– Kỹ thuật làn máu mỏng và giọt máu dày là xét nghiệm thường quy để phát hiện ký sinh trùng sốt rét (KST SR) và một số đơn bào ký sinh trong máu khác. Kỹ thuật này cũng được dùng để chẩn đoán bệnh giun chỉ hệ bạch huyết.
– Làn máu mỏng và giọt máu dày có những ưu điểm và nhược điểm, vì vậy trong chẩn đoán tìm KST SR thường làm cả 2 loại tiêu bản làn máu mỏng và giọt máu dày trên cùng một bệnh nhân.
– Làn máu mỏng:
Ưu điểm:
+ Hồng cầu còn nguyên vẹn.
+ Hình thể KST đẹp và điển hình, dễ nhận dạng
Nhược điểm:
+ Lượng KST ít do chỉ dùng một lượng máu nhỏ (vài ml)
+ Mất nhiều thời gian đọc lam máu và có thể không phát hiện được.
– Giọt máu dày:
Ưu điểm: quan sát 1 lượng máu lớn nên tập trung nhiều KST.
Nhược điểm: KST SR nằm lẫn với nhiều lớp hồng cầu bị phá vỡ nên khó được nhận ra, đòi hỏi người đọc lam máu phải có kinh nghiệm.
1. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
– Kim chích máu vô trùng
– Ống tiêm vô trùng
– Bông thấm nước
– Gạc sạch
– Lam kính khô và sạch
– Lam kéo máu, có bờ thật phẳng
– Hộp đựng tiêu bản máu
– Bút chì sáp
– đèn cồn, khay men
– Găng tay
– Methanol cố định tiêu bản
– Cồn Ethylic sát trùng 70o.
2. THỜI GIAN LẤY MÁU
– Tìm ký sinh trùng sốt rét:
Thời gian lấy máu tốt nhất là trong thời gian đang lên cơn sốt, vì lúc lên cơn sốt KST SR tập trung ở máu ngoại vi nhiều nên dễ thấy.
– Tìm ấu trùng giun chỉbạch huyết:
Tùy thuộc loài giun chỉcó chu kỳ ngày hay đêm mà lấy máu. Ở Việt Nam, ấu trùng giun chỉ bạch huyết có chu kỳ xuất hiện ở máu ngoại vi về đêm, nên thời gian lấy máu để tìm ấu trùng giun chỉ là vào khoảng từ 22 giờ đến 3 giờsáng.
3. CÁCH LẤY MÁU
Máu toàn phần được lấy từ vết chích đầu ngón tay hoặc từ tĩnh mạch.
3.1. Lấy máu tĩnh mạch
Lấy máu bằng ống tiêm, bơm vào ống nghiệm có sẵn chất chống đông EDTA 0,02g/10ml máu (hoặc một chất chống đông khác). Nếu tìm giun chỉthì có thểdùng chất chống đông là Heparin (2mg/10ml máu) hoặc sodium citrate (0,05g/10ml máu).
Đối với máu lấy từtĩnh mạch với chất chống đông nên làm tiêu bản sớm vì nếu đểqua 1 giờ thì hình dạng của KST SR có thểbịbiến dạng và máu dễbịbong ra và trôi mất trong quá trình nhuộm tiêu bản.
3.2. Lấy máu đầu ngón tay
a) Vị trí lấy máu
– Ngón tay thứ3 hoặc 4, bàn tay trái.
– đầu ngón tay, ởbên cạnh ngón tay.
– Ở trẻ sơ sinh, có thể lấy máu ở gót chân.
b) Cách lấy máu
Phải dùng phương pháp vô trùng, tất cảdụng cụ đều phải được vô trùng trước.
Lấy máu từbàn tay trái của bệnh nhân, đểngửa lòng bàn tay lên trên, chọn ngón tay thứ3 hoặc thứ 4.
Dùng một miếng bông và thấm cồn 70o để lau sạch đầu ngón tay. đểkhô hay lau khô với miếng gạc đã khử trùng.
Dùng kim chích máu vô trùng đâm vào chỗ đã chọn với một động tác nhanh và đủ mạnh để 1 giọt máu trào ra sau khi chích máu.
Dùng bông khô lau bỏ giọt máu đầu vì nó có thể lẫn với cồn còn sót lại.
Bóp nhẹ ngón tay để làm chảy giọt máu thứ 2.
Cầm 1 lam kính vào 2 cạnh, chạm nhẹlên giọt máu ở đầu ngón tay, một giọt máu nhỏ sẽ dính vào
miếng kính ở giữa lam kính đểlàm làn máu mỏng.
Bóp nhẹngón tay đểnặn thêm máu, lấy 3, 4 giọt máu vào 1 lam kính khác để làm giọt máu dày (lớn gấp ba giọt máu để làm phết máu mỏng).
