Có nhiều loại xét nghiệm nước tiểu. Dưới đây là những loại xét nghiệm thường gặp..
1. Xét nghiệm protein niệu:
Bình thường không có protein niệu, nếu có chỉ cho phép < 30mg/24h. Nếu: Protein niệu > 30mg/24h là bắt đầu đã có tổn thương thận.
Protein niệu 30mg-<300mg/24h thì được gọi là microalbumin niệu.
³ 300mg/24h được gọi là macroalbumin niệu.
Xét nghiệm protein niệu là xét nghiệm thường quy có giá trị trong chẩn đoán xác định các bệnh lý tổn thương cầu thận (viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mãn, hội chứng thận hư...) và một số bệnh lý nội khoa khác có thể gây tổn thương thận (đái tháo đường, bệnh hệ thống, tăng huyết áp...). Tùy theo yêu cầu và tính chất bệnh lý mà người ta xét nghiệm protein niệu định tính hay định lượng.
* Định tính protein niệu bằng acid sulfosalicylic 3%.
+ Tiến hành:
- Lấy 10ml nước tiểu đem li tâm hoặc để lắng 10 phút.
- Lấy 2,5ml nước tiểu sau khi đã ly tâm cho vào ống nghiệm rồi cho tiếp 7,5ml axit sulfosalisilic 3% lắc đều.
+ Đánh giá kết quả:
- Màu trắng khói thuốc lá: có vết protein niệu.
- Có tủa: có protein niệu (tùy theo mức độ của kết tủa để đánh giá protein niệu ít hay nhiều):
. Có tủa nhẹ: (+).
. Có tủa vẩn đục: (++).
. Có tủa đậm: (+++).
. Có tủa đặc: (++++).
+ Các yếu tố có thể gây sai kết quả:
- Cách lấy nước tiểu không đúng phương pháp có thể có dịch ở phần phụ lẫn vào nước tiểu cũng có thể có protein.
- Nước tiểu có máu của người đang có kinh.
Ngoài ra còn có các phương pháp khác để định tính protein niệu như: đốt nước tiểu trong ống nghiệm, vắt nước cốt chanh vào ống nước tiểu, dùng giấy thử nhúng
* Định lượng protein niệu 24 giờ:
+ Tiến hành:
- Gom nước tiểu chính xác trong 24h.
- Lắc đều, đo số lượng nước tiểu ghi vào giấy xét nghiệm.
- Lấy 10ml nước tiểu gửi tới khoa sinh hoá.
Kết quả sẽ cho protein niệu 24h hoặc có thể cho protein niệu trong một phút, gồm các phương pháp:
. Định lượng protein niệu bằng phương pháp đo độ đục: được dùng là máy quang phổ kế có bước sóng 600nm (nanomet). Máy đo trược tiếp độ đục của nước tiểu khi có protein niệu.
. Định lượng protein niệu bằng phương pháp đo màu:
Được dựa trên nguyên lý: protein cho cùng với đỏpyrogallol/molybdate sẽ tạo nên phức hợp màu đỏ. Màu đỏ này tỷ lệ thuận với protein và được máy quang phổ kế đo trực tiếp. Phương pháp này chỉ đo được lượng protein niệu từ > 300mg/lít (30mg/dl) nên cũng hạn chế (vì không biết > 300mg/lít là bao nhiêu và < 300mg/lít thì máy lại không phát hiện được).
Như vậy 2 phương pháp trên chỉ xác định được macroalbumin niệu mà thôi, không phát hiện được microalbumin niệu.
Định lượng microalbumin niệu được sử dụng bằng các phương pháp: kỹ thuật miễn dịch phóng xạ (RIA: radio immuno assay); phương pháp miễn dịch enzym trong dung dịch hoặc trên băng thử.
+ Trong lâm sàng dựa vào protein niệu/24h để chẩn đoán xác định một số bệnh thận.
- Protein niệu < 1g/24h: gặp trong viêm thận kẽ, viêm thận-bể thận mãn, tăng huyết áp, xơ nang thận (nephroangiosclerosis), thận đa nang, thận trong hội chứng nhiễm khuẩn nặng, sốt cao.
- Protein niệu 2 - 3g/24h: biểu hiện của viêm cầu thận tiên phát hoặc thứ phát.
