07-07-2012, 08:56 AM
1. Dụng cụ:
- Lọ đựng phân:
+ Tốt nhất là lọ bằng thủy tinh hình trụ, cao 4-5 cm đường kính miệng lọ là 2-2,5 cm. Có thể dụng lọ nhựa đáy tròn có vai thoải.
+ Lọ phải có nút nhưng không quá kín ( vì khó mở)
+ Lọ phải khô và sạch không lẫn tạp chất.
+ Lọ phải dán nhãn để ghi họ, tên, tuổi, điạ chỉ của bệnh nhân và ghi ngày, giờ lấy bệnh phẩm.
- Que xét nghiệm phải sạch, bằng tre, nhựa hoặc bằng thủy tinh mài nhẵn có đầu lõm ( que Rift) để lấy phân từ trực tràng.
2. Cách lấy phân:
- Vị trí:
+ Phân lấy không dính đất, cát, nước tiểu. có thể lấy ở bất cứ chỗ nào của khuôn phân nhưng tốt nhất là lấy ở đầu khuôn phân vì ở đó phân rắn, mật độ trứng tập trung nhiều hơn.
+ Lấy phân ở chỗ bất thường như máu, nhầy, lỏng , bọt hay lấy phân ngay trong trực tràng bằng que Rift để phát hiện đơn bào.
- Khối lượng bệnh phẩm:
Số lượng phân cần lấy thay đổi tùy theo mục đích và kỹ thuật xét nghiệm
+ Thường lấy khoảng 5-10 gam phân( khoảng bằng hạt lạc) để có thể đủ làm các phương pháp.
+ Để tìm con giun, đốt sán phải lấy toàn bộ số lượng phân được thải ra.
3. Thời gian xét nghiệm:
Sau khi thu hồi bệnh phẩm cần xét nghiệm ngay, càng sớm càng tốt.
- Với chẩn đoán giun sán : cần xét nghiệm trong vòng 12-24 giờ. Thí dụ ấu trùng giun lươn và ấu trùng giun móc/mỏ về hình thể khó phân biệt được nhưng ấu trùng giun lươn xuất hiện ngay sau khi phân mới bài xuất còn ấu trùng giun móc/mỏ xuất hiện sau 24 h sau khi phân được bài xuất, vì vậy cần phải xét nghiệm sớm.
- Với chẩn đoán đơn bào: cần xét nghiệm ngay để tìm thể hoạt động của đơn bào.
Trường hợp sau khi lấy phân mà chưa xét nghiệm ngay cần phải bảo quản phân bằng cách:
- Cho phân vào dung dịch bảo quản để trứng giun sán không phát triển và không bị thoái hóa.
- Có thể dùng một số dung dịch bảo quản sau:
+ Dung dịch Barbagall gồm 5 phần formol và 95 phần nước muối sinh lý 0,9%
+ Dung dịch formalin 10% được pha loãng với phân theo tỷ lệ 1/10
- Lọ đựng phân:
+ Tốt nhất là lọ bằng thủy tinh hình trụ, cao 4-5 cm đường kính miệng lọ là 2-2,5 cm. Có thể dụng lọ nhựa đáy tròn có vai thoải.
+ Lọ phải có nút nhưng không quá kín ( vì khó mở)
+ Lọ phải khô và sạch không lẫn tạp chất.
+ Lọ phải dán nhãn để ghi họ, tên, tuổi, điạ chỉ của bệnh nhân và ghi ngày, giờ lấy bệnh phẩm.
- Que xét nghiệm phải sạch, bằng tre, nhựa hoặc bằng thủy tinh mài nhẵn có đầu lõm ( que Rift) để lấy phân từ trực tràng.
2. Cách lấy phân:
- Vị trí:
+ Phân lấy không dính đất, cát, nước tiểu. có thể lấy ở bất cứ chỗ nào của khuôn phân nhưng tốt nhất là lấy ở đầu khuôn phân vì ở đó phân rắn, mật độ trứng tập trung nhiều hơn.
+ Lấy phân ở chỗ bất thường như máu, nhầy, lỏng , bọt hay lấy phân ngay trong trực tràng bằng que Rift để phát hiện đơn bào.
- Khối lượng bệnh phẩm:
Số lượng phân cần lấy thay đổi tùy theo mục đích và kỹ thuật xét nghiệm
+ Thường lấy khoảng 5-10 gam phân( khoảng bằng hạt lạc) để có thể đủ làm các phương pháp.
+ Để tìm con giun, đốt sán phải lấy toàn bộ số lượng phân được thải ra.
3. Thời gian xét nghiệm:
Sau khi thu hồi bệnh phẩm cần xét nghiệm ngay, càng sớm càng tốt.
- Với chẩn đoán giun sán : cần xét nghiệm trong vòng 12-24 giờ. Thí dụ ấu trùng giun lươn và ấu trùng giun móc/mỏ về hình thể khó phân biệt được nhưng ấu trùng giun lươn xuất hiện ngay sau khi phân mới bài xuất còn ấu trùng giun móc/mỏ xuất hiện sau 24 h sau khi phân được bài xuất, vì vậy cần phải xét nghiệm sớm.
- Với chẩn đoán đơn bào: cần xét nghiệm ngay để tìm thể hoạt động của đơn bào.
Trường hợp sau khi lấy phân mà chưa xét nghiệm ngay cần phải bảo quản phân bằng cách:
- Cho phân vào dung dịch bảo quản để trứng giun sán không phát triển và không bị thoái hóa.
- Có thể dùng một số dung dịch bảo quản sau:
+ Dung dịch Barbagall gồm 5 phần formol và 95 phần nước muối sinh lý 0,9%
+ Dung dịch formalin 10% được pha loãng với phân theo tỷ lệ 1/10