1. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG HỒNG CẦU
1.1. Nguyên tiền hồng cầu (proerythroblast):
là tế bào sớm nhất được phân chia từ CFE-U (đơn vị tạo cụm hồng cầu), có đường kính 15-30 µm, có tỷ lệ nhân/ nguyên sinh chất lớn, bào tương xanh thẫm, có viền sáng quanh nhân, bào tương không có hạt. Chất nhân mịn, có 1 hoặc 2 hạt nhân (Hình 2.2)
Hình 2. Nguyên tiền hồng cầu
1.2. Nguyên hồng cầu ưa ba zơ (basophilic erythroblast):
Được phân chia từ nguyên tiền hồng cầu, đường kính 10-18 µm, bào tương xanh thẫm, chất nhân ít mịn hơn so với nguyên tiền hồng cầu, không có hạt nhân (Hình 2.3).
1.3. Nguyên hồng cầu đa sắc (polychromatophilic erythroblast):
Kích thước 12-15 µm, không có khả năng phân chia, chỉ biệt hóa thành nguyên hồng cầu ưa acid và hồng cầu lưới. Bào tương có màu pha trộn giữa xanh và da cam (xám xanh). Nhân thường tròn, nằm ở trung tâm bào tương, lưới màu nhân bắt đầu đông vón lại tạo nên hình ảnh những "cục" đều đặn. Thông thường, các nguyên hồng cầu đa sắc có khoảng sáng quanh nhân rất rõ nét
1.4. Nguyên hồng cầu ưa acid:
Có đường kính 10-15 µm. Nhân tròn nhỏ, màu rất sẫm nằm ở chính giữa tế bào và gần như sắp tan. Bào tương màu da cam, màu sắc gần như hồng cầu trưởng thành.
1.5. Hồng cầu lưới:
Chứa nhiều vết tích của ribosom và bắt màu tím đỏ khi nhuộm bằng phương pháp Romanowsky. Các ribosom xuất hiện thành mạng lưới khi nhuộm tươi bằng xanh metylen hoặc xanh cresyl. Hồng cầu lưới còn chứa nhiều vết tích của ribosom và bắt màu tím đỏ khi nhuộm Romanowsky. Các ribosom này xuất hiện thành mạng lưới khi nhuộm tươi bằng xanh metylen hoặc xanh cresyl.
1.6. Hồng cầu trưởng thành:
Hồng cầu lưới sau khi mất ribosom trở thành hồng cầu trưởng thành. Các hồng cầu có kích thước 7-8 µm, dày khoảng 2,5 µm, có hình đĩa lõm 2 mặt thuận lợi cho vận chuyển và trao đổi khí. Trên tiêu bản hồng cầu có hình tròn, bắt màu hồng, trung tâm nhạt màu. (Hình 2.7)
Quá trình biệt hóa toàn bộ dòng hồng cầu mất 3-5h. Hồng cầu lưới được giải phóng vào tuần hoàn sau 1-2h.
2. CẤU TRÚC CỦA HỒNG CẦU TRƯỞNG THÀNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG HỒNG CẦU:
2.1. Cấu trúc của hồng cầu trưởng thành:
Hồng cầu có hình đĩa lõm 2 mặt, có đường kính trung bình 7,5 μm, chiều dày 1μm ở trung tâm và 2,5μm ở ngoại vi.
Hồng cầu là những tế bào có hình dạng và cấu trúc đặc biệt. Hồng cầu không có nhân và các bào quan. Cấu trúc hồng cầu gồm hemoglobin và khung tế bào gồm các chất xơ và protein.
Mỗi phân tử Hb gồm 1 phân tử globin (gồm 4 chuỗi polypeptid ) và 4 nhân hem. Globin gồm 4 chuỗi polypeptid giống nhau từng cặp là α, β, γ, δ. Hb ở bào thai là HbF (gồm 2 chuỗi α và 2 chuỗi γ). Hb ở người trưởng thành gồm HbA1 (gồm 2 chuỗi α và 2 chuỗi β), HbA2 ( 2 chuỗi α và 2 chuỗi δ). (Hình 2.9)
Mỗi phân tử Hb có thể gắn với 4 phân tử oxy. 1g Hb gắn với 1,34 ml oxy. Nồng độ Hb trong máu khoảng 15g/100ml máu .
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống hồng cầu:
Bình thường hồng cầu có đời sống khoảng 120 ngày. Có các yếu tố tế bào và môi trường ảnh hưởng đến đời sống hồng cầu.
2.2.1. Yếu tố tế bào: chuyển hóa hồng cầu bị thoái triển dẫn do các men nội bào không được thay thế, tế bào không tiếp tục sống được và sẽ chết. Rối loạn cấu trúc màng hồng cầu, khung tế bào, hemoglobin hay các men hồng cầu đều có thể ảnh hưởng đến đời sống hồng cầu.
2.2.2. Yếu tố môi trường:
a. Các sang chấn vật lý, hóa học: hoạt động của van tim nhân tạo, các sợi fibrin lắng đọng, tăng thân nhiệt, tiếp xúc với các chất hóa học.
b. Các yếu tố miễn dịch: các kháng thể chống lại kháng nguyên màng hồng cầu, vai trò trung gian của bổ thể.
