1. CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI TÌM KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT
Tìm KST SR cần độ phóng đại lớn với vật kính dầu (x100). Khi dùng vật kính dầu để soi lam máu, cần chú ý:
– đủ ánh sáng.
– Dầu soi phải trong.
– Thị kính, vật kính phải sạch, không bị mốc.
– Trục đẩy, ốc vi cấp phải tốt, không bị nhờn.
– Nâng tụ quang lên sát tiêu bản.
– Dùng gương phẳng.
– Mở rộng màng chắn sáng.
2. đỌC TIÊU BẢN MÁU NHUỘM
2.1. Cách đọc tiêu bản máu nhuộm
– Khảo sát giọt máu dày trước, làn máu mỏng sau.
– Quan sát tiêu bản ở độphóng đại nhỏ(100 lần) trước để quét tìm giun chỉ. Ấu trùng giun chỉ hiếm khi có nhiều, thường chỉcó vài con trong mỗi phết máu.
– Sau đó mới đổi sang độ phóng đại lớn đểtìm KST SR và đơn bào khác.
– Trong một tiêu bản có thể gặp nhiều chủng loại, vì vậy phải xem nhiều vi trường. đối với P.vivax, thường thấy nhiều giai đoạn phát triển, còn P. falciparum,thường chỉthấy 1 – 2 giai đoạn phát triển.
Có thể xem phết máu với các độ phóng đại khác nhau. Tùy vào khảnăng và kinh nghiệm của người đọc lam máu, việc kiểm tra phết máu thường mất 10 đến 20 phút để quan sát 100 – 300 vi trường ở độ phóng đại 1000 lần.
2.2. đọc tiêu bản giọt dày
– Trong giọt máu dày, tếbào máu tập trung nhiều nhất ởgiữa. đểtìm KST SR, tốt nhất nên đọc ở độ phóng đại 1000 lần.
– Khảo sát toàn bộ giọt máu theo hình chữ chi để xem có KST SR hay không, phải quan sát kỹ ở vùng xung quanh giọt máu vì những vùng đó thường tập trung nhiều KST SR và sáng, dễ xem hơn.
– Thời gian đọc thường từ 5 đến 10 phút (gần 100 vi trường với vật kính dầu).
– Hình thể KST SR trên tiêu bản giọt máu dày về cơ bản giống như hình thể KST SR trên tiêu bản làn máu mỏng. Tuy nhiên do phương pháp làm tiêu bản khác nhau, phương pháp nhuộm khác nhau nên hình thể KST SR trên tiêu bản giọt máu dày có khác hơn một chút, không đẹp bằng ởtiêu bản làn máu mỏng và KST SR tập trung hơn.
2.3. đọc tiêu bản làn máu mỏng
– Khảo sát phần đuôi và hai bên rìa của làn máu đểxác định rõ loại KST SR.
– KST SR thường hiện diện ởbờhoặc ởphía cuối của phết máu do quá trình làm phết máu. đồng thời, ta nên kiểm tra KST SR ởphần cuối phết máu, nơi hồng cầu được tách riêng ra. Ởnơi này, hình dạng và kích thước của hồng cầu bịnhiễm được thấy rõ nhất.
– Khi xem phải kết hợp 2 yếu tố: KST SR và hồng cầu bịký sinh để xác định kết quả và loại KST SR.
3. MỘT SỐ YẾU TỐ GÂY NHẦM LẪN KHI KHẢO SÁT TIÊU BẢN SỐT RÉT
Trong tiêu bản máu nhuộm Giemsa, có nhiều thành phần trong máu, trong thuốc nhuộm, nấm, bụi,… có thể làm cho người đọc không xác định được. Nếu nghi ngờ, nên làm lại tiêu bản khác hoặc gửi đến những nơi chuyên sâu để xác định.
– Có thể nhầm cặn thuốc, mảnh hồng cầu bịvỡ, nấm, bụi, tiểu cầu nhỏ nằm riêng lẻ với thể tư dưỡng non.
– Bạch cầu đa nhân, đám tiểu cầu nằm tụlại dễnhầm với thểphân liệt.
