và khối hồng cầu
- Nhiệt độ bảo quản máu toàn phần từ 2ºC đến 6ºC
- Thời gian bảo quản không quá 35 ngày với chất chống đông CPDA.
- Trong điều kiện nhiệt độ phòng truyền không quá 4 giờ
- Không truyền máu còn lạnh cho trẻ em, không được làm ấm máu ở nhiệt độ trên 37ºC
2.2 Khối tiểu cầu
- Bảo quản: Nếu điều chế trong hệ thống kín, bảo quản tiểu cầu ở 20°C đến 24°C kèm lắc liên tục có hạn dùng không quá 5 ngày kể từ ngày lấy máu. Nếu điều chế trong hệ thống hở có hạn dùng không quá 4 giờ kể từ khi điều chế.
- Cần truyền KTC ngay sau khi lĩnh từ ngân hàng máu, trong quá trình truyền khoảng 15 phút nên lắc túi chứa tiểu cầu để tiểu cầu không bị kết dính.
2.3 Huyết tương tươi đông lạnh
- Huyết tương tươi đông lạnh : sau khi làm tan đông, huyết tương tươi đông lạnh phải sử dụng ngay hoặc bảo quản ở 2°C đến 6°C không quá 6 giờ.
- Không được đông lạnh lại.
- Túi huyết tương không được có màu sắc bất thường, không bị vẩn hoặc có cục đông.
II. Một số quy định đối với khoa lâm sàng khi truyền máu
1. Yêu cầu trước khi lĩnh máu
1.1 Lấy mẫu máu của người bệnh đáp ứng các điều kiện sau:
- Được lấy ngay trước khi lĩnh máu hoặc lấy trong vòng 24h trước khi chuyển mẫu cho khoa truyền máu.
- Trước khi lấy máu phải kiểm tra, đối chiếu chỉ định, tên tuổi, mã số người bệnh, số giường điều trị với bệnh nhân
- Mẫu máu của người bệnh phải lấy vào 2 ống nghiệm: với thể tích là 1 – 2 ml đối với ống chống đông, 3 – 4 ml đối với ống không chống đông;
- Ghi rõ ràng, đầy đủ trên nhãn của ống nghiệm những thông tin tối thiểu sau:
·Họ tên hoặc mã số của người bệnh;
·Năm sinh của người bệnh;
·Số giường, khoa phòng điều trị;
·Chữ ký hoặc mã hiệu của nhân viên lấy mẫu máu;
1.2 Kiểm tra bề ngoài đơn vị máu
- Phải kiểm tra bề ngoài đơn vị máu và chế phẩm máu khi nhận máu tại khoa truyền máu, nhằm phát hiện các dấu hiệu sau:
· Thủng, hở, nứt, vỡ ở túi đựng, ống dây, vị trí cắm dây truyền;
· Sự không phân lớp hoặc phân lớp bất thường giữa các thành phần máu khi đã để lắng hoặc ly tâm;
· Màu sắc bất thường và tình trạng tan máu: có màu hồng hoặc đỏ ở phần trên mặt phân cách huyết tương và hồng cầu hoặc toàn bộ huyết tương;
· Huyết tương đục và màu sắc bất thường;
· Có cục đông, vẩn, tủa, vật lạ;
1.3 Chuẩn bị thuốc và các phương tiện cấp cứu, phác đồ xử trí các phản ứng không mong muốn do truyền máu.
2. Thực hiện và theo dõi việc truyền máu tại khoa lâm sàng
2.1 Thực hiện kiểm tra, đối chiếu các nội dung sau:
- Đối chiếu thông tin của người bệnh, đơn vị máu và phiếu truyền máu;
- Kiểm tra hạn sử dụng và bề ngoài đơn vị máu
2.2 Thực hiện định nhóm máu hệ ABO của người bệnh và đơn vị máu ngay tại giường bệnh và đối chiếu hồ sơ liên quan:
- Khi truyền máu toàn phần, khối hồng cầu, khối bạch cầu: sử dụng huyết thanh mẫu ( hoặc card đã gắn sẵn huyết thanh mẫu) để định nhóm ABO của mẫu máu người bệnh (được lấy ngay trước khi truyền máu) và của mẫu máu lấy từ đơn vị máu sắp truyền;
- Khi truyền tiểu cầu, huyết tương: sử dụng huyết thanh mẫu( hoặc card đã gắn sẵn huyết thanh mẫu) để định nhóm ABO mẫu máu của người bệnh; đồng thời trộn 2 giọt chế phẩm với 1 giọt máu người bệnh và kiểm tra ngưng kết (trên phiến kính).
