06-30-2012, 11:21 PM
Beta thalassemia là bệnh di truyền lặn nhiễm sắc thể thường do đột biến gen β-globin nằm trên cánh ngắn NST 11 qui định (11p15.5), gây giảm hoặc mất tổng hợp chuỗi β globin. Beta thalassemia là một trong những bệnh huyết sắc tố phổ biến nhất, phân bố khắp thế giới.
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Công Khanh, bệnh β thalassemia là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu, tan máu nặng ở trẻ em. Tỷ lệ người mang gen bệnh phân bố trong cả nước và khác nhau tùy từng địa phương, từng nhóm dân tộc. Đặc biệt, tỷ lệ mang gen bệnh rất cao ở các dân tộc ít người như: Mông (25%), Catu (14%), Tày (11%), Pako (8.33%).
Triệu chứng lâm sàng:
Dựa vào biểu hiện lâm sàng, bệnh beta thalasemia chia làm 2 thể chính:
* Thể nhẹ: là người dị hợp tử với một đột biến trên gen Hbb, gây thiếu máu nhược sắc trên công thức máu, thường không có biểu hiện lâm sàng, cơ thể phát triển bình thường.
* Thể nặng: hay còn gọi là thể Cooley, là người đồng hợp tử với một đột biến hoặc dị hợp tử kép hai đột biến khác nhau, biểu hiện thiếu máu nặng, phụ thuộc vào việc truyền máu và thải sắt suốt đời.
Chẩn đoán xác định:
* Triệu chứng lâm sàng
* Xét nghiệm huyết học
* Xét nghiệm sinh học phân tử phân tích gen Hbb để chẩn đoán trước sinh.
Cơ sở phân tử:
Vùng gen gây đột biến beta thalassemia nằm trên cánh ngắn nhiễm sắc thế 11 (11p15.5), dài 1600bp, gồm 3 exon và 2 intron. Theo nghiên cứu trên quần thế người Việt Nam của M.L. Saovaros Svasti cho thấy có 8 đột biến thường gặp trên gen Hbb, gặp ở khoảng trên 95% các trường hợp β thalassemia, gồm CD17(AAG-TAG), CD41/42(-TCTT), -28(A>G), CD71/72(+A), IVS1-1(G>T), IVS1-5(G>C), IVS2-654(C>T) và CD26 (GAG>AAG) gây bệnh huyết sắc tố E (HbE), là một thể β thalassemia đặc biệt.
Cho đến nay, có khoảng hơn 200 đột biến đã được tìm thấy trên gen Hbb, xếp vào 2 nhóm: nhóm gây mất hoàn toàn số lượng chuỗi β globin, làm mất chức năng của gen β gây β0 globin và nhóm làm giảm số lượng chuỗi β globin gây β+ globin. Các đột biến này mang tính đặc trưng và phân bố với tỷ lệ khác nhau ở từng dân tộc.
Cơ chế di truyền:
Beta Thalassemia là bệnh di truyền lặn trên NST thường. Tỷ lệ mắc bệnh là như nhau ở cả hai giới nam và nữ.
Bố và mẹ là mang gen dị hợp tử với một đột biến, nguy cơ trong một lần sinh như sau:
* 50% số con là người lành mang gen bệnh.
* 25% số con là người hoàn toàn khỏe mạnh không mang gen bệnh
* 25% số con mắc bệnh beta Thalassemia thể nặng.
Phương pháp xét nghiệm: Phân tích gen Hbb
* Tách chiết ADN
* Kỹ thuật MutiplexARMS-PCR/ARMS-PCR: Là kỹ thuật được sử dụng để sàng lọc các đột biến. Phản ứng này dùng các mồi đặc hiệu có trình tự đầu 3’ bổ sung với alen đột biến và một mồi chung ngược chiều với với mồi đặc hiệu alen. Sự có mặt của đột biến được thể hiện bằng sản phẩm ADN khuếch đại với các kích thước khác nhau đã biết trước. 08 đột biến được chia thành 5 nhóm và được sàng lọc lần lượt như bảng 1 theo nghiên cứu của Hương Lê (2000) trên quần thể người Đông Nam Á. Đột biến được phát hiện qua Multiplex ARMS-PCR, được xác định kiểu gen bằng ARMS-PCR. Riêng đột biến CD26 của HbE được phát hiện trực tiếp bằng ARMS-PCR nếu có HbE + trên điện di huyết sắc tố.