– Hồng cầu nhân nhầm với thểtưdưỡng già, giao bào P.vivax.
– Bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa nhân dễlầm với thểphân liệt, tưdưỡng già P.vivax.
– Bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ái toan và lympho bào không ăn màu nhân dễnhầm với thểgiao bào P. vivax.
4. CÁCH TÍNH MẬT đỘ KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT
Mật độ KST là số lượng KST đếm được trong một vi trường hoặc một thể tích máu nhất định. Biết được mật độ nhiễm KST là rất cần thiết vì góp phần tiên lượng bệnh, đánh giá hiệu quả của điều trị. Có 2 phương pháp dùng để tính mật độ KST SR:
– đếm số lượng KST SR trong 1 microlit (1ml) máu.
– Hệ thống dấu (+).
4.1. đếm số KST SR trong 1µl máu
– Tổ chức Y tế thế giới đã lấy số bạch cầu = 8000/µ l máu làm chuẩn.
– đếm KST SR trong 1µl máu tức là đếm KST SR trên 8000 bạch cầu (BC) trên giọt máu dày, sau đó tính ra số lượng KST SR trong 1µl máu.
– để kỹ thuật đếm được chính xác, cần có các điều kiện sau:
+ Tiêu bản nhuộm đẹp.
+ Chọn vùng đếm: BC rải đều, KST SR bắt màu đẹp.
+ Nên sửdụng 2 máy đếm.
+ Nên đếm 2 – 3 lần để lấy sốtrung bình.
– Nếu sau khi đếm được 200 BC, sốKST SR đếm được = 10, thì ngừng đếm và tính sốlượng KST SR /200 BC.
– Nếu sau khi đếm được 200 BC, sốKST SR đếm được = 10 thì tiếp tục đếm KST SR cho đủ 500 BC và tính số lượng KST SR /500 BC.
Công thức tính:
– Số KST SR đếm được trên 200 BC = N.
– BC/µ l máu = 8000
+Nếu đếm 200 BC: Nx1000/200=Nx40
+Nếu đếm 500 BC: Nx8000/500=Nx16
Ví dụ: số KST SR đếm được trên 200 BC = 30
30x8000/200=30x40=1200KST SR/µ l
4.2. Tính mật độ KST SR theo hệ thống dấu cộng
đánh giá mật độ nhiễm bằng dấu cộng (+) là một cách đếm KST SR trên giọt dày đơn giản hơn nhưng không chính xác bằng cách đếm KST SR/l máu.
đếm KST SR trên tiêu bản giọt máu dày:
+: 1-10 KST/100 vi trường
++: 11-100 KST/100 vi trường
+++: 1-10 KST/1 vi trường
++++: trên 10 KST/1 vi trường
5. CÁCH TR Ả L ỜI K ẾT QUẢ XÉT NGHIỆ M TÌM KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT
– Nếu tìm thấy KST SR thì ghi kết quảtheo thứ tự như sau
Các thể đã gặp:
Mật độ nhiễm:
Ví dụ: tìm thấy plasmodium vivax TD++, PL+, GB+ (TD=tư dưỡng, PL=phân liệt, GB=giao bào)
– Nếu tìm không thấy KST thì ghi:
Tìm không thấy KST SR, hay ghi KST SR âm tính.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1.Anh (chị) chú ý đến những yếu tố nào khi sửdụng kính hiển vi để quan sát tiêu bản máu nhuộm?
2.Cho biết trình tựkhảo sát tiêu bản máu nhuộm.
3. Tại sao phải xem giọt máu dày trước rồi mới xem giọt máu mỏng?
4.Anh (chị) cho biết những vật gì có thểgây nhầm lẫn KST SR với trên tiêu bản máu nhuộm?
5.Theo anh (chị), việc đếm KST SR trong tiêu bản máu có cần thiết cho chẩn đoán bệnh sốt rét? Tại sao?
6.Có mấy cách đếm KST SR? Cách nào thường được dùng nhất?