- Protein niệu > 3,5g/24h: biểu hiện hội chứng thận hư. Hội chứng thận hư thường bao gồm:
. Protein niệu > 3,5g/24h.
. Protid máu < 60g/l.
. Albumin máu < 30g/l.
. Cholesterol > 6,5 mmol/l.
. Triglycerid > 2,5 mmol/l.
. Phù rất to và nhanh.
2. Xét nghiệm cặn lắng nước tiểu:
Để tìm các thành phần hữu hình trong nước tiểu như: hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô, các loại trụ hình, tinh thể. Có 2 cách: soi tươi và cặn Addis.
* Soi tươi: Có thể lấy nước tiểu giữa dòng vào buổi sáng hoặc bất kỳ trong ngày cho vào ống nghiệm, lấy một giọt nước tiểu không ly tâm soi tươi qua kính hiển vi với vật kính 10 X.
* Cặn Addis:
- 6 h sáng cho bệnh nhân đái hết nước tiểu trong đêm, ghi giờ, uống 200ml nước sôi để nguội. Sau đó bệnh nhân nằm nghỉ và đái gom vào bô (được rửa sạch bằng xà phòng). 9 giờ cho bệnh nhân đái lần cuối sau đó đo số lượng nước tiểu và ghi vào giấy xét nghiệm. Lấy 10ml nước tiểu mang tới khoa xét nghiệm.
* Đánh giá kết quả:
+ Bình thường:
- Hồng cầu, bạch cầu niệu không có hoặc có rất ít, một vài tế bào dẹt do tế bào niêm mạc niệu quản thoái hoá, đôi khi có một vài tinh trùng (nếu ở nam giới).
- Soi tươi có 0 - 1 hồng cầu trong một vi trường, hoặc 3 hồng cầu/1ml.
- Cặn Addis: < 1000 hồng cầu và < 2000 bạch cầu/phút; không có trụ hồng cầu, trụ niệu, trụ bạch cầu.
+ Đái ra hồng cầu vi thể:
- Soi tươi: 3 hồng cầu/vi trường (++).
5 hồng cầu/vi trường (+++).
- Cặn Addis ³ 1000 hồng cầu/phút.
+ Đái máu đại thể: đái máu với số lượng nhiều, mắt thường nhìn thấy nước tiểu có màu hồng như nước rửa thịt cho đến màu đỏ, để lâu hồng cầu sẽ lắng xuống. Lượng máu tối thiểu bắt đầu làm thay đổi màu sắc nước tiểu vào khoảng 1 ml máu trong 1 lít nước tiểu. Soi tươi thấy hồng cầu dày đặc vi trường.
Có thể làm nghiệm pháp 3 cốc để chẩn đoán vị trí chảy máu. Cách làm: cho bệnh nhân đái một bãi chia làm 3 phần lần lượt vào 3 cốc thuỷ tinh. Nếu lượng máu nhiều nhất ở cốc đầu tiên thì thường là chảy máu ở niệu đạo; lượng máu nhiều nhất ở cốc thứ 3 thường chảy máu ở bàng quang; lượng máu tương đương ở cả 3 cốc thường chảy máu ở thận hoặc niệu quản. Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ có tính chất tương đối. Muốn xác định chính xác thì cần phải có nhiều xét nghiệm khác.
Trong lâm sàng, đái ra hồng cầu gặp trong các bệnh viêm cầu thận, lao thận và sỏi tiết niệu (sỏi đài-bể thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang), viêm bàng quang, ung thư bàng quang; có thể do các bệnh toàn thân (bệnh hệ thống tạo máu, rối loạn quá trình đông máu). Khoảng 1% các trường hợp đái ra máu không tìm thấy nguyên nhân.
+ Đái ra bạch cầu:
- Soi tươi:
Đái ra BC khi: 3 - 5 BC/vi trường (+)
> 5 BC/vi trường (++)
> 10 BC/vi trường (+++)
> 20 BC/vi trường (++++).
- Cặn Addis > 2000 BC/phút.
Trong lâm sàng khi BC (+++) hoặc (++++) là có nhiễm khuẩn tiết niệu. Nếu có trụ BC càng chắc chắn lầ viêm đường tiết niệu. > 30 BC/vi trường (BC dày đặc vi trường) và có nhiều BC thoái hoá: được gọi là đái ra mủ. Trong các trường hợp này, nước tiểu nhìn bằng mắt thường có nhiều vẩn đục gặp trong viêm thận-bể thận cấp và mãn.