Sơ đồ phát triển của dòng hồng cầu trong quá trình sinh máu
1.1. Nguyên tiền hồng cầu (proerythroblast):
là tế bào sớm nhất được phân chia từ CFE-U (đơn vị tạo cụm hồng cầu), có đường kính 15-30 µm, có tỷ lệ nhân/ nguyên sinh chất lớn, bào tương xanh thẫm, có viền sáng quanh nhân, bào tương không có hạt. Chất nhân mịn, có 1 hoặc 2 hạt nhân (Hình 2.2)
Hình 2. Nguyên tiền hồng cầu
1.2. Nguyên hồng cầu ưa ba zơ (basophilic erythroblast):
Được phân chia từ nguyên tiền hồng cầu, đường kính 10-18 µm, bào tương xanh thẫm, chất nhân ít mịn hơn so với nguyên tiền hồng cầu, không có hạt nhân (Hình 2.3).
Hình 3. Nguyên hồng cầu ưa ba zơ
1.3. Nguyên hồng cầu đa sắc (polychromatophilic erythroblast):
Kích thước 12-15 µm, không có khả năng phân chia, chỉ biệt hóa thành nguyên hồng cầu ưa acid và hồng cầu lưới. Bào tương có màu pha trộn giữa xanh và da cam (xám xanh). Nhân thường tròn, nằm ở trung tâm bào tương, lưới màu nhân bắt đầu đông vón lại tạo nên hình ảnh những "cục" đều đặn. Thông thường, các nguyên hồng cầu đa sắc có khoảng sáng quanh nhân rất rõ nét
Hình 4. Nguyên hồng cầu đa sắc
1.4. Nguyên hồng cầu ưa acid:
Có đường kính 10-15 µm. Nhân tròn nhỏ, màu rất sẫm nằm ở chính giữa tế bào và gần như sắp tan. Bào tương màu da cam, màu sắc gần như hồng cầu trưởng thành.
Hình 5. Nguyên hồng cầu ưa acid
1.5. Hồng cầu lưới:
Chứa nhiều vết tích của ribosom và bắt màu tím đỏ khi nhuộm bằng phương pháp Romanowsky. Các ribosom xuất hiện thành mạng lưới khi nhuộm tươi bằng xanh metylen hoặc xanh cresyl. Hồng cầu lưới còn chứa nhiều vết tích của ribosom và bắt màu tím đỏ khi nhuộm Romanowsky. Các ribosom này xuất hiện thành mạng lưới khi nhuộm tươi bằng xanh metylen hoặc xanh cresyl.
Hình 6. Hồng cầu lưới.
1.6. Hồng cầu trưởng thành:
Hồng cầu lưới sau khi mất ribosom trở thành hồng cầu trưởng thành. Các hồng cầu có kích thước 7-8 µm, dày khoảng 2,5 µm, có hình đĩa lõm 2 mặt thuận lợi cho vận chuyển và trao đổi khí. Trên tiêu bản hồng cầu có hình tròn, bắt màu hồng, trung tâm nhạt màu. (Hình 2.7)
Hình 7. Hồng cầu trưởng thành
Quá trình biệt hóa toàn bộ dòng hồng cầu mất 3-5h. Hồng cầu lưới được giải phóng vào tuần hoàn sau 1-2h.
2. CẤU TRÚC CỦA HỒNG CẦU TRƯỞNG THÀNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG HỒNG CẦU:
2.1. Cấu trúc của hồng cầu trưởng thành:
Hình 8. Thiết đồ hồng cầu
Hồng cầu có hình đĩa lõm 2 mặt, có đường kính trung bình 7,5 μm, chiều dày 1μm ở trung tâm và 2,5μm ở ngoại vi.
Hồng cầu là những tế bào có hình dạng và cấu trúc đặc biệt. Hồng cầu không có nhân và các bào quan. Cấu trúc hồng cầu gồm hemoglobin và khung tế bào gồm các chất xơ và protein.
Mỗi phân tử Hb gồm 1 phân tử globin (gồm 4 chuỗi polypeptid ) và 4 nhân hem. Globin gồm 4 chuỗi polypeptid giống nhau từng cặp là α, β, γ, δ. Hb ở bào thai là HbF (gồm 2 chuỗi α và 2 chuỗi γ). Hb ở người trưởng thành gồm HbA1 (gồm 2 chuỗi α và 2 chuỗi β), HbA2 ( 2 chuỗi α và 2 chuỗi δ). (Hình 2.9)
Mỗi phân tử Hb có thể gắn với 4 phân tử oxy. 1g Hb gắn với 1,34 ml oxy. Nồng độ Hb trong máu khoảng 15g/100ml máu .
Hình 9. Cấu trúc hemoglobin
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống hồng cầu:
Bình thường hồng cầu có đời sống khoảng 120 ngày. Có các yếu tố tế bào và môi trường ảnh hưởng đến đời sống hồng cầu.
2.2.1. Yếu tố tế bào: chuyển hóa hồng cầu bị thoái triển dẫn do các men nội bào không được thay thế, tế bào không tiếp tục sống được và sẽ chết. Rối loạn cấu trúc màng hồng cầu, khung tế bào, hemoglobin hay các men hồng cầu đều có thể ảnh hưởng đến đời sống hồng cầu.
2.2.2. Yếu tố môi trường:
a. Các sang chấn vật lý, hóa học: hoạt động của van tim nhân tạo, các sợi fibrin lắng đọng, tăng thân nhiệt, tiếp xúc với các chất hóa học.
b. Các yếu tố miễn dịch: các kháng thể chống lại kháng nguyên màng hồng cầu, vai trò trung gian của bổ thể.