Dùng bông thấm cồn lau sạch phần máu còn lại ởngón tay.
Lưu ý:
– Không nên chích máu khi sát trùng chưa khô cồn, máu chảy lan ra.
– Nếu đâm kim nông quá, nên chích lại, không nên cố nặn cho máu chảy ra.
– Khi nào không lấy máu nữa mới dùng bông cồn đểsát trùng tại chỗlấy máu.
– Có thể làm giọt máu dày và làn mỏng máu trên cùng 1 lam kính: vị trí giọt máu dày ở khoảng 1/3 lam kính và làn máu mỏng ở 2/3 lam kính.
4. KÉO LÀN MÁU MỎNG
Cho 1 giọt máu lên 2/3 lam kính. đặt lam kính chứa 1 giọt máu lên mặt phẳng chắc chắn (hoặc cầm trên tay).
đặt 1 cạnh lam kéo máu lên lam kính có giọt máu thành một góc 45o.
Kéo từtừcho lam kéo máu chạm vào giọt máu, đểcho máu lan theo giao tuyến của hai lam kính.
Chờcho máu lan ra gần hết cạnh của lam kéo máu, đẩy nhanh đều và nhẹtay lam kéo máu về phía đầu kia của lam kính chứa máu.
Nếu giọt máu vừa đủthì phết máu sẽkhông ra đến tận cùng của lam kính, mà ngừng lại trước đó khoảng 1cm, tạo ra đuôi máu.
Để khô tự nhiên, tránh bụi, tránh côn trùng ăn máu.
Ghi tên bệnh nhân ởphần dày của làn máu mỏng, trước chỗ đặt giọt máu.
Làn máu mỏng đạt yêu cầu:
– Làn máu phải mỏng đều, không có vết sọc ngang, dọc, không loang lổ.
– Làn máu có đuôi mỏng: Xem kính hiển vi thấy hồng cầu xếp cạnh nhau chứ không chồng lên nhau và cũng không cách xa nhau.
Nguyên nhân làm làn máu mỏng không đạt yêu cầu:
– Máu lấy nhiều quá kéo không tốt: tiêu bản không có đuôi máu.
– Máu trải không đều: cạnh lam kéo máu không phẳng hoặc tiếp xúc giữa cạnh lam kéo máu và lam kính đựng máu không khít.
– Kéo máu chậm, ngập ngừng hoặc máu bắt đầu đông: tiêu bản sẽ có những vệt dày, sọc.
– Tiêu bản có chỗ trống hoặc lỗ chỗ: lam kính bẩn, có mỡ hoặc ruồi, gián ăn.
5. LÀM GIỌT MÁU DÀY
Lấy giọt máu để lên 1/3 còn lại của lam, để 1 góc lam kéo vào giữa giọt máu. Xoay theo vòng tròn từ
trung tâm ra ngoài, theo một chiều nhất định. Khi có được một hình tròn đường kính từ 1 – 1,2 cm, xoay góc lam kéo đi ngược vào trong rồi nhấc lam kéo lên.
Để khô lam máu trên mặt phẳng, tránh bụi và côn trùng.
Thường phải để khô giọt máu dày trong khoảng 6 – 12 giờhay cách đêm, nhưng khi cần gấp có thể để khô trong tủ ủ 37oC, trong 1 giờ.
Giọt máu dày đạt yêu cầu:
– Phải đều hoặc mỏng dần về phía bìa giọt máu.
– Hình dáng tương đối tròn.
– đường kính từ1 – 1,2cm.
– Không quá dày, giọt máu quá dày và quá to: lúc khô máu sẽ có những vệt nứt và dễ tróc khi nhuộm.
– Không quá mỏng: giọt máu quá mỏng, nhỏ(ít máu), mật độ KST thấp nên khó phát hiện.
– Bề dày thích hợp, khi đặt tiêu bản lên tờbáo lúc còn ướt có thể thấy chữ in.
Có thểlàm giọt máu dày và làn máu mỏng trên cùng một lam kính hoặc trên 2 lam kính khác nhau.
Khi làm tiêu bản kép, làn máu mỏng và giọt máu dày trên cùng 1 lam kính, hai giọt máu phải cách xa
nhau sao cho khi cố định làn máu mỏng bằng cồn thì không ảnh hưởng đến giọt máu dày.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1.Anh (chị) cho biết giá trịcủa giọt máu dày và làn máu mỏng?
2.Nêu những ưu và khuyết điểm của giọt máu dày và làn máu mỏng.
3.Có thểlấy máu tĩnh mạch đểlàm tiêu bản tìm KST SR?
4.Mô tảcách lấy máu đầu ngón tay, cần chú ý khâu nào?
5.Nhưthếnào là một tiêu bản máu mỏng đẹp? Làm thếnào đểcó tiêu bản máu mỏng đẹp?