+ Đái ra trụ hình: trụ hình là các cấu trúc hình trụ có trong nước tiểu. Bản chất của trụ là mucoprotein, là một loại protein do tế bào ống thận bị tổn thương tiết ra gọi là protein Tam-Holsfall và protein từ huyết tương lọt qua cầu thận vào nước tiểu. Trong điều kiện được cô đặc và pH nước tiểu axit, chúng bị đông đặc và đúc khuôn trong ống lượn xa rồi bong ra theo nước tiểu.
Trụ niệu là biểu hiện tổn thương thực thể ở cầu thận hoặc ống thận. Có hai loại trụ: trụ không có tế bào và trụ có tế bào. Trụ có tế bào là các trụ có chứa xác các tế bào (tế bào biểu mô ống thận, tế bào bạch cầu, tế bào hồng cầu …). Thể loại trụ có giá trị gợi ý cho chẩn đoán bệnh, còn số lượng trụ không nói lên mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. Người ta phân chia các loại trụ như sau:
. Trụ trong: hay trụ hyalin bản chất là protein chưa thoái hoá hoàn toàn, không
có tế bào.
. Trụ keo: do tế bào thoái hoá.
. Trụ sáp: protein đã thoái hoá.
. Trụ mỡ: chứa những giọt mỡ, gặp trong HCTH.
. Trụ hạt: chứa protein và xác các tế bào biểu mô ống thận, hay gặp trong viêm
cầu thận mãn. Trụ hạt màu nâu bẩn gặp trong suy thận cấp.
. Trụ hồng cầu: chứa các hồng cầu từ cầu thận xuống, gặp trong viêm cầu thận
cấp.
. Trụ bạch cầu: chứa xác các tế bào bạch cầu, tổn thương từ nhu mô thận, gặp
trong viêm thận-bể thận cấp và mãn.
+ Các thành phần cặn lắng khác trong nước tiểu:
. Tinh thể: phosphat, oxalatcanxi, tinh thể urat, tinh thể cystin. Nếu các tinh thể có
nhiều sẽ nguy cơ tạo sỏi.
. Tế bào ung thư: gặp trong ung thư thận-tiết niệu.
. Tế bào biểu mô: nếu thấy nhiều là viêm nhiễm đường tiết niệu.
3. Xét nghiệm tìm vi khuẩn niệu:
* Mục đích: Để chẩn đoán xác định có nhiễm khuẩn tiết niệu không và làm kháng sinh đồ. Xét nghiệm tìm vi khuẩn niệu là rất cần thiết, song yêu cầu phải chính xác, đúng phương pháp mới cho kết quả có giá trị. Có 3 cách lấy nước tiểu (đã được trình bày ở phần 1.1).
* Các phương pháp và đánh giá kết quả:
+ Soi tươi: Ly tâm mẫu nước tiểu 2000 vòng/phút trong 5’, rồi gạn lấy 1 giọt soi trên kính hiển vi với vật kính 40 X.
Nếu có > 20 vi khuẩn/vi trường thì có khả năng nhiễm khuẩn tiết niệu.
+ Nhuộm Gram: để phân lập các loại vi khuẩn gây bệnh do trực khuẩn Gram (-)
hoặc cầu khuẩn Gram (+).
+ Cấy nước tiểu:
Nước tiểu lấy vào buổi sáng, giữa dòng:
. Số lượng vi khuẩn > 105 vi khuẩn/ml: nhiễm khuẩn tiết niệu rõ.
. Số lượng vi khuẩn > 104 - 105 vi khuẩn/ml: nghi ngờ nhiễm khuẩn tiết niệu.
. Số lượng vi khuẩn > 104 vi khuẩn/ml: cần theo dõi, có thể do lây lan vi khuẩn từ cơ quan lân cận tới đường tiết niệu.
- Với nước tiểu chọc hút bàng quang thì chỉ cần 103 vi khuẩn/1ml là có thể nghĩ đến nhiễm khuẩn tiết niệu.
Chú ý: Nhiễm khuẩn tiết niệu thường chỉ có một loại vi khuẩn, khi nuôi cấy có 2 - 3 loại vi khuẩn trở lên là nghi ngờ có lây nhiễm do thao tác kỹ thuật không bảo đảm vô khuẩn.
