10-28-2012, 04:51 PM
ỨNG DỤNG MIỄN DỊCH TRONG HUYẾT HỌC VÀ TRUYỀN MÁU
1. Các ứng dụng trong Huyết học
Trong nghiên cứu chẩn đoán và điều trị bệnh máu có sử dụng nhiều kỹ thuật dựa trên nguyên lý của miễn dịch cơ bản
1.1. Xác định dấu ấn màng tế bào: là các kháng nguyên đặc trưng được thể hiện trên màng tế bào để:
Xác định các quần thể tế bào gốc mang dấu ấn CD34 và các dấu ấn khác.
Xác định các dưới nhóm tế bào miễn dịch lympho T, lympho B, NK...
Xác định các quần thể tế bào bệnh lý mang các kháng nguyên đặc trưng
1.2. Xác định các kháng thể: giúp chẩn đoán một số bệnh lý, sử dụng phương pháp ngưng kết, miễn dịch gắn enzym (ELISA), gắn huỳnh quang hoặc phóng xạ...
Tìm kháng thể kháng tiểu cầu trong chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
Tìm kháng thể tự miễn kháng hồng cầu bằng thử nghiệm ngưng kết với kháng globulin người trực tiếp và gián tiếp.
Kháng thể kháng bạch cầu
1.3. Sử dụng vai trò của bổ thể: xác định hiện tượng tế bào bị ly giải do phản ứng kháng nguyên-kháng thể đặc hiệu: nhuộm tế bào chết bằng dung dịch xanh trypan, hiện tượng ly giải tế bào lympho trong kỹ thuật vi độc tế bào...
1.4. Đánh giá khả năng thực bào của bạch cầu hạt trung tính và đại thực bào.
1.5. Kết hợp phương pháp:
Định lượng kháng thể: chẩn đoán bệnh lý dòng tương bào, đánh giá đáp ứng miễn dịch dịch thể.
Điện di miễn dịch trong chẩn đoán bệnh lý dòng tương bào
Nhuộm hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán bệnh lý mô lymphô và ưng thư khác.
Nguyên lý miễn dịch ứng dụng trong các thiết bị xét nghiệm: máy đông máu tự động, máy đếm tế bào tự động...
1.6. Trong điều trị bệnh máu: một số kháng thể đơn dòng đã được ứng dụng để điều trị nhắm đích các quần thể tế bào ung thư (kháng thể chống kháng nguyên CD20: rituximab, kháng thể chống CD52: alemtuzumab...)
1.7. Chẩn đoán và theo dõi điều trị một số bệnh lý khác có vai trò của cơ chế miễn dịch: suy tủy xương, xuất huyết giảm tiểu cầu, thiếu hụt miễn dịch, bệnh hệ thống...
2. Các ứng dụng trong Truyền máu
Ứng dụng các nguyên lý miễn dịch học cơ bản rất phổ biến trong Truyền máu. Rất nhiều các kỹ thuật miễn dịch hiện đang được tiến hành thường quy trong công tác đảm bảo an toàn truyền máu.
2.1. Định nhóm hồng cầu: vẫn dựa trên nguyên lý cơ bản về kháng nguyên nhóm hồng cầu và kháng thể có mặt trong huyết thanh.
Phản ứng ngưng kết trên phiến đá, phiến kính.
Phản ứng ngưng kết trong ống nghiệm.
Phản ứng ngưng kết trong môi trường gel
2.2. Phản ứng chéo truyền máu: sử dụng nguyên lý ngưng kết tương tự như với định nhóm hồng cầu.
2.3. Xác định và định danh kháng thể bất thường: xác định sự có mặt và định danh kháng thể xuất hiện trong huyết thanh người nhận hoặc đi khi ở người cho máu.
2.4. Sàng lọc một số bệnh lây truyền qua truyền máu: sử dụng kỹ thuật ngưng kết hoặc miễn dịch gắn enzym (ELISA).
2.5. Hiệu giá kháng thể: sử dụng kỹ thuật ngưng kết
2.6. Xác định nhóm kháng nguyên bạch cầu-tiểu cầu: sử kỹ thuật vi độc tế bào, kỹ thuật ngưng kết hoặc ELISA.