04-23-2012, 05:02 PM
CÁC ALCALOID CHÍNH CỦA THUỐC PHIỆN
1. Đại cương về thuốc phiện
1.1-Morphin.
1.2. Codein:
1.3-Heroin (Diamorphin, acetomorphin, diacetylmorphin)
2.1-Tác dụng dược lý
2.2-Những phương pháp cai thuốc phiện chủ yếu trên thế giới.
2.2.1-Dùng methadon:
3. Độc tính
5. Điều trị ngộ độc
6. Xét nghiệm
6.1 Mẫu thử
6.2 Xử lý mẫu
6.3 Xác định
6.3.1 Phương pháp thăm dò:
6.3.2 Phương pháp xác định:
1. Đại cương về thuốc phiện
Nhựa thuốc phiện có màu nâu đen, lấy từ quả xanh của cây Anh túc (Papaver somniferum L.) họ Papaveraceae. Ở nước ta, trước đây cây này được trồng ở các tỉnh biên giới Việt-Trung, Việt -Lào.
Hoạt chất chính của nhựa thuốc phiện là morphin chiếm 10%, ngoài ra còn có các alcaloid khác như: Codein 0,3-0,7%; narcotin 5-6%; papaverin 0,8-1% và thebain 0,2-0,7%.
1.1-Morphin.
Công thức: C[sub]17[/sub]H[sub]19[/sub]NO[sub]3[/sub]=285,3
Kết tinh hình trụ, vị rất đắng, điểm chảy 102[sup]o[/sup]C, ít tan trong nước, tan trong cồn, benzen, acid acetic. Tan trong ether ở thể vô định hình, không tan ở thể kết tinh. Ngoài thị trường thường dùng dưới dạng muối hydroclorid ( C[sub]17[/sub]H[sub]19[/sub]NO[sub]3[/sub]HCl.3H[sub]2[/sub]O). Đôi khi dưới dạng muối sulfat, nitrat.
Về mặt cấu trúc hoá học có 3 điểm chính:
+ Có chức amin bậc ba nên có tính base, dung dịch làm xanh giấy quỳ, khi có mặt của base mạnh sẽ bị kết tủa.
Nếu base thừa sẽ hoà tan tủa do có mặt của chức phenol. Mặt khác về cấu tạo có amin bậc ba nên dễ kết hợp với proton để tạo nên nitơ bậc bốn. Vì có cả chức phenol và amin bậc ba nên morphin là chất lưỡng tính có thể cho hoặc nhận proton.
Đặc điểm này rất quan trọng đối với việc chiết morphin từ mẫu thử. Để hiệu suất chiết cao cần chọn pH thích hợp làm sao để morphin ở dạng phân tử là chủ yếu. Dựa vào hai hằng số cân bằng trên, các tác giả đã xác định được pH thích hợp khoảng 8-9. Mặt khác do có hai nhóm chức nêu trên, nên phân tử phân cực hơn vì vậy để tăng hiệu suất chiết, thường dùng hỗn hợp dung môi có hằng số điện môi khoảng 10 (Phân cực hơn cloroform).
+ Có một chức rượu bậc hai dễ bị oxi hoá thành ceton.
+ Có một liên kết đôi dễ bị hydro hoá tạo ra dẫn xuất dihydromorphin.
1.2. Codein:
Công thức: C[sub]18[/sub]H[sub]21[/sub]NO[sub]3[/sub]=299,4
Tinh thể nhỏ không màu hoặc bột kết tinh màu trắng, không mùi, tan trong cồn, ether, benzen, tan được trong nước lạnh(1,3%) và nước nóng(5,9%).
1.3-Heroin (Diamorphin, acetomorphin, diacetylmorphin)
Công thức: C[sub]21[/sub]H[sub]23[/sub]NO[sub]5 [/sub]=369,4
Bột kết tinh trắng, chảy ở khoảng 170[sup]o[/sup]C, tan trong cloroform, ethanol, ether. Thường được điều chế ở dạng muối clorid và được bán tổng hợp từ morphin và anhydric acetic. Trong môi trường nước nó bị thuỷ phân dần thành mono acetyl morphin(MAM) và morphin. Nó không được dùng để làm thuốc. Heroin có độc tính mạnh gấp 5-10 lần morphin. trong cơ thể, nó bị thuỷ phân nhanh để tạo ra 6-monoacetylmorphin(MAM) và sau đó là morphin. Điều này rất quan trọng khi xác định thấy MAM và morphin trong nước tiểu thì có thể khẳng định bệnh nhân có sử dụng heroin
2. Tác dụng dược lý và cơ chế gây nghiện của thuốc phiện và các dẫn chất của nó Ở Việt Nam, chất ma tuý được sử dụng chủ yếu là thuốc phiện và các dẫn chất của nó. Thuốc phiện được biết đến và sử dụng từ 4000 năm trước công nguyên. Ngoài hợp chất tự nhiên trong quả như morphin...người ta còn bán tổng hợp ra các dẫn chất có tác dụng mạnh hơn nhiều và được hấp thu theo đường phổi ( hút, hít) như heroin.