Khi có nghi ngờ thì cần làm 3 lần để so sánh kết quả.
4. Các xét nghiệm khác: chỉ làm khi cần thiết.
+ Urê, creatinin, điện giải.
+ Định lượng dưỡng chấp: dưỡng chấp là lipid, triglycerid. Bình thường nước tiểu không có dưỡng chấp, nếu có là dò đường lưu thông từ bạch huyết sang hệ tiết niệu thường gặp trong bệnh giun chỉ.
+ pH nước tiểu: bình thường từ 5,8 - 6,2. Để lâu nước tiểu có phản ứng kiềm vì urê bị phân huỷ giải phóng ra ammoniac. Sự kiềm hoá hay toan hoá cũng là nguyên nhân gây một số bệnh, như sự hình thành sỏi (sỏi utat dễ hình thành trong điều kiện nước tiểu toan, sỏi phốt phát dễ hình thành trong điều kiện nước tiều kiềm, sỏi truvit dễ hình thành trong điều kiện nhiễm khuẩn tiết niệu).
+ Tỷ trọng nước tiểu:
Tỷ trọng nước tiểu là tỷ số giữa trọng lượng của một thể tích nước tiểu trên trọng lượng của cúng một thể tích nước cất. Như vậy, tỷ trọng nước tiểu phụ thuộc vào trọng lượng của các chất hoà tan trong nước tiểu. Tỷ trọng nước tiểu phản ánh khả năng cô đặc nước tiểu của thận. Bình thường nước tiểu có tỷ trọng là 1,015 - 1,025. Nước tiểu loãng tối đa có tỷ trọng 1,003; nước tiểu được cô đặc tối đa có tỷ trọng 1,030. Tỷ trọng nước tiểu giảm là biểu hiện giảm khả năng cô đặc nước tiểu của thận, thường gặp trong các bệnh của ống- kẽ thận, như: viêm thận bể thận mãn, viêm thận kẽ mãn, thận đa nang, nang tủy thận, giai đoạn đái nhiều của suy thận cấp, sau ghép thận tháng đầu tiên.
Theo Benhhoc.com
1. Xét nghiệm protein niệu:
Bình thường không có protein niệu, nếu có chỉ cho phép < 30mg/24h. Nếu: Protein niệu > 30mg/24h là bắt đầu đã có tổn thương thận.
Protein niệu 30mg-<300mg/24h thì được gọi là microalbumin niệu.
³ 300mg/24h được gọi là macroalbumin niệu.
Xét nghiệm protein niệu là xét nghiệm thường quy có giá trị trong chẩn đoán xác định các bệnh lý tổn thương cầu thận (viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mãn, hội chứng thận hư...) và một số bệnh lý nội khoa khác có thể gây tổn thương thận (đái tháo đường, bệnh hệ thống, tăng huyết áp...). Tùy theo yêu cầu và tính chất bệnh lý mà người ta xét nghiệm protein niệu định tính hay định lượng.
* Định tính protein niệu bằng acid sulfosalicylic 3%.
+ Tiến hành:
- Lấy 10ml nước tiểu đem li tâm hoặc để lắng 10 phút.
- Lấy 2,5ml nước tiểu sau khi đã ly tâm cho vào ống nghiệm rồi cho tiếp 7,5ml axit sulfosalisilic 3% lắc đều.
+ Đánh giá kết quả:
- Màu trắng khói thuốc lá: có vết protein niệu.
- Có tủa: có protein niệu (tùy theo mức độ của kết tủa để đánh giá protein niệu ít hay nhiều):
. Có tủa nhẹ: (+).
. Có tủa vẩn đục: (++).
. Có tủa đậm: (+++).
. Có tủa đặc: (++++).
+ Các yếu tố có thể gây sai kết quả:
- Cách lấy nước tiểu không đúng phương pháp có thể có dịch ở phần phụ lẫn vào nước tiểu cũng có thể có protein.
- Nước tiểu có máu của người đang có kinh.
Ngoài ra còn có các phương pháp khác để định tính protein niệu như: đốt nước tiểu trong ống nghiệm, vắt nước cốt chanh vào ống nước tiểu, dùng giấy thử nhúng
* Định lượng protein niệu 24 giờ:
+ Tiến hành:
- Gom nước tiểu chính xác trong 24h.