2.3 Theo dõi, ghi chép:
- Kiểm tra các chỉ số lâm sàng trước khi truyền máu: huyết áp, mạch, nhiệt độ thân thể của người bệnh;
- Trước khi truyền máu, lắc nhẹ túi máu, không lắc mạnh. Sử dụng bộ dây truyền máu có bầu lọc máu để truyền máu cho người bệnh;
- Theo dõi liên tục người bệnh tối thiểu trong vòng 15 phút đầu của quá trình truyền máu để phát hiện và xử trí kịp thời tác dụng không mong muốn liên quan đến truyền máu;
- Ghi chép đầy đủ các dấu hiệu sinh tồn, diễn biến quá trình trạng người bệnh các xử trí (nếu có) vào phiếu truyền máu tại các thời điểm:
. Bắt đầu truyền máu;
. Theo định kỳ 10 – 30 phút tùy theo tình trạng lâm sàng;
. Ngưng truyền máu hoặc kết thúc truyền máu.
2.4 Không được bổ sung bất cứ dung dịch, thuốc vào đơn vị máu, trừ trường hợp có yêu cầu hòa loãng, tăng tốc độ truyền bằng cách bổ sung dung dịch muối đẳng trương NaCl 0,9 % (loại truyền tĩnh mạch) vào khối hồng cầu.
2.5 Khi xảy ra các tác dụng không mong muốn liên quan đến truyền máu:
-Tùy theo mức độ nghiêm trọng có thể giảm tốc độ hoặc ngưng truyền máu. Trường hợp ngưng truyền máu, phải dùng nước muối đẳng trương 0,9% truyền đường tĩnh mạch để duy trì đường tĩnh mạch;
- Thông báo cho bác sĩ điều trị để áp dụng các biện pháp xử trí cấp cứu;
- Lấy máu để kiểm tra các xét nghiệm cần thiết
- Chuyển các đơn vị máu có liên quan về phòng xét nghiệm truyền máu bệnh viện;
- Hoàn thành các giấy tờ, biên bản
- Báo cáo các tác dụng không mong muốn có liên quan đến truyền máu cho phòng Kế hoạch tổng hợp và khoa Truyền máu.
3. Việc trả, nhận lại đơn vị máu không truyền
- Kiểm tra bề ngoài đơn vị máu: còn nguyên vẹn
- Đơn vị máu được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ đúng quy định và trước 2 giờ sau khi lĩnh.
- Đối với huyết tương tươi đông lạnh sau khi phá đông, không đông lạnh lại được nên không trả lại khoa truyền máu
Trưởng khoa truyền máu - BV Nhi trung ương
Đặt vấn đề
Máu và các chế phẩm máu là một loại “thuốc” đặc biệt, việc chỉ định đúng, sử dụng hợp lý máu và các chế phẩm máu là vô cùng quan trọng vì sai sót có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Truyền máu chỉ đạt hiệu quả khi truyền máu an toàn. An toàn truyền máu là một quy trình khép kín gồm nhiều giai đoạn từ khi tuyển chọn người hiến máu, khám lâm sàng, làm các xét nghiệm sàng lọc, thu thập máu, sản xuất các chế phẩm máu, lưu trữ, phân phối máu… đến chỉ định truyền máu và thực hành truyền máu trên lâm sàng.
I. Những điểm cần lưu ý khi chỉ định truyền máu và các chế phẩm máu
1. Những quy định chung
- Cần xem xét kỹ mục đích cần truyền máu, cân nhắc kỹ lợi – hại.
