07-07-2012, 09:13 AM
Phân loại khoa học:
Domain: Eukarya
Ngành (Phylum): Metamonada
Lớp (Class): Parabasalia
Bộ (Order): Trichomonadida
Giống (Genus): Trichomonas
Loài (Species): T. vaginalis
HÌNH THỂ
Vị trí ký sinh
- Ở phụ nữ, T.vaginalis chủ yếu ký sinh ở âm đạo, đôi khi ở tử cung, buồng trứng, vòi trứng.
- Ở nam giới, T.vaginalis ký sinh ở niệu đạo, ống mào tinh và tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, T.vaginalis còn có thể ký sinh ở đường tiết niệu nam và nữ như niệu quản, bàng quang, bể thận. Khi ký sinh, T.vaginalis bám chặt vào niêm mạc để khỏi bị đào thải.
Chu kỳ
Trichomonas vaginalis có chu kỳ đặc biệt với 1 vật chủ duy nhất là người. Sự phát triển của T. vaginalis ở âm đạo thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt. Trước ngày thấy kinh và sau ngày thấy kinh, T.vaginalis phát triển mạnh, nên lấy dịch âm đạo vào những ngày này dễ thấy ký sinh trùng. Trong thời kỳ rụng trứng không thấy ký sinh trùng.
Tác hại gây bệnh
Trichomonas vaginalis gây viêm đường sinh dục nữ và nam (chủ yếu ở nữ), ngoài ra còn có thể gây viêm đường tiết niệu.
Ở phụ nữ:
- Viêm âm đạo: Trichomonas vaginalis khi ký sinh ở âm đạo, gây tổn thương, thoái hóa các tế bào thượng bì âm đạo và làm cho pH âm đạo chuyển từ toan sang kiềm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm âm đạo.
Viêm âm đạo gồm có 2 thể lâm sàng là thể cấp tính, thể bán cấp và mạn tính.
+ Thể cấp tính: bệnh nhân ra nhiều khí hư có mủ vàng hoặc xanh, rất nặng mùi. Ngứa kèm theo đau và nóng rát ở âm đạo. Khám thấy âm đạo đỏ tấy, có nhiều nơi bị loét.
+ Thể bán cấp và mạn tính: bệnh nhân không có viêm tấy nhưng có nhiều khí hư màu trắng, nhầy dính, có bọt. Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, rấm rứt, khó chịu. Khám thấy niêm mạc âm đạo có hiện tượng sung huyết, đôi khi có tụ huyết những nốt đỏ rất rõ.
- Viêm loét cổ tử cung: bệnh nhân thấy đau, ngứa. Khám thấy niêm mạc đỏ, viêm nhiễm.
- Viêm phần phụ: buồng trứng, vòi trứng bị viêm làm cho bệnh nhân đau đớn, có thể gây rong kinh.
- Vô sinh: là biến chứng có thể gặp do T. vaginalis. Nguyên nhân có nhiều giả thuyết, nhưng cho đến nay giả thuyết được nhiều tác giả công nhận là do T. vaginalis tiết chất nhầy tạo thành nút bao bọc và phong tỏa cổ tử cung ngăn chặn không cho tinh trùng vào thụ tinh, do đó không thụ thai được.
Ở nam giới:
- Viêm niệu đạo: sau thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần, triệu chứng xuất hiện đầu tiên là chảy máu trong vài ngày. Bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy khó chịu và nóng trong niệu đạo, tiết dịch nhiều. Sau 1 thời gian, các triệu chứng giảm dần và chuyển sang thời kỳ bán cấp, bệnh nhân có cảm giác ngứa, thỉnh thoảng mới thấy có dịch tiết ra, dịch đặc hoặc lỏng, số lượng không nhiều. Thời kỳ mạn tính bệnh tạm thời ổn định, sự tiết dịch giảm hoặc mất hẳn nhưng thỉnh thoảng bệnh lại tái phát
- Viêm tiền liệt tuyến: bệnh nhân có cảm giác khó chịu, đau tức. Chụp X-quang niệu đạo sẽ thấy các hang nhỏ trong tuyến.
- Viêm túi chứa tinh và ống mào tinh: thường phối hợp với viêm các phần khác.
- Viêm bàng quang: gặp cả ở nam và nữ. Bệnh nhân đi tiểu ra mủ, đái buốt. Làm nghiệm pháp 3 cốc thấy nước tiểu đục ở 2 cốc cuối. Có thể tìm thấy ký sinh trùng trong nước tiểu.
Đặc điểm dịch tễ
- Nguồn bệnh: người là nguồn bệnh duy nhất. T. vaginalis thích hợp ở môi trường có pH 6 - 6,5. Vì vậy ở âm đạo người phụ nữ khỏe mạnh (pH 3,8 - 4,4) Trichomonas vaginalis sẽ chết hoặc kém phát triển.
- Đường lây truyền: T. vaginalis lây truyền từ người này sang người khác bằng thể hoạt động ( trực tiếp qua giao hợp, gián tiếp qua nước rửa, nước ở bể tắm, bể bơi, đồ dùng vệ sinh..). Thể hoạt động của T. vaginalis ở môi trường âm đạo có thể sống được vài giờ, ở trong nước có thể sống được 30-40 phút.