6.Tại sao giọt máu dày bong ra khi nhuộm?
7.Nêu những tiêu chuẩn của giọt máu dày đẹp.
– Làn máu mỏng và giọt máu dày có những ưu điểm và nhược điểm, vì vậy trong chẩn đoán tìm KST SR thường làm cả 2 loại tiêu bản làn máu mỏng và giọt máu dày trên cùng một bệnh nhân.
– Làn máu mỏng:
Ưu điểm:
+ Hồng cầu còn nguyên vẹn.
+ Hình thể KST đẹp và điển hình, dễ nhận dạng
Nhược điểm:
+ Lượng KST ít do chỉ dùng một lượng máu nhỏ (vài ml)
+ Mất nhiều thời gian đọc lam máu và có thể không phát hiện được.
– Giọt máu dày:
Ưu điểm: quan sát 1 lượng máu lớn nên tập trung nhiều KST.
Nhược điểm: KST SR nằm lẫn với nhiều lớp hồng cầu bị phá vỡ nên khó được nhận ra, đòi hỏi người đọc lam máu phải có kinh nghiệm.
1. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
– Kim chích máu vô trùng
– Ống tiêm vô trùng
– Bông thấm nước
– Gạc sạch
– Lam kính khô và sạch
– Lam kéo máu, có bờ thật phẳng
– Hộp đựng tiêu bản máu
– Bút chì sáp
– đèn cồn, khay men
– Găng tay
– Methanol cố định tiêu bản
– Cồn Ethylic sát trùng 70o.
2. THỜI GIAN LẤY MÁU
– Tìm ký sinh trùng sốt rét:
Thời gian lấy máu tốt nhất là trong thời gian đang lên cơn sốt, vì lúc lên cơn sốt KST SR tập trung ở máu ngoại vi nhiều nên dễ thấy.
– Tìm ấu trùng giun chỉbạch huyết:
Tùy thuộc loài giun chỉcó chu kỳ ngày hay đêm mà lấy máu. Ở Việt Nam, ấu trùng giun chỉ bạch huyết có chu kỳ xuất hiện ở máu ngoại vi về đêm, nên thời gian lấy máu để tìm ấu trùng giun chỉ là vào khoảng từ 22 giờ đến 3 giờsáng.
3. CÁCH LẤY MÁU
Máu toàn phần được lấy từ vết chích đầu ngón tay hoặc từ tĩnh mạch.
3.1. Lấy máu tĩnh mạch
Lấy máu bằng ống tiêm, bơm vào ống nghiệm có sẵn chất chống đông EDTA 0,02g/10ml máu (hoặc một chất chống đông khác). Nếu tìm giun chỉthì có thểdùng chất chống đông là Heparin (2mg/10ml máu) hoặc sodium citrate (0,05g/10ml máu).
Đối với máu lấy từtĩnh mạch với chất chống đông nên làm tiêu bản sớm vì nếu đểqua 1 giờ thì hình dạng của KST SR có thểbịbiến dạng và máu dễbịbong ra và trôi mất trong quá trình nhuộm tiêu bản.
3.2. Lấy máu đầu ngón tay
a) Vị trí lấy máu
– Ngón tay thứ3 hoặc 4, bàn tay trái.
– đầu ngón tay, ởbên cạnh ngón tay.
– Ở trẻ sơ sinh, có thể lấy máu ở gót chân.
b) Cách lấy máu
Phải dùng phương pháp vô trùng, tất cảdụng cụ đều phải được vô trùng trước.
Lấy máu từbàn tay trái của bệnh nhân, đểngửa lòng bàn tay lên trên, chọn ngón tay thứ3 hoặc thứ 4.
Dùng một miếng bông và thấm cồn 70o để lau sạch đầu ngón tay. đểkhô hay lau khô với miếng gạc đã khử trùng.
Dùng kim chích máu vô trùng đâm vào chỗ đã chọn với một động tác nhanh và đủ mạnh để 1 giọt máu trào ra sau khi chích máu.
Dùng bông khô lau bỏ giọt máu đầu vì nó có thể lẫn với cồn còn sót lại.
Bóp nhẹ ngón tay để làm chảy giọt máu thứ 2.
Cầm 1 lam kính vào 2 cạnh, chạm nhẹlên giọt máu ở đầu ngón tay, một giọt máu nhỏ sẽ dính vào
miếng kính ở giữa lam kính đểlàm làn máu mỏng.
Bóp nhẹngón tay đểnặn thêm máu, lấy 3, 4 giọt máu vào 1 lam kính khác để làm giọt máu dày (lớn gấp ba giọt máu để làm phết máu mỏng).
Dùng bông thấm cồn lau sạch phần máu còn lại ởngón tay.
Lưu ý:
– Không nên chích máu khi sát trùng chưa khô cồn, máu chảy lan ra.