- Chỉ định đúng và hợp lý: “Cần gì truyền nấy”, hạn chế tối đa máu toàn phần.
- Chỉ định truyền máu và các chế phẩm máu đều phải dựa trên văn bản hướng dẫn sử dụng an toàn, hợp lý máu và các chế phẩm máu và thực tế lâm sàng của từng bệnh nhân.
- Theo dõi nghiêm túc và chặt chẽ qúa trình truyền máu và chế phẩm máu cũng như kết quả của truyền máu.
- Đối với bệnh nhân và gia đình người bệnh: được giải thích về những lợi ích cũng như các nguy cơ của truyền máu.
2. Một số lưu ý khi sử dụng máu và một số chế phẩm máu
2.1 Máu toàn phần và khối hồng cầu
- Nhiệt độ bảo quản máu toàn phần từ 2ºC đến 6ºC
- Thời gian bảo quản không quá 35 ngày với chất chống đông CPDA.
- Trong điều kiện nhiệt độ phòng truyền không quá 4 giờ
- Không truyền máu còn lạnh cho trẻ em, không được làm ấm máu ở nhiệt độ trên 37ºC
2.2 Khối tiểu cầu
- Bảo quản: Nếu điều chế trong hệ thống kín, bảo quản tiểu cầu ở 20°C đến 24°C kèm lắc liên tục có hạn dùng không quá 5 ngày kể từ ngày lấy máu. Nếu điều chế trong hệ thống hở có hạn dùng không quá 4 giờ kể từ khi điều chế.
- Cần truyền KTC ngay sau khi lĩnh từ ngân hàng máu, trong quá trình truyền khoảng 15 phút nên lắc túi chứa tiểu cầu để tiểu cầu không bị kết dính.
2.3 Huyết tương tươi đông lạnh
- Huyết tương tươi đông lạnh : sau khi làm tan đông, huyết tương tươi đông lạnh phải sử dụng ngay hoặc bảo quản ở 2°C đến 6°C không quá 6 giờ.
- Không được đông lạnh lại.
- Túi huyết tương không được có màu sắc bất thường, không bị vẩn hoặc có cục đông.
II. Một số quy định đối với khoa lâm sàng khi truyền máu
1. Yêu cầu trước khi lĩnh máu
1.1 Lấy mẫu máu của người bệnh đáp ứng các điều kiện sau:
- Được lấy ngay trước khi lĩnh máu hoặc lấy trong vòng 24h trước khi chuyển mẫu cho khoa truyền máu.
- Trước khi lấy máu phải kiểm tra, đối chiếu chỉ định, tên tuổi, mã số người bệnh, số giường điều trị với bệnh nhân
- Mẫu máu của người bệnh phải lấy vào 2 ống nghiệm: với thể tích là 1 – 2 ml đối với ống chống đông, 3 – 4 ml đối với ống không chống đông;
- Ghi rõ ràng, đầy đủ trên nhãn của ống nghiệm những thông tin tối thiểu sau:
·Họ tên hoặc mã số của người bệnh;
·Năm sinh của người bệnh;
·Số giường, khoa phòng điều trị;
·Chữ ký hoặc mã hiệu của nhân viên lấy mẫu máu;
1.2 Kiểm tra bề ngoài đơn vị máu
- Phải kiểm tra bề ngoài đơn vị máu và chế phẩm máu khi nhận máu tại khoa truyền máu, nhằm phát hiện các dấu hiệu sau:
· Thủng, hở, nứt, vỡ ở túi đựng, ống dây, vị trí cắm dây truyền;
· Sự không phân lớp hoặc phân lớp bất thường giữa các thành phần máu khi đã để lắng hoặc ly tâm;
· Màu sắc bất thường và tình trạng tan máu: có màu hồng hoặc đỏ ở phần trên mặt phân cách huyết tương và hồng cầu hoặc toàn bộ huyết tương;
· Huyết tương đục và màu sắc bất thường;
· Có cục đông, vẩn, tủa, vật lạ;