- Lắc đều, đo số lượng nước tiểu ghi vào giấy xét nghiệm.
- Lấy 10ml nước tiểu gửi tới khoa sinh hoá.
Kết quả sẽ cho protein niệu 24h hoặc có thể cho protein niệu trong một phút, gồm các phương pháp:
. Định lượng protein niệu bằng phương pháp đo độ đục: được dùng là máy quang phổ kế có bước sóng 600nm (nanomet). Máy đo trược tiếp độ đục của nước tiểu khi có protein niệu.
. Định lượng protein niệu bằng phương pháp đo màu:
Được dựa trên nguyên lý: protein cho cùng với đỏpyrogallol/molybdate sẽ tạo nên phức hợp màu đỏ. Màu đỏ này tỷ lệ thuận với protein và được máy quang phổ kế đo trực tiếp. Phương pháp này chỉ đo được lượng protein niệu từ > 300mg/lít (30mg/dl) nên cũng hạn chế (vì không biết > 300mg/lít là bao nhiêu và < 300mg/lít thì máy lại không phát hiện được).
Như vậy 2 phương pháp trên chỉ xác định được macroalbumin niệu mà thôi, không phát hiện được microalbumin niệu.
Định lượng microalbumin niệu được sử dụng bằng các phương pháp: kỹ thuật miễn dịch phóng xạ (RIA: radio immuno assay); phương pháp miễn dịch enzym trong dung dịch hoặc trên băng thử.
+ Trong lâm sàng dựa vào protein niệu/24h để chẩn đoán xác định một số bệnh thận.
- Protein niệu < 1g/24h: gặp trong viêm thận kẽ, viêm thận-bể thận mãn, tăng huyết áp, xơ nang thận (nephroangiosclerosis), thận đa nang, thận trong hội chứng nhiễm khuẩn nặng, sốt cao.
- Protein niệu 2 - 3g/24h: biểu hiện của viêm cầu thận tiên phát hoặc thứ phát.
- Protein niệu > 3,5g/24h: biểu hiện hội chứng thận hư. Hội chứng thận hư thường bao gồm:
. Protein niệu > 3,5g/24h.
. Protid máu < 60g/l.
. Albumin máu < 30g/l.
. Cholesterol > 6,5 mmol/l.
. Triglycerid > 2,5 mmol/l.
. Phù rất to và nhanh.
2. Xét nghiệm cặn lắng nước tiểu:
Để tìm các thành phần hữu hình trong nước tiểu như: hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô, các loại trụ hình, tinh thể. Có 2 cách: soi tươi và cặn Addis.
* Soi tươi: Có thể lấy nước tiểu giữa dòng vào buổi sáng hoặc bất kỳ trong ngày cho vào ống nghiệm, lấy một giọt nước tiểu không ly tâm soi tươi qua kính hiển vi với vật kính 10 X.
* Cặn Addis:
- 6 h sáng cho bệnh nhân đái hết nước tiểu trong đêm, ghi giờ, uống 200ml nước sôi để nguội. Sau đó bệnh nhân nằm nghỉ và đái gom vào bô (được rửa sạch bằng xà phòng). 9 giờ cho bệnh nhân đái lần cuối sau đó đo số lượng nước tiểu và ghi vào giấy xét nghiệm. Lấy 10ml nước tiểu mang tới khoa xét nghiệm.
* Đánh giá kết quả:
+ Bình thường:
- Hồng cầu, bạch cầu niệu không có hoặc có rất ít, một vài tế bào dẹt do tế bào niêm mạc niệu quản thoái hoá, đôi khi có một vài tinh trùng (nếu ở nam giới).
- Soi tươi có 0 - 1 hồng cầu trong một vi trường, hoặc 3 hồng cầu/1ml.
- Cặn Addis: < 1000 hồng cầu và < 2000 bạch cầu/phút; không có trụ hồng cầu, trụ niệu, trụ bạch cầu.
+ Đái ra hồng cầu vi thể:
- Soi tươi: 3 hồng cầu/vi trường (++).
5 hồng cầu/vi trường (+++).
- Cặn Addis ³ 1000 hồng cầu/phút.
