1. Dụng cụ
Tuỳ theo từng bệnh nấm mà chuẩn bị dụng cụ thích hợp như dao cạo, kéo, panh, nỉa, kẹp, tăm bông, ống nghiệm, bơm kim tiêm, lam kính, đèn cồn…
2. Những điều cần chú ý khi lấy bệnh phẩm
- Một số loại bệnh phẩm phải được y Bác sĩ chuyên khoa lấy như mẫu sinh thiết, dịch não tuỷ, giác mạc,
dịch mủ ở tai, dịch cổ tử cung…
- Một số bệnh phẩm do kỹ thuật viên lấy: Bệnh phẩm ngoài da, tóc, móng, mủ, máu…
- Bệnh phẩm do bệnh nhân tự lấy: Phân, nước tiểu, khí hư, đờm…
- Bệnh nhân phải ngừng điều trị trước khi lấy bệnh phẩm 7- 10 ngày.
- Phải tuân theo các kỹ thuật vô khuẩn tránh nhiễm nấm từ môi trường.
3. Một số loại bệnh phẩm thường chẩn đoán nấm
Bệnh phẩm ngoài da: Dùng cồn 70o hoặc cồn iod sát khuẩn vùng da nghi nhiễm nấm, dùng lưỡi dao mỏng cạo bờ của tổn thương cho các vẩy da rơi lên tiêu bản hoặc vào đĩa petri vô khuẩn.
Bệnh phẩm tóc: Chọn những sợi tóc mất bóng, xốp, mất màu, dễ gẫy hoặc sợi tóc có những hạt đen hay trắng bám chặt vào sợi tóc. Tóc được cắt thành từng đoạn ngắn khoảng 1cm.
Bệnh phẩm móng: Dùng cồn 70o hoặc cồn iod lau sạch móng bị nhiễm nấm, dùng dao vô khuẩn cạo móng hoặc cạo chỗ móng bị sùi vào tiêu bản hoặc đĩa petri vô khuẩn.
Bệnh phẩm đờm: Sau khi bệnh nhân ngủ dậy, xúc miệng sạch rồi khạc đờm vào dụng cụ vô khuẩn có miệng rộng và đậy nắp.
Bệnh phẩm là các chất dịch, mủ, nước tiểu: Có thể dùng que tăm bông vô khuẩn để lấy mủ, dịch hoặc lấy nước tiểu giữa dòng vào dụng cụ vô khuẩn.
Bệnh phẩm dịch não tuỷ, dịch màng phổi, máu: Dùng bơm kim tiêm vô khuẩn chọc hút dịch hoặc máu.
Tuỳ theo từng bệnh nấm mà chuẩn bị dụng cụ thích hợp như dao cạo, kéo, panh, nỉa, kẹp, tăm bông, ống nghiệm, bơm kim tiêm, lam kính, đèn cồn…
2. Những điều cần chú ý khi lấy bệnh phẩm
- Một số loại bệnh phẩm phải được y Bác sĩ chuyên khoa lấy như mẫu sinh thiết, dịch não tuỷ, giác mạc,
dịch mủ ở tai, dịch cổ tử cung…
- Một số bệnh phẩm do kỹ thuật viên lấy: Bệnh phẩm ngoài da, tóc, móng, mủ, máu…
- Bệnh phẩm do bệnh nhân tự lấy: Phân, nước tiểu, khí hư, đờm…
- Bệnh nhân phải ngừng điều trị trước khi lấy bệnh phẩm 7- 10 ngày.
- Phải tuân theo các kỹ thuật vô khuẩn tránh nhiễm nấm từ môi trường.
3. Một số loại bệnh phẩm thường chẩn đoán nấm
Bệnh phẩm ngoài da: Dùng cồn 70o hoặc cồn iod sát khuẩn vùng da nghi nhiễm nấm, dùng lưỡi dao mỏng cạo bờ của tổn thương cho các vẩy da rơi lên tiêu bản hoặc vào đĩa petri vô khuẩn.
Bệnh phẩm tóc: Chọn những sợi tóc mất bóng, xốp, mất màu, dễ gẫy hoặc sợi tóc có những hạt đen hay trắng bám chặt vào sợi tóc. Tóc được cắt thành từng đoạn ngắn khoảng 1cm.
Bệnh phẩm móng: Dùng cồn 70o hoặc cồn iod lau sạch móng bị nhiễm nấm, dùng dao vô khuẩn cạo móng hoặc cạo chỗ móng bị sùi vào tiêu bản hoặc đĩa petri vô khuẩn.
Bệnh phẩm đờm: Sau khi bệnh nhân ngủ dậy, xúc miệng sạch rồi khạc đờm vào dụng cụ vô khuẩn có miệng rộng và đậy nắp.
Bệnh phẩm là các chất dịch, mủ, nước tiểu: Có thể dùng que tăm bông vô khuẩn để lấy mủ, dịch hoặc lấy nước tiểu giữa dòng vào dụng cụ vô khuẩn.
Bệnh phẩm dịch não tuỷ, dịch màng phổi, máu: Dùng bơm kim tiêm vô khuẩn chọc hút dịch hoặc máu.