10-28-2012, 09:45 PM
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ ACID AMIN TRONG NƯỚC MẮM
1. Nguyên lý
Đồng phosphat phản ứng với acid amin tạo thành muối acid amin (1 ion đồng phản ứng với 2 gốc acid amin). Lọc để loại đồng phosphat thừa. Thêm acid acetic và kali iodid vào dịch lọc trong. Ion I- trong môi trường acid khử ion Cu+, tạo ra I2 tự do. Chuẩn độ lượng iốt được tạo thành bằng dung dịch natri thiosulfat 0,01M.
2. Phạm vi áp dụng
Quy trình này áp dụng cho nước mắm.
3. Tài liệu trích dẫn
TCVN 3708-90
4. Định nghĩa :
Không
5. Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ
5.1. Cân kỹ thuật, độ chính xác 0,01g
5.2. Buret 25ml với độ chính xác 0,01mL
5.3. Bình nón 100 ml
5.4. Bình định mức 25, 100, 1000ml
5.5. Pipet 1, 5, 10 ml
5.6. Phễu thuỷ tinh
5.7. Giấy lọc cứng (giấy Whatman số 1, số 3)
6. Chuẩn bị hoá chất và thuốc thử:
6.1. Natri thiosulfat 0,1M: Pha từ ống chuẩn hoặc dung dịch có sẵn đã xác định lại nồng độ. Bảo quản trong lọ nâu đậy kín nút. Trước khi dùng pha loãng 10 lần để có dung dịch 0,01M.
- Hạn dùng: 3 tháng hoặc tùy thuộc vào thực tế.
6.2. Hỗn hợp đồng phốt phát:
6.2.1 Dung dịch đồng clorid (A): Cân 27,3g CuCl2 (hoặc 35,4g CuCl2.12H2O) trong 1 lít dung dịch.
6.2.2 Dung dịch natri phosphat (B): 68,5g Na3PO4.12H2O trong 1 lít dung dịch (hoặc 64,5g Na2HPO4 hoà tan trong 500ml nước cất đun sôi để nguội vào cho đến 1 lít)
6.2.3 Dung dịch đệm borat pH 8,8 ©: 28g natri tetraborat (Na2B4O7.10H2O) hoà tan trong 750ml nước cất. Thêm 50ml dung dịch acid hydrocloric(HCl) 0,1N và thêm nước cất đến 1 lít;
6.2.4 Hỗn hợp đồng phốt phát: Trộn lẫn các dung dịch theo tỉ lệ: A:B:C = 1:2:2; Cho dung dịch (A) trộn với dung dịch (B), lắc đều rồi cho thêm dung dịch ©.
6.3 Thimolphtalein, dung dịch 0,25% trong ethanol 50%
6.4 Acid acetic đậm đặc
6.5 Kali iodid tinh thể
6.6 Tinh bột, dung dịch 1% trong NaCl bão hoà
7. Các bước tiến hành
7.1. Chuẩn bị mẫu phân tích: Lấy 5ml nước mắm cho vào bình định mức 100ml, lấy 5ml dịch pha loãng vào bình định mức 25ml, thêm 2 giọt thymolphthalein 0,25% và nhỏ từng giọt natri hydroxyd 0,1N vào cho đến khi dung dịch có màu xanh nhạt da trời (pH=10). Thêm 10 - 15ml hỗn hợp đồng phốt phát, thêm nước cất đến vạch mức. Lắc đều, li tâm hoặc lọc qua giấy lọc cứng dày để thu dịch lọc trong suốt. Lấy 10ml dịch lọc cho vào bình nón dung tích 100ml, thêm 5 giọt acid acetic đậm đặc và khoảng 0,2 – 0,5g kali iodid tinh thể, lắc đều, dung dịch có màu vàng của iôd. Chuẩn độ bằng dung dịch natri thiosulfat 0,01M cho đến khi dung dịch có màu vàng nhạt. Thêm 2 – 4 giọt dung dịch tinh bột 1%, dung dịch có màu xanh. Chuẩn độ tiếp cho đến khi dung dịch vừa mất màu. Ghi lượng dung dịch natri thiosulfat 0,01M dùng để chuẩn độ.
7.2. Chuẩn bị mẫu trắng: Lấy 5ml nước cất thay cho 5ml nước mắm pha loãng và tiến hành thử như trên.
8. Tính toán kết quả
8.1. Hàm lượng nitơ acid amin trong nước mắm được tính bằng g/l theo công thức sau:
(V1-V2) x 0,00028 x 20 x 25x 1000
XAA’ = -------------------------------------------- = 2,8 x (V1-V2)
5 x 10
Trong đó: XAA’ = -------------------------------------------- = 2,8 x (V1-V2)
5 x 10
V1 : thể tích natri thiosulfat 0,01M tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu thử (ml)
V1 : thể tích natri thiosulfat 0,01M tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu trắng (ml)
20 : độ pha loãng của nước mắm
5 : thể tích dung dịch pha loãng
25: thể tích toàn bộ hỗn hợp dịch trước khi lọc (ml)
10: thể tích dung dịch lọc lấy xác định (ml)
0,00028 : số g nitơ acid amin tương ứng với 1ml dung dịch natri thiosulfat 0,01M
1000: Hệ số tính ra g/l
8.2. Hàm lượng nitơ acid amin, Y, tính bằng % (số gam nitơ acid amin trong 100g nitơ toàn phần), theo công thức sau:
Trong đó:
XAA’: Hàm lượng nitơ acid amin, tính bằng g/l
Xtp : Hàm lượng nitơ toàn phần, tính bằng g/l
Các kết quả được báo cáo là giá trị trung bình của hai lần xác định song song với 2 chữ số có nghĩa.
9. Kiểm soát chất lượng
9.1. Mẫu trắng: giá trị của mẫu trắng không được quá 0,02 g/l tính toán cho mẫu giả định.
9.2. Mẫu phân tích: Tùy thuộc vào nồng độ acid, độ chênh lệch của 2 phép thử song song phải nhỏ hơn 5 % so với kết quả trung bình
Chú ý: Để nhận được kết quả chính xác, cần loại bỏ hoàn toàn đồng phosphat thừa, bằng cách lọc thật cẩn thận hỗn hợp dịch mẫu thử sao cho nhận được dịch trong suốt.