+ Đái máu đại thể: đái máu với số lượng nhiều, mắt thường nhìn thấy nước tiểu có màu hồng như nước rửa thịt cho đến màu đỏ, để lâu hồng cầu sẽ lắng xuống. Lượng máu tối thiểu bắt đầu làm thay đổi màu sắc nước tiểu vào khoảng 1 ml máu trong 1 lít nước tiểu. Soi tươi thấy hồng cầu dày đặc vi trường.
Có thể làm nghiệm pháp 3 cốc để chẩn đoán vị trí chảy máu. Cách làm: cho bệnh nhân đái một bãi chia làm 3 phần lần lượt vào 3 cốc thuỷ tinh. Nếu lượng máu nhiều nhất ở cốc đầu tiên thì thường là chảy máu ở niệu đạo; lượng máu nhiều nhất ở cốc thứ 3 thường chảy máu ở bàng quang; lượng máu tương đương ở cả 3 cốc thường chảy máu ở thận hoặc niệu quản. Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ có tính chất tương đối. Muốn xác định chính xác thì cần phải có nhiều xét nghiệm khác.
Trong lâm sàng, đái ra hồng cầu gặp trong các bệnh viêm cầu thận, lao thận và sỏi tiết niệu (sỏi đài-bể thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang), viêm bàng quang, ung thư bàng quang; có thể do các bệnh toàn thân (bệnh hệ thống tạo máu, rối loạn quá trình đông máu). Khoảng 1% các trường hợp đái ra máu không tìm thấy nguyên nhân.
+ Đái ra bạch cầu:
- Soi tươi:
Đái ra BC khi: 3 - 5 BC/vi trường (+)
> 5 BC/vi trường (++)
> 10 BC/vi trường (+++)
> 20 BC/vi trường (++++).
- Cặn Addis > 2000 BC/phút.
Trong lâm sàng khi BC (+++) hoặc (++++) là có nhiễm khuẩn tiết niệu. Nếu có trụ BC càng chắc chắn lầ viêm đường tiết niệu. > 30 BC/vi trường (BC dày đặc vi trường) và có nhiều BC thoái hoá: được gọi là đái ra mủ. Trong các trường hợp này, nước tiểu nhìn bằng mắt thường có nhiều vẩn đục gặp trong viêm thận-bể thận cấp và mãn.
+ Đái ra trụ hình: trụ hình là các cấu trúc hình trụ có trong nước tiểu. Bản chất của trụ là mucoprotein, là một loại protein do tế bào ống thận bị tổn thương tiết ra gọi là protein Tam-Holsfall và protein từ huyết tương lọt qua cầu thận vào nước tiểu. Trong điều kiện được cô đặc và pH nước tiểu axit, chúng bị đông đặc và đúc khuôn trong ống lượn xa rồi bong ra theo nước tiểu.
Trụ niệu là biểu hiện tổn thương thực thể ở cầu thận hoặc ống thận. Có hai loại trụ: trụ không có tế bào và trụ có tế bào. Trụ có tế bào là các trụ có chứa xác các tế bào (tế bào biểu mô ống thận, tế bào bạch cầu, tế bào hồng cầu …). Thể loại trụ có giá trị gợi ý cho chẩn đoán bệnh, còn số lượng trụ không nói lên mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. Người ta phân chia các loại trụ như sau:
. Trụ trong: hay trụ hyalin bản chất là protein chưa thoái hoá hoàn toàn, không
có tế bào.
. Trụ keo: do tế bào thoái hoá.
. Trụ sáp: protein đã thoái hoá.
. Trụ mỡ: chứa những giọt mỡ, gặp trong HCTH.
. Trụ hạt: chứa protein và xác các tế bào biểu mô ống thận, hay gặp trong viêm
cầu thận mãn. Trụ hạt màu nâu bẩn gặp trong suy thận cấp.
. Trụ hồng cầu: chứa các hồng cầu từ cầu thận xuống, gặp trong viêm cầu thận
cấp.
. Trụ bạch cầu: chứa xác các tế bào bạch cầu, tổn thương từ nhu mô thận, gặp
trong viêm thận-bể thận cấp và mãn.
+ Các thành phần cặn lắng khác trong nước tiểu:
. Tinh thể: phosphat, oxalatcanxi, tinh thể urat, tinh thể cystin. Nếu các tinh thể có
nhiều sẽ nguy cơ tạo sỏi.
