05-12-2021, 10:02 AM
PHẪU THUẬT MỞ BỤNG XỬ TRÍ VIÊM PHÚC MẠC TIỂU KHUNG, VIÊM PHẦN PHỤ,
Ứ MỦ VÒI TỬ CUNG
I. ĐẠI CƯƠNGỨ MỦ VÒI TỬ CUNG
Viêm phúc mạc tiểu khung nguyên nhân thường gặp là do vỡ áp xe ở vòi tử cung, buồng trứng, nhiễm trùng sau mổ lấy thai, sẩy thai nhiễm trùng, nhiễm trùng tiểu khung sau cắt tử cung, hoặc cắt ruột thừa viêm, dò đường khâu sau nối ruột, lây nhiễm từ dịch tiêu hóa sau mổ đường tiêu hóa, tổn thương ruột sau mổ triệt sản qua nội soi không phát hiện được. Viêm phúc mạc thứ phát thường do nhiễm khuẩn nhiều loại vi khuẩn, có thể vừa hiếu khí vừa yếm khí từ ruột và âm đạo.
II. CHỈ ĐỊNH
- Áp xe phần phụ
- Thủng tử cung do nạo phá thai hoặc nạo buồng tử cung
- Viêm phúc mạc do các nguyên nhân từ đường tiêu hóa
III. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Phụ Sản đã được đào tạo.
2. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật mở bụng.
3. Người bệnh
- Khám toàn thân và chuyên khoa đánh giá các bệnh lý phối hợp
- Được tư vấn về nguy cơ, biến chứng, tai biến của phẫu thuật
4. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án phẫu thuật theo qui định.
5. Nơi thực hiện thủ thuật
Phòng mổ.
IV. QUY TRÌNH KỸ THUẬT KỸ THUẬT
- Thì 1: Mở bụng đường trắng giữa, đủ rộng.
- Thì 2: Lấy dịch ổ bụng để nuôi cấy vi khuẩn cả hai loại ái khí và yếm khí.
- Thì 3: Kiểm tra kỹ toàn bộ ổ phúc mạc.
- Thì 4: Tìm nguồn nhiễm trùng và cắt bỏ, nếu áp xe Douglas thì phải dẫn lưu.
- Thì 5: Rửa ổ phúc mạc bằng dung dịch Ringer Lactat hoặc dung dịch muối
sinh lý.
- Thì 6: Dẫn lưu ổ phúc mạc (nếu cần).
- Thì 7: Đóng da thưa và mũi rời.
V. THEO DÕI SAU MỔ
- Điều trị kháng sinh đường tiêm liều cao trước và sau mổ , phổ rộng và phối hợp 2-3 loại (Beta-Lactam, Aminosid, Metronidazol).
- Toàn trạng: mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ. Nếu người bệnh mất máu nhiều, thể trạng xanh, xét nghiệm máu có biểu hiện thiếu máu thì truyền máu.
- Vết mổ.
- Tình trạng trung, đại tiện.
Nguồn tài liệu
- Quyết định 1377/QĐ-BYT Quyết định Về việc ban hành tài liệu “ Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Phụ sản”, Bộ Y tế, 2013.