02-20-2013, 05:00 PM
I. Đại cương
- Từ hơn 40 năm nay đã có hàng nghìn loại phospho hữu cơ tung ra thị trường. P hữu cơ được dùng trong chiến tranh, đó là các chất nervgas, tabun, sarin. P hữu cơ được dùng trong nông nghiệp làm hoá chất trừ sâu, được sử dụng dưới dạng bột, trộn nước hoặc ở thể nhũ tương, hoà tan, đậm độ 0,1 - 3%.
- P hữu cơ chia làm ba nhóm:
+ Ankyl pyrophosphat.
+ Ankyl thiophosphat (nhóm parathion).
+ Phosphoramid.
Hoá chất trừ sâu thông dụng thuộc nhóm ankyl thiophosphat, được oxy hoá ở gan thành paraoxon. Trên mặt hoạt động của men cholinesterase có 2 nhóm: nhóm anion và nhóm cation, paraoxon gắn vào nhóm cation, thành phức hợp phosphoryl hoá vững bền, ức chế hoạt động của men chohnesterase. Do đó acetyl cholin được tích luỹ gây độc.
II. Độc tính
1. Hấp thụ và thải trừ
P hữu cơ hấp thụ qua phút, qua đường tiêu hoá và qua da (theo thứ tự nhanh chậm). Liều nguy hiểm vào khoảng dưới 1g. Nhóm parathion được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng paranitrophenol. Nồng độ paranitrophenol cho phép trong nước tiểu người tiếp xúc P hữu cơ là 10 - 40 microgram /lít.
2. Cơ chế gây ngộ độc (do tác dụng của acetylcholin)
a. Trên hô hấp: gây co thắt và tăng tiết phế quản, ức chế trung tâm hô hấp gây suy yếu cơ và liệt cơ hô hấp cuối cùng là ngạt thở thiếu oxy não.
b. Trên tim mạch
- Ở nút xoang và nút nhĩ thất, gây nhịp tim chậm, bloc nhĩ thất.
- Ức chế các trung tâm vận mạch, làm giảm cung lượng tim gây truỵ mạch.
e. Trên thần kinh: gây co giật thớ cơ, tăng thân nhiệt, hôn mê kèm theo co giật. Tình trạng thiếu oxy máu do rối loạn hô hấp dẫn đến thiếu oxy não cũng góp phần gây hôn mê co giật, nhịp tim nhanh, cao huyết áp tiếp theo là rung thất, truy mạch.
Atropin liều cao cũng có khả năng gây rung thất với một cơ tim thiếu oxy.
Vì vậy trong trường hợp ngộ độc lân hữu cơ nặng cần kết hợp tiêm atropin với thở máy có oxy 50 - 70%.
… …
… … …
- Từ hơn 40 năm nay đã có hàng nghìn loại phospho hữu cơ tung ra thị trường. P hữu cơ được dùng trong chiến tranh, đó là các chất nervgas, tabun, sarin. P hữu cơ được dùng trong nông nghiệp làm hoá chất trừ sâu, được sử dụng dưới dạng bột, trộn nước hoặc ở thể nhũ tương, hoà tan, đậm độ 0,1 - 3%.
- P hữu cơ chia làm ba nhóm:
+ Ankyl pyrophosphat.
+ Ankyl thiophosphat (nhóm parathion).
+ Phosphoramid.
Hoá chất trừ sâu thông dụng thuộc nhóm ankyl thiophosphat, được oxy hoá ở gan thành paraoxon. Trên mặt hoạt động của men cholinesterase có 2 nhóm: nhóm anion và nhóm cation, paraoxon gắn vào nhóm cation, thành phức hợp phosphoryl hoá vững bền, ức chế hoạt động của men chohnesterase. Do đó acetyl cholin được tích luỹ gây độc.
II. Độc tính
1. Hấp thụ và thải trừ
P hữu cơ hấp thụ qua phút, qua đường tiêu hoá và qua da (theo thứ tự nhanh chậm). Liều nguy hiểm vào khoảng dưới 1g. Nhóm parathion được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng paranitrophenol. Nồng độ paranitrophenol cho phép trong nước tiểu người tiếp xúc P hữu cơ là 10 - 40 microgram /lít.
2. Cơ chế gây ngộ độc (do tác dụng của acetylcholin)
a. Trên hô hấp: gây co thắt và tăng tiết phế quản, ức chế trung tâm hô hấp gây suy yếu cơ và liệt cơ hô hấp cuối cùng là ngạt thở thiếu oxy não.
b. Trên tim mạch
- Ở nút xoang và nút nhĩ thất, gây nhịp tim chậm, bloc nhĩ thất.
- Ức chế các trung tâm vận mạch, làm giảm cung lượng tim gây truỵ mạch.
e. Trên thần kinh: gây co giật thớ cơ, tăng thân nhiệt, hôn mê kèm theo co giật. Tình trạng thiếu oxy máu do rối loạn hô hấp dẫn đến thiếu oxy não cũng góp phần gây hôn mê co giật, nhịp tim nhanh, cao huyết áp tiếp theo là rung thất, truy mạch.
Atropin liều cao cũng có khả năng gây rung thất với một cơ tim thiếu oxy.
Vì vậy trong trường hợp ngộ độc lân hữu cơ nặng cần kết hợp tiêm atropin với thở máy có oxy 50 - 70%.
… …
… … …
Trích dẫn:http://sdrv.ms/W9B9Wj