. Tế bào ung thư: gặp trong ung thư thận-tiết niệu.
. Tế bào biểu mô: nếu thấy nhiều là viêm nhiễm đường tiết niệu.
3. Xét nghiệm tìm vi khuẩn niệu:
* Mục đích: Để chẩn đoán xác định có nhiễm khuẩn tiết niệu không và làm kháng sinh đồ. Xét nghiệm tìm vi khuẩn niệu là rất cần thiết, song yêu cầu phải chính xác, đúng phương pháp mới cho kết quả có giá trị. Có 3 cách lấy nước tiểu (đã được trình bày ở phần 1.1).
* Các phương pháp và đánh giá kết quả:
+ Soi tươi: Ly tâm mẫu nước tiểu 2000 vòng/phút trong 5’, rồi gạn lấy 1 giọt soi trên kính hiển vi với vật kính 40 X.
Nếu có > 20 vi khuẩn/vi trường thì có khả năng nhiễm khuẩn tiết niệu.
+ Nhuộm Gram: để phân lập các loại vi khuẩn gây bệnh do trực khuẩn Gram (-)
hoặc cầu khuẩn Gram (+).
+ Cấy nước tiểu:
Nước tiểu lấy vào buổi sáng, giữa dòng:
. Số lượng vi khuẩn > 105 vi khuẩn/ml: nhiễm khuẩn tiết niệu rõ.
. Số lượng vi khuẩn > 104 - 105 vi khuẩn/ml: nghi ngờ nhiễm khuẩn tiết niệu.
. Số lượng vi khuẩn > 104 vi khuẩn/ml: cần theo dõi, có thể do lây lan vi khuẩn từ cơ quan lân cận tới đường tiết niệu.
- Với nước tiểu chọc hút bàng quang thì chỉ cần 103 vi khuẩn/1ml là có thể nghĩ đến nhiễm khuẩn tiết niệu.
Chú ý: Nhiễm khuẩn tiết niệu thường chỉ có một loại vi khuẩn, khi nuôi cấy có 2 - 3 loại vi khuẩn trở lên là nghi ngờ có lây nhiễm do thao tác kỹ thuật không bảo đảm vô khuẩn.
Khi có nghi ngờ thì cần làm 3 lần để so sánh kết quả.
4. Các xét nghiệm khác: chỉ làm khi cần thiết.
+ Urê, creatinin, điện giải.
+ Định lượng dưỡng chấp: dưỡng chấp là lipid, triglycerid. Bình thường nước tiểu không có dưỡng chấp, nếu có là dò đường lưu thông từ bạch huyết sang hệ tiết niệu thường gặp trong bệnh giun chỉ.
+ pH nước tiểu: bình thường từ 5,8 - 6,2. Để lâu nước tiểu có phản ứng kiềm vì urê bị phân huỷ giải phóng ra ammoniac. Sự kiềm hoá hay toan hoá cũng là nguyên nhân gây một số bệnh, như sự hình thành sỏi (sỏi utat dễ hình thành trong điều kiện nước tiểu toan, sỏi phốt phát dễ hình thành trong điều kiện nước tiều kiềm, sỏi truvit dễ hình thành trong điều kiện nhiễm khuẩn tiết niệu).
+ Tỷ trọng nước tiểu:
Tỷ trọng nước tiểu là tỷ số giữa trọng lượng của một thể tích nước tiểu trên trọng lượng của cúng một thể tích nước cất. Như vậy, tỷ trọng nước tiểu phụ thuộc vào trọng lượng của các chất hoà tan trong nước tiểu. Tỷ trọng nước tiểu phản ánh khả năng cô đặc nước tiểu của thận. Bình thường nước tiểu có tỷ trọng là 1,015 - 1,025. Nước tiểu loãng tối đa có tỷ trọng 1,003; nước tiểu được cô đặc tối đa có tỷ trọng 1,030. Tỷ trọng nước tiểu giảm là biểu hiện giảm khả năng cô đặc nước tiểu của thận, thường gặp trong các bệnh của ống- kẽ thận, như: viêm thận bể thận mãn, viêm thận kẽ mãn, thận đa nang, nang tủy thận, giai đoạn đái nhiều của suy thận cấp, sau ghép thận tháng đầu tiên.
Theo Benhhoc.com