Domain: Eukarya
Ngành (Phylum): Metamonada
Lớp (Class): Parabasalia
Bộ (Order): Trichomonadida
Giống (Genus): Trichomonas
Loài (Species): T. vaginalis
HÌNH THỂ
Vị trí ký sinh
- Ở phụ nữ, T.vaginalis chủ yếu ký sinh ở âm đạo, đôi khi ở tử cung, buồng trứng, vòi trứng.
- Ở nam giới, T.vaginalis ký sinh ở niệu đạo, ống mào tinh và tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, T.vaginalis còn có thể ký sinh ở đường tiết niệu nam và nữ như niệu quản, bàng quang, bể thận. Khi ký sinh, T.vaginalis bám chặt vào niêm mạc để khỏi bị đào thải.
Chu kỳ
Trichomonas vaginalis có chu kỳ đặc biệt với 1 vật chủ duy nhất là người. Sự phát triển của T. vaginalis ở âm đạo thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt. Trước ngày thấy kinh và sau ngày thấy kinh, T.vaginalis phát triển mạnh, nên lấy dịch âm đạo vào những ngày này dễ thấy ký sinh trùng. Trong thời kỳ rụng trứng không thấy ký sinh trùng.
Tác hại gây bệnh
Trichomonas vaginalis gây viêm đường sinh dục nữ và nam (chủ yếu ở nữ), ngoài ra còn có thể gây viêm đường tiết niệu.
Ở phụ nữ:
- Viêm âm đạo: Trichomonas vaginalis khi ký sinh ở âm đạo, gây tổn thương, thoái hóa các tế bào thượng bì âm đạo và làm cho pH âm đạo chuyển từ toan sang kiềm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm âm đạo.
Viêm âm đạo gồm có 2 thể lâm sàng là thể cấp tính, thể bán cấp và mạn tính.
+ Thể cấp tính: bệnh nhân ra nhiều khí hư có mủ vàng hoặc xanh, rất nặng mùi. Ngứa kèm theo đau và nóng rát ở âm đạo. Khám thấy âm đạo đỏ tấy, có nhiều nơi bị loét.
+ Thể bán cấp và mạn tính: bệnh nhân không có viêm tấy nhưng có nhiều khí hư màu trắng, nhầy dính, có bọt. Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, rấm rứt, khó chịu. Khám thấy niêm mạc âm đạo có hiện tượng sung huyết, đôi khi có tụ huyết những nốt đỏ rất rõ.
- Viêm loét cổ tử cung: bệnh nhân thấy đau, ngứa. Khám thấy niêm mạc đỏ, viêm nhiễm.
- Viêm phần phụ: buồng trứng, vòi trứng bị viêm làm cho bệnh nhân đau đớn, có thể gây rong kinh.
- Vô sinh: là biến chứng có thể gặp do T. vaginalis. Nguyên nhân có nhiều giả thuyết, nhưng cho đến nay giả thuyết được nhiều tác giả công nhận là do T. vaginalis tiết chất nhầy tạo thành nút bao bọc và phong tỏa cổ tử cung ngăn chặn không cho tinh trùng vào thụ tinh, do đó không thụ thai được.
Ở nam giới:
- Viêm niệu đạo: sau thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần, triệu chứng xuất hiện đầu tiên là chảy máu trong vài ngày. Bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy khó chịu và nóng trong niệu đạo, tiết dịch nhiều. Sau 1 thời gian, các triệu chứng giảm dần và chuyển sang thời kỳ bán cấp, bệnh nhân có cảm giác ngứa, thỉnh thoảng mới thấy có dịch tiết ra, dịch đặc hoặc lỏng, số lượng không nhiều. Thời kỳ mạn tính bệnh tạm thời ổn định, sự tiết dịch giảm hoặc mất hẳn nhưng thỉnh thoảng bệnh lại tái phát
- Viêm tiền liệt tuyến: bệnh nhân có cảm giác khó chịu, đau tức. Chụp X-quang niệu đạo sẽ thấy các hang nhỏ trong tuyến.
- Viêm túi chứa tinh và ống mào tinh: thường phối hợp với viêm các phần khác.
- Viêm bàng quang: gặp cả ở nam và nữ. Bệnh nhân đi tiểu ra mủ, đái buốt. Làm nghiệm pháp 3 cốc thấy nước tiểu đục ở 2 cốc cuối. Có thể tìm thấy ký sinh trùng trong nước tiểu.
Đặc điểm dịch tễ
- Nguồn bệnh: người là nguồn bệnh duy nhất. T. vaginalis thích hợp ở môi trường có pH 6 - 6,5. Vì vậy ở âm đạo người phụ nữ khỏe mạnh (pH 3,8 - 4,4) Trichomonas vaginalis sẽ chết hoặc kém phát triển.
- Đường lây truyền: T. vaginalis lây truyền từ người này sang người khác bằng thể hoạt động ( trực tiếp qua giao hợp, gián tiếp qua nước rửa, nước ở bể tắm, bể bơi, đồ dùng vệ sinh..). Thể hoạt động của T. vaginalis ở môi trường âm đạo có thể sống được vài giờ, ở trong nước có thể sống được 30-40 phút.