– Nếu đâm kim nông quá, nên chích lại, không nên cố nặn cho máu chảy ra.
– Khi nào không lấy máu nữa mới dùng bông cồn đểsát trùng tại chỗlấy máu.
– Có thể làm giọt máu dày và làn mỏng máu trên cùng 1 lam kính: vị trí giọt máu dày ở khoảng 1/3 lam kính và làn máu mỏng ở 2/3 lam kính.
4. KÉO LÀN MÁU MỎNG
Cho 1 giọt máu lên 2/3 lam kính. đặt lam kính chứa 1 giọt máu lên mặt phẳng chắc chắn (hoặc cầm trên tay).
đặt 1 cạnh lam kéo máu lên lam kính có giọt máu thành một góc 45o.
Kéo từtừcho lam kéo máu chạm vào giọt máu, đểcho máu lan theo giao tuyến của hai lam kính.
Chờcho máu lan ra gần hết cạnh của lam kéo máu, đẩy nhanh đều và nhẹtay lam kéo máu về phía đầu kia của lam kính chứa máu.
Nếu giọt máu vừa đủthì phết máu sẽkhông ra đến tận cùng của lam kính, mà ngừng lại trước đó khoảng 1cm, tạo ra đuôi máu.
Để khô tự nhiên, tránh bụi, tránh côn trùng ăn máu.
Ghi tên bệnh nhân ởphần dày của làn máu mỏng, trước chỗ đặt giọt máu.
Làn máu mỏng đạt yêu cầu:
– Làn máu phải mỏng đều, không có vết sọc ngang, dọc, không loang lổ.
– Làn máu có đuôi mỏng: Xem kính hiển vi thấy hồng cầu xếp cạnh nhau chứ không chồng lên nhau và cũng không cách xa nhau.
Nguyên nhân làm làn máu mỏng không đạt yêu cầu:
– Máu lấy nhiều quá kéo không tốt: tiêu bản không có đuôi máu.
– Máu trải không đều: cạnh lam kéo máu không phẳng hoặc tiếp xúc giữa cạnh lam kéo máu và lam kính đựng máu không khít.
– Kéo máu chậm, ngập ngừng hoặc máu bắt đầu đông: tiêu bản sẽ có những vệt dày, sọc.
– Tiêu bản có chỗ trống hoặc lỗ chỗ: lam kính bẩn, có mỡ hoặc ruồi, gián ăn.
5. LÀM GIỌT MÁU DÀY
Lấy giọt máu để lên 1/3 còn lại của lam, để 1 góc lam kéo vào giữa giọt máu. Xoay theo vòng tròn từ
trung tâm ra ngoài, theo một chiều nhất định. Khi có được một hình tròn đường kính từ 1 – 1,2 cm, xoay góc lam kéo đi ngược vào trong rồi nhấc lam kéo lên.
Để khô lam máu trên mặt phẳng, tránh bụi và côn trùng.
Thường phải để khô giọt máu dày trong khoảng 6 – 12 giờhay cách đêm, nhưng khi cần gấp có thể để khô trong tủ ủ 37oC, trong 1 giờ.
Giọt máu dày đạt yêu cầu:
– Phải đều hoặc mỏng dần về phía bìa giọt máu.
– Hình dáng tương đối tròn.
– đường kính từ1 – 1,2cm.
– Không quá dày, giọt máu quá dày và quá to: lúc khô máu sẽ có những vệt nứt và dễ tróc khi nhuộm.
– Không quá mỏng: giọt máu quá mỏng, nhỏ(ít máu), mật độ KST thấp nên khó phát hiện.
– Bề dày thích hợp, khi đặt tiêu bản lên tờbáo lúc còn ướt có thể thấy chữ in.
Có thểlàm giọt máu dày và làn máu mỏng trên cùng một lam kính hoặc trên 2 lam kính khác nhau.
Khi làm tiêu bản kép, làn máu mỏng và giọt máu dày trên cùng 1 lam kính, hai giọt máu phải cách xa
nhau sao cho khi cố định làn máu mỏng bằng cồn thì không ảnh hưởng đến giọt máu dày.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1.Anh (chị) cho biết giá trịcủa giọt máu dày và làn máu mỏng?
2.Nêu những ưu và khuyết điểm của giọt máu dày và làn máu mỏng.
3.Có thểlấy máu tĩnh mạch đểlàm tiêu bản tìm KST SR?
4.Mô tảcách lấy máu đầu ngón tay, cần chú ý khâu nào?
5.Nhưthếnào là một tiêu bản máu mỏng đẹp? Làm thếnào đểcó tiêu bản máu mỏng đẹp?
6.Tại sao giọt máu dày bong ra khi nhuộm?
7.Nêu những tiêu chuẩn của giọt máu dày đẹp.