7. Anh (chị) ghi những nội dung nào vào phiếu trả lời kết quả? Tại sao cần phải ghi đầy đủ những nội dung kể trên?
Tìm KST SR cần độ phóng đại lớn với vật kính dầu (x100). Khi dùng vật kính dầu để soi lam máu, cần chú ý:
– đủ ánh sáng.
– Dầu soi phải trong.
– Thị kính, vật kính phải sạch, không bị mốc.
– Trục đẩy, ốc vi cấp phải tốt, không bị nhờn.
– Nâng tụ quang lên sát tiêu bản.
– Dùng gương phẳng.
– Mở rộng màng chắn sáng.
2. đỌC TIÊU BẢN MÁU NHUỘM
2.1. Cách đọc tiêu bản máu nhuộm
– Khảo sát giọt máu dày trước, làn máu mỏng sau.
– Quan sát tiêu bản ở độphóng đại nhỏ(100 lần) trước để quét tìm giun chỉ. Ấu trùng giun chỉ hiếm khi có nhiều, thường chỉcó vài con trong mỗi phết máu.
– Sau đó mới đổi sang độ phóng đại lớn đểtìm KST SR và đơn bào khác.
– Trong một tiêu bản có thể gặp nhiều chủng loại, vì vậy phải xem nhiều vi trường. đối với P.vivax, thường thấy nhiều giai đoạn phát triển, còn P. falciparum,thường chỉthấy 1 – 2 giai đoạn phát triển.
Có thể xem phết máu với các độ phóng đại khác nhau. Tùy vào khảnăng và kinh nghiệm của người đọc lam máu, việc kiểm tra phết máu thường mất 10 đến 20 phút để quan sát 100 – 300 vi trường ở độ phóng đại 1000 lần.
2.2. đọc tiêu bản giọt dày
– Trong giọt máu dày, tếbào máu tập trung nhiều nhất ởgiữa. đểtìm KST SR, tốt nhất nên đọc ở độ phóng đại 1000 lần.
– Khảo sát toàn bộ giọt máu theo hình chữ chi để xem có KST SR hay không, phải quan sát kỹ ở vùng xung quanh giọt máu vì những vùng đó thường tập trung nhiều KST SR và sáng, dễ xem hơn.
– Thời gian đọc thường từ 5 đến 10 phút (gần 100 vi trường với vật kính dầu).
– Hình thể KST SR trên tiêu bản giọt máu dày về cơ bản giống như hình thể KST SR trên tiêu bản làn máu mỏng. Tuy nhiên do phương pháp làm tiêu bản khác nhau, phương pháp nhuộm khác nhau nên hình thể KST SR trên tiêu bản giọt máu dày có khác hơn một chút, không đẹp bằng ởtiêu bản làn máu mỏng và KST SR tập trung hơn.
2.3. đọc tiêu bản làn máu mỏng
– Khảo sát phần đuôi và hai bên rìa của làn máu đểxác định rõ loại KST SR.
– KST SR thường hiện diện ởbờhoặc ởphía cuối của phết máu do quá trình làm phết máu. đồng thời, ta nên kiểm tra KST SR ởphần cuối phết máu, nơi hồng cầu được tách riêng ra. Ởnơi này, hình dạng và kích thước của hồng cầu bịnhiễm được thấy rõ nhất.
– Khi xem phải kết hợp 2 yếu tố: KST SR và hồng cầu bịký sinh để xác định kết quả và loại KST SR.
3. MỘT SỐ YẾU TỐ GÂY NHẦM LẪN KHI KHẢO SÁT TIÊU BẢN SỐT RÉT
Trong tiêu bản máu nhuộm Giemsa, có nhiều thành phần trong máu, trong thuốc nhuộm, nấm, bụi,… có thể làm cho người đọc không xác định được. Nếu nghi ngờ, nên làm lại tiêu bản khác hoặc gửi đến những nơi chuyên sâu để xác định.
– Có thể nhầm cặn thuốc, mảnh hồng cầu bịvỡ, nấm, bụi, tiểu cầu nhỏ nằm riêng lẻ với thể tư dưỡng non.
– Bạch cầu đa nhân, đám tiểu cầu nằm tụlại dễnhầm với thểphân liệt.