1.3 Chuẩn bị thuốc và các phương tiện cấp cứu, phác đồ xử trí các phản ứng không mong muốn do truyền máu.
2. Thực hiện và theo dõi việc truyền máu tại khoa lâm sàng
2.1 Thực hiện kiểm tra, đối chiếu các nội dung sau:
- Đối chiếu thông tin của người bệnh, đơn vị máu và phiếu truyền máu;
- Kiểm tra hạn sử dụng và bề ngoài đơn vị máu
2.2 Thực hiện định nhóm máu hệ ABO của người bệnh và đơn vị máu ngay tại giường bệnh và đối chiếu hồ sơ liên quan:
- Khi truyền máu toàn phần, khối hồng cầu, khối bạch cầu: sử dụng huyết thanh mẫu ( hoặc card đã gắn sẵn huyết thanh mẫu) để định nhóm ABO của mẫu máu người bệnh (được lấy ngay trước khi truyền máu) và của mẫu máu lấy từ đơn vị máu sắp truyền;
- Khi truyền tiểu cầu, huyết tương: sử dụng huyết thanh mẫu( hoặc card đã gắn sẵn huyết thanh mẫu) để định nhóm ABO mẫu máu của người bệnh; đồng thời trộn 2 giọt chế phẩm với 1 giọt máu người bệnh và kiểm tra ngưng kết (trên phiến kính).
2.3 Theo dõi, ghi chép:
- Kiểm tra các chỉ số lâm sàng trước khi truyền máu: huyết áp, mạch, nhiệt độ thân thể của người bệnh;
- Trước khi truyền máu, lắc nhẹ túi máu, không lắc mạnh. Sử dụng bộ dây truyền máu có bầu lọc máu để truyền máu cho người bệnh;
- Theo dõi liên tục người bệnh tối thiểu trong vòng 15 phút đầu của quá trình truyền máu để phát hiện và xử trí kịp thời tác dụng không mong muốn liên quan đến truyền máu;
- Ghi chép đầy đủ các dấu hiệu sinh tồn, diễn biến quá trình trạng người bệnh các xử trí (nếu có) vào phiếu truyền máu tại các thời điểm:
. Bắt đầu truyền máu;
. Theo định kỳ 10 – 30 phút tùy theo tình trạng lâm sàng;
. Ngưng truyền máu hoặc kết thúc truyền máu.
2.4 Không được bổ sung bất cứ dung dịch, thuốc vào đơn vị máu, trừ trường hợp có yêu cầu hòa loãng, tăng tốc độ truyền bằng cách bổ sung dung dịch muối đẳng trương NaCl 0,9 % (loại truyền tĩnh mạch) vào khối hồng cầu.
2.5 Khi xảy ra các tác dụng không mong muốn liên quan đến truyền máu:
-Tùy theo mức độ nghiêm trọng có thể giảm tốc độ hoặc ngưng truyền máu. Trường hợp ngưng truyền máu, phải dùng nước muối đẳng trương 0,9% truyền đường tĩnh mạch để duy trì đường tĩnh mạch;
- Thông báo cho bác sĩ điều trị để áp dụng các biện pháp xử trí cấp cứu;
- Lấy máu để kiểm tra các xét nghiệm cần thiết
- Chuyển các đơn vị máu có liên quan về phòng xét nghiệm truyền máu bệnh viện;
- Hoàn thành các giấy tờ, biên bản
- Báo cáo các tác dụng không mong muốn có liên quan đến truyền máu cho phòng Kế hoạch tổng hợp và khoa Truyền máu.
3. Việc trả, nhận lại đơn vị máu không truyền
- Kiểm tra bề ngoài đơn vị máu: còn nguyên vẹn
- Đơn vị máu được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ đúng quy định và trước 2 giờ sau khi lĩnh.
- Đối với huyết tương tươi đông lạnh sau khi phá đông, không đông lạnh lại được nên không trả lại khoa truyền máu