Thuốc phiện có thể được hấp thu theo đường tiêu hoá, đường phổi, tĩnh mạch và thải trừ qua nước tiểu, mồ hôi, phân, sữa, nhau thai.
2.1-Tác dụng dược lý
Sở dĩ morphin và nhiều dẫn chất của thuốc phiện có tác dụng là do thuốc kết hợp được với những thụ thể có sẵn trong cơ thể người và động vật. Những thụ thể này rất đặc hiệu, chỉ kết hợp với các dẫn chất của thuốc phiện và từ chối các chất khác. Chỉ khi kết hợp được như thế và tạo thành phức hợp (thụ thể + dẫn chất của thuốc phiện) thuốc mới có tác dụng. Thuốc phiện được dùng trong y học với tác dụng giảm đau nhưng nếu dùng kéo dài sẽ gây tác dụng xấu (gây nghiện).
Sự kết hợp này như là ổ khoá và phải có chìa khoá đúng mới mở được. Mãi đến cuối năm 1973 người ta mới tìm được sự kết hợp giữa thụ thể và dẫn chất của thuốc phiện.
Câu hỏi được đặt ra là những thụ thể của morphin sinh ra và tồn tại ở người và động vật để làm nhiệm vụ gì. Với người không dùng thuốc phiện và các dẫn chất của nó thì thụ thể này có lợi ích gì. Năm 1975 người ta đã tìm ra được lời giải đáp cho câu hỏi trên. Người ta đã phân lập được chất endophin có sẵn trong não người và động vật và chính endophin cũng kết hợp được với thụ thể của morphin. Tức là lúc này một ổ khoá có hai chìa có thể mở được đó là endorphin nội sinh và các chất ma tuý (morphin và các dẫn chất của nó).
Nếu thuốc phiện được dùng để giảm đau thì endophin được tiết ra liên tục và liên kết thường xuyên với thụ thể cũng là để giúp cho cơ thể chống lại mọi tác dụng gây đau. Đó là cơ chế tự bảo vệ của người và động vật.
- Nghiện thuốc phiện: Từ khi tìm ra endophin (Còn gọi là morphin nội sinh) thì cơ chế nghiện thuốc phiện và nguyên tắc cai nghiện đã được làm sáng tỏ. Endophin tạo phức hợp với thụ thể trong cơ thể, do đó làm giảm đau, nhưng endophin bị thuỷ phân rất nhanh nên không gây nghiện. Nhưng endorphin và các dẫn chất của thuốc phiện đều có tính chất chung là làm giảm sản xuất AMP (adenylmonophosphat) trong cơ thể.
Người nghiện dùng thuốc phiện liên tục, nhiều lần thì thuốc phiện tác dụng lên thụ thể và làm giảm liên tục lượng AMP vòng trong cơ thể, chất AMP rất quan trọng trong cơ thể nên cơ thể đối phó lại bằng các sản xuất liên tục men adenylkynase. Men này giúp cơ thể tổng hợp AMP vòng. Như vậy khi có mặt của thuốc phiện, nhờ cơ chế bù trừ mà cơ thể vẫn giữ được cân bằng sản xuất AMP vòng. Từ đó xuất hiện hiện tượng quen thuốc(nghiện). Nếu việc sử dụng thuốc phiện bị ngừng đột ngột, thuốc không còn trong cơ thể nhưng các thụ thể vẫn quen đáp ứng với nồng độ cao của thuốc. Lúc này endophin sẽ đứng ra thay thế thuốc phiện nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Hậu quả là không thể kìm hãm nổi sự sản xuất men adenylkynase làm lượng AMP vòng cao vọt lên khác thường dẫn đến xuất hiện trạng thái bệnh lý đặc biệt gọi là hội chứng cai.
Hội chứng cai xuất hiện từ 6-18 giờ sau khi ngừng đưa thuốc vào cơ thể. Quy luật biến thiên của cơn nghiện là các triệu chứng nặng dần lên đến cao điểm trong 3 ngày đầu và giảm dần từ ngày thứ 4 trở đi. Đến ngày thứ 7 (muộn nhất là 10 ngày) thì hội chứng cai tự nó mất dần đi dù có dùng thuốc để cắt cơn hay không (thuốc tân dược, đông y,châm cứu, xoa bóp, dưỡng sinh...) liệu pháp tâm lí, liệu pháp gia đình, cách li...cũng chỉ có tác dụng hỗ trợ và cũng cần thiết để giúp người nghiện vượt qua hội chứng cai trong vòng 10 ngày đầu. Nhưng nếu không có nhiều biện pháp khác nữa nhất là cai nghiện thực thụ bằng đối kháng với thuốc phiện ở thụ thể (tức là bịt lỗ khoá) thì chỉ sau một thời gian ngắn do sự đòi hỏi của thụ thể luôn luôn đói thuốc phiện cộng thêm các hiện tượng tiêu cực khác trong xã hội (bạn bè xấu lôi kéo...) thôi thúc dẫn đến người nghiện lại bằng mọi cách tái nghiện.