– Hồng cầu nhân nhầm với thểtưdưỡng già, giao bào P.vivax.
– Bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa nhân dễlầm với thểphân liệt, tưdưỡng già P.vivax.
– Bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ái toan và lympho bào không ăn màu nhân dễnhầm với thểgiao bào P. vivax.
4. CÁCH TÍNH MẬT đỘ KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT
Mật độ KST là số lượng KST đếm được trong một vi trường hoặc một thể tích máu nhất định. Biết được mật độ nhiễm KST là rất cần thiết vì góp phần tiên lượng bệnh, đánh giá hiệu quả của điều trị. Có 2 phương pháp dùng để tính mật độ KST SR:
– đếm số lượng KST SR trong 1 microlit (1ml) máu.
– Hệ thống dấu (+).
4.1. đếm số KST SR trong 1µl máu
– Tổ chức Y tế thế giới đã lấy số bạch cầu = 8000/µ l máu làm chuẩn.
– đếm KST SR trong 1µl máu tức là đếm KST SR trên 8000 bạch cầu (BC) trên giọt máu dày, sau đó tính ra số lượng KST SR trong 1µl máu.
– để kỹ thuật đếm được chính xác, cần có các điều kiện sau:
+ Tiêu bản nhuộm đẹp.
+ Chọn vùng đếm: BC rải đều, KST SR bắt màu đẹp.
+ Nên sửdụng 2 máy đếm.
+ Nên đếm 2 – 3 lần để lấy sốtrung bình.
– Nếu sau khi đếm được 200 BC, sốKST SR đếm được = 10, thì ngừng đếm và tính sốlượng KST SR /200 BC.
– Nếu sau khi đếm được 200 BC, sốKST SR đếm được = 10 thì tiếp tục đếm KST SR cho đủ 500 BC và tính số lượng KST SR /500 BC.
Công thức tính:
– Số KST SR đếm được trên 200 BC = N.
– BC/µ l máu = 8000
+Nếu đếm 200 BC: Nx1000/200=Nx40
+Nếu đếm 500 BC: Nx8000/500=Nx16
Ví dụ: số KST SR đếm được trên 200 BC = 30
30x8000/200=30x40=1200KST SR/µ l
4.2. Tính mật độ KST SR theo hệ thống dấu cộng
đánh giá mật độ nhiễm bằng dấu cộng (+) là một cách đếm KST SR trên giọt dày đơn giản hơn nhưng không chính xác bằng cách đếm KST SR/l máu.
đếm KST SR trên tiêu bản giọt máu dày:
+: 1-10 KST/100 vi trường
++: 11-100 KST/100 vi trường
+++: 1-10 KST/1 vi trường
++++: trên 10 KST/1 vi trường
5. CÁCH TR Ả L ỜI K ẾT QUẢ XÉT NGHIỆ M TÌM KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT
– Nếu tìm thấy KST SR thì ghi kết quảtheo thứ tự như sau
Các thể đã gặp:
Mật độ nhiễm:
Ví dụ: tìm thấy plasmodium vivax TD++, PL+, GB+ (TD=tư dưỡng, PL=phân liệt, GB=giao bào)
– Nếu tìm không thấy KST thì ghi:
Tìm không thấy KST SR, hay ghi KST SR âm tính.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1.Anh (chị) chú ý đến những yếu tố nào khi sửdụng kính hiển vi để quan sát tiêu bản máu nhuộm?
2.Cho biết trình tựkhảo sát tiêu bản máu nhuộm.
3. Tại sao phải xem giọt máu dày trước rồi mới xem giọt máu mỏng?
4.Anh (chị) cho biết những vật gì có thểgây nhầm lẫn KST SR với trên tiêu bản máu nhuộm?
5.Theo anh (chị), việc đếm KST SR trong tiêu bản máu có cần thiết cho chẩn đoán bệnh sốt rét? Tại sao?
6.Có mấy cách đếm KST SR? Cách nào thường được dùng nhất?
7. Anh (chị) ghi những nội dung nào vào phiếu trả lời kết quả? Tại sao cần phải ghi đầy đủ những nội dung kể trên?