* Giải trình tự gen Hbb: để phát hiện các đột biến điểm chưa biết và các biến thể của bệnh.
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Công Khanh, bệnh β thalassemia là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu, tan máu nặng ở trẻ em. Tỷ lệ người mang gen bệnh phân bố trong cả nước và khác nhau tùy từng địa phương, từng nhóm dân tộc. Đặc biệt, tỷ lệ mang gen bệnh rất cao ở các dân tộc ít người như: Mông (25%), Catu (14%), Tày (11%), Pako (8.33%).
Triệu chứng lâm sàng:
Dựa vào biểu hiện lâm sàng, bệnh beta thalasemia chia làm 2 thể chính:
* Thể nhẹ: là người dị hợp tử với một đột biến trên gen Hbb, gây thiếu máu nhược sắc trên công thức máu, thường không có biểu hiện lâm sàng, cơ thể phát triển bình thường.
* Thể nặng: hay còn gọi là thể Cooley, là người đồng hợp tử với một đột biến hoặc dị hợp tử kép hai đột biến khác nhau, biểu hiện thiếu máu nặng, phụ thuộc vào việc truyền máu và thải sắt suốt đời.
Chẩn đoán xác định:
* Triệu chứng lâm sàng
* Xét nghiệm huyết học
* Xét nghiệm sinh học phân tử phân tích gen Hbb để chẩn đoán trước sinh.
Cơ sở phân tử:
Vùng gen gây đột biến beta thalassemia nằm trên cánh ngắn nhiễm sắc thế 11 (11p15.5), dài 1600bp, gồm 3 exon và 2 intron. Theo nghiên cứu trên quần thế người Việt Nam của M.L. Saovaros Svasti cho thấy có 8 đột biến thường gặp trên gen Hbb, gặp ở khoảng trên 95% các trường hợp β thalassemia, gồm CD17(AAG-TAG), CD41/42(-TCTT), -28(A>G), CD71/72(+A), IVS1-1(G>T), IVS1-5(G>C), IVS2-654(C>T) và CD26 (GAG>AAG) gây bệnh huyết sắc tố E (HbE), là một thể β thalassemia đặc biệt.
Cho đến nay, có khoảng hơn 200 đột biến đã được tìm thấy trên gen Hbb, xếp vào 2 nhóm: nhóm gây mất hoàn toàn số lượng chuỗi β globin, làm mất chức năng của gen β gây β0 globin và nhóm làm giảm số lượng chuỗi β globin gây β+ globin. Các đột biến này mang tính đặc trưng và phân bố với tỷ lệ khác nhau ở từng dân tộc.
Cơ chế di truyền:
Beta Thalassemia là bệnh di truyền lặn trên NST thường. Tỷ lệ mắc bệnh là như nhau ở cả hai giới nam và nữ.
Bố và mẹ là mang gen dị hợp tử với một đột biến, nguy cơ trong một lần sinh như sau:
* 50% số con là người lành mang gen bệnh.
* 25% số con là người hoàn toàn khỏe mạnh không mang gen bệnh
* 25% số con mắc bệnh beta Thalassemia thể nặng.
Phương pháp xét nghiệm: Phân tích gen Hbb
* Tách chiết ADN
* Kỹ thuật MutiplexARMS-PCR/ARMS-PCR: Là kỹ thuật được sử dụng để sàng lọc các đột biến. Phản ứng này dùng các mồi đặc hiệu có trình tự đầu 3’ bổ sung với alen đột biến và một mồi chung ngược chiều với với mồi đặc hiệu alen. Sự có mặt của đột biến được thể hiện bằng sản phẩm ADN khuếch đại với các kích thước khác nhau đã biết trước. 08 đột biến được chia thành 5 nhóm và được sàng lọc lần lượt như bảng 1 theo nghiên cứu của Hương Lê (2000) trên quần thể người Đông Nam Á. Đột biến được phát hiện qua Multiplex ARMS-PCR, được xác định kiểu gen bằng ARMS-PCR. Riêng đột biến CD26 của HbE được phát hiện trực tiếp bằng ARMS-PCR nếu có HbE + trên điện di huyết sắc tố.
* Giải trình tự gen Hbb: để phát hiện các đột biến điểm chưa biết và các biến thể của bệnh.
Bảng 1. Các bước sàng lọc đột biến trên gen Hbb