2.2-Những phương pháp cai thuốc phiện chủ yếu trên thế giới.
2.2.1-Dùng methadon:
Đây là thuốc chữa nghiện thuốc phiện (nhất là nghiện heroin) được dùng phổ biến nhất hiện nay trên thế giới. Thực ra methadon là chất thay thế thuốc phiện và các dẫn chất, nó cũng gây cho người sử dụng nghiện methadon, cũng là chìa khoá cho vừa vào ổ khoá. Nhưng cơn nghiện methadon đến chậm, dịu dàng không ồn ào, gay gắt như đối với thuốc phiện. Vì vậy có thể dùng liều giảm dần để điều trị đến khi cai được hẳn. Methadon còn có lợi là tác dụng rất bền nên có thể dùng để điều trị ngoại trú được và rất dễ hấp thụ khi uống.
2.2.2-Dùng chất đối kháng thực thụ ở thụ thể (Bịt hẳn lỗ khoá) Nguyên lý của phương pháp này là dùng một chất khác có thể đẩy được các dẫn chất của thuốc phiện ra khỏi thụ thể, tức là làm mất tác dụng gây nghiện
Uống naltrexon đều đặn hàng ngày trong khoảng từ 3-12 tháng hoặc lâu hơn nữa.
2.2.3-Kết hợp các biện pháp tâm lí với y học cổ truyền Ngoài ra còn một số phương pháp khác giúp cai nghiện như:
phương pháp phẫu thuật thùy trán, phương pháp thụy miên, phương pháp điện châm... nhưng quan trọng nhất là ở ý chí tự cai nghiện của bệnh nhân.
phương pháp phẫu thuật thùy trán, phương pháp thụy miên, phương pháp điện châm... nhưng quan trọng nhất là ở ý chí tự cai nghiện của bệnh nhân.
2.3-Sự chuyển hoá của thuốc phiện và dẫn chất của nó.
3. Độc tính
Thuốc phiện không gây ngủ ngay mà đầu tiên kích thích, tiếp theo đó mới gây ngủ. Vì vậy có người dùng thuốc vật vã mãi mới ngủ được, morphin ức chế tế bào nhạy cảm của não, và ở mức độ yếu hơn đối với tế bào vận động. Với liều nhỏ ức chế trung tâm hô hấp ở hành tuỷ, liều cao làm giảm sự nhạy cảm của trung tâm này với các chất kích thích, có thể dẫn tới suy hô hấp và chết. Đối với hệ tiêu hoá, morphin gây buồn nôn và nôn.
LD[sub]50[/sub] của morphin đối với người là 0,25g
Heroin độc gấp 5 lần morphin
4. Triệu chứng ngộ độc.
Ngộ độc cấp: Sau 15 phút đến nửa giờ, người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn, mạch nhanh, người có cảm giác nóng. Sau đó thở dài, buồn ngủ, ngủ say và không có phản ứng khi kích thích. Mất phản xạ mắt và phản xạ nuốt. Thở chậm chỉ còn 3-4 lần/phút. Nhịp thở không đều, sau ít giây thì ngừng thở, xuất hiện tím tái. Bệnh nhân chết sau 2-3 giờ kể từ khi uống thuốc do suy hô hấp.
5. Điều trị ngộ độc
- Cho uống than hoạt hoặc các dung dịch làm kết tủa các alcaloid như tanin, lugol hay dung dịch thuốc tím 2%
- Dùng các thuốc chống liệt hô hấp của thuốc phiện: Nalorphin tiêm tĩnh mạch 0,005-0,01g/lần. Không nên dùng quá 0,04g
- Dùng các thuốc kích thích hô hấp: Cafein, theophylin, niketamid và làm hô hấp nhân tạo.
6. Xét nghiệm
6.1 Mẫu thử
Mẫu thử là phủ tạng, dịch sinh học như dịch dạ dày, chất nôn, nước tiểu hoặc tang vật như thuốc viên, thuốc bột, thuốc lá, đồ uống....
6.2 Xử lý mẫu
Xử lý chiết mẫu trong môi trường kiềm (cắn B).
6.3 Xác định
6.3.1 Phương pháp thăm dò:
- Thử nghiệm nhanh với phản ứng màu( rapid testing methods of drugs of abuse)
- Phương pháp miễn dịch (phương pháp dùng que thử)(immunoassay methods)
6.3.2 Phương pháp xác định:
- Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Thin layer chromatography)
- Phương pháp sắc ký lỏng cao áp (High performence liquid chromatography)
- Phương pháp sắc ký khối phổ (chromatography- mass spectrometry)
- Phương pháp đo quang phổ UV-VIS (ultraviolet and Visible Absorption Spectrophotometry)
- Phương pháp đo quang phổ hồng ngoại IR (infra-red absorption spectrophotometry)