02-22-2012, 04:57 PM
ALCALOID ĐỘC CÂY LÁ NGÓN
1. Đại cương về cây lá ngón:
Cây lá ngón còn gọi là cây rút ruột, co ngón, hồ mạn trường, hoàng đằng, đoạn trường thảo... Có danh pháp khoa học là Gelsemium elegans, trước đây được phân loại trong họ Mã tiền (Loganiaceae), nhưng từ năm 1994 đến nay được cho là thuộc họ mới là họ Hoàng đằng (Gelsemiaceae).
Cây mọc leo, cành nhẵn, có rãnh dọc. Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài hoặc gần hình mác, mép nguyên mặt nhẵn bóng, lá kèm không rõ. Hoa màu vàng dài, 5 lá đài rời, tràng gồm 5 cánh hoa nhẵn, dính thành ống hình phễu; nhị 5 dính ở phía dưới ống tràng, bầu nhẵn, vòi dạng sợi, đầu nhọn 4 thuỳ hình sợi. Quả nang có vỏ cứng, dai; hạt có rìa mỏm bao quanh, mép cắt khía.
Cây mọc leo, cành nhẵn, có rãnh dọc. Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài hoặc gần hình mác, mép nguyên mặt nhẵn bóng, lá kèm không rõ. Hoa màu vàng dài, 5 lá đài rời, tràng gồm 5 cánh hoa nhẵn, dính thành ống hình phễu; nhị 5 dính ở phía dưới ống tràng, bầu nhẵn, vòi dạng sợi, đầu nhọn 4 thuỳ hình sợi. Quả nang có vỏ cứng, dai; hạt có rìa mỏm bao quanh, mép cắt khía.
Hình ảnh cây và hoa lá ngón
2. Tác dụng:
Vị đắng, cay tính nóng rất độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, bạt độc, giảm đau, sát trùng, chống ngứa. Ðược dùng trị: Eczema nấm ở chân, ở thân, ngã tổn thương, đụng giập, trĩ; đinh nhọt và viêm mủ da; phong hủi. Giã cây tươi đắp ngoài, hoặc nấu nước rửa ngoài. Không được dùng uống trong. Còn dùng diệt giòi bọ, sát trùng.
3. Độc tính:
Cây lá ngón độc toàn thân. Trật tự độc giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Trong lá ngón có 4 alcaloid độc là koumin, kouninidin, kouminin, kouminixin.
Trong đó hàm lượng koumin là cao nhất. Cây rất độc, chỉ cần ăn 3 lá là đủ chết người.
Trong đó hàm lượng koumin là cao nhất. Cây rất độc, chỉ cần ăn 3 lá là đủ chết người.
4. Triệu chứng ngộ độc
Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.
5. Điều trị ngô độc
Nước của rau má tươi nguyên cây sau khi rửa sạch và giã nát có thể dùng để giải độc lá ngón. Ngoài ra người ta còn dùng mỡ lợn hoặc dầu lạc để giải độc. Thậm chí dân địa phương còn dùng nước phân trâu, phân bò cho uống để nôn ra độc tố.
Nước của rau má tươi nguyên cây sau khi rửa sạch và giã nát có thể dùng để giải độc lá ngón. Ngoài ra người ta còn dùng mỡ lợn hoặc dầu lạc để giải độc. Thậm chí dân địa phương còn dùng nước phân trâu, phân bò cho uống để nôn ra độc tố.
6. Xét nghiệm.
6.1 Mẫu thử
Mẫu thử là phủ tạng, dịch dạ dày, chất nôn của nạn nhân hoặc bộ phận của cây.
6.2 Xử lý mẫu
Xử lý chiết mẫu trong môi trường kiềm (cắn B).
6.3 Xác định
- Phản ứng màu
- Sắc ký lớp mỏng
- Sắc ký lỏng cao áp (HPLC)
- Quang phổ UV - VIS
- Thử phản ứng trên sinh vật.