05-11-2021, 05:10 PM
PHẪU THUẬT SOI BUỒNG TỬ CUNG CẮT NHÂN XƠ TỬ CUNG DƯỚI NIÊM MẠC
I. ĐẠI CƯƠNGPhẫu thuật cắt u xơ tử cung dưới niêm mạc hay políp buồng tử cung qua soi
buồng tử cung.
II. CHỈ ĐỊNH
U xơ tử cung dưới niêm mạc hoặc kèm theo vô sinh hay rối loạn kinh nguyệt
mà điều trị nội khoa không có kết quả
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- U xơ tử cung phát triển vào buồng tử cung dưới 50% thể tích.
- Bề dày lớp cơ tử cung còn lại dưới 1 cm.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Phụ Sản đã được đào tạo.
2. Phương tiện
Dụng cụ soi buồng tử cung chẩn đoán và phẫu thuật.
3. Người bệnh
- Khám toàn thân và chuyên khoa đánh giá các bệnh lý phối hợp
- Được tư vấn về nguy cơ, biến chứng, tai biến của phẫu thuật
- Siêu âm, siêu âm bơm nước buồng tử cung, chụp tử cung-vòi tử cung xác định tổn thương u xơ hay políp buồng tử cung.
- Người bệnh nằm tư thế phụ khoa
- Được giảm đau toàn thân
4. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án phẫu thuật theo qui định.
5. Nơi thực hiện thủ thuật
Phòng mổ.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Thì 1: Soi buồng tử cung chẩn đoán
- Sát khuẩn vùng sinh dục
- Thông tiểu và lưu ống thông.
- Đặt van âm đạo hay mỏ vịt
- Cặp cổ tử cung bằng kẹp Pozzi
- Thăm dò buồng tử cung bằng thước đo
- Đưa ống soi chẩn đoán vào buồng tử cung
- Làm căng buồng tử cung bằng một trong các dung dịch sau:
+ Dung dịch có trọng lượng phân tử cao: Hyskon.
+ Dung dịch không có điện giải như: manitol, sorbitol, dextran.
Có thể áp dụng một trong các cách sau để dịch chảy vào buồng tử cung
Để dịch ở vị trí cao hơn ổ bụng người bệnh từ 90-100 cm và cho tự chảy.
Nếu là túi dịch, có thể quấn băng máy đo huyết áp và duy trì áp lực khoảng
80 mmHg.
Máy bơm hút tự động: áp lực bơm 40-60 mmHg.
- Tiến hành quan sát toàn bộ buồng tử cung để đánh giá tổn thương u xơ hay
polip buồng tử cung.
3. Thì 2: Soi buồng tử cung phẫu thuật
- Tiến hành cắt u xơ hay polip bằng vòng cắt điện đơn cực. Bảo đảm nguyên tắc chỉ cắt ở thì kéo thu dao điện về.
- Lần lượt cắt từ bề mặt xuống sâu dần cho đến khi hết cuống của u xơ hay polip hay đến mức tiếp xúc với bề mặt niêm mạc tử cung.
- Lấy các mảnh cắt ra ngoài
VI. THEO DÕI
- Theo dõi: toàn thân, mạch, huyết áp, ra máu âm đạo trong vòng vài giờ sau thủ thuật.
- Chỉ định dùng vòng kinh nhân tạo ngay sau phẫu thuật.
- Siêu âm, chụp lại buồng tử cung sau vài tháng để đánh giá sự vẹn toàn của buồng tử cung.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Thủng tử cung: ngừng thủ thuật. Tiến hành soi ổ bụng (nếu chưa thực hiện) để đánh giá tổn thương thủng tử cung và xử trí phù hợp theo tổn thương. Trong nhiều ca có thể bảo tồn được tử cung. Theo dõi sát người bệnh trong những giờ đầu sau mổ.
- Biến chứng liên quan đến quá tải tuần hoàn do dịch làm căng buồng tử cung
đi vào mạch máu. Để tránh tai biến này, không nên phẫu thuật quá lâu (trên 30
phút), phải kiểm soát lượng dịch vào và ra, sử dụng máy bơm hút liên tục chuyên dụng.
- Nhiễm khuẩn: kháng sinh đường tiêm phổ rộng.
Nguồn tài liệu
- Quyết định 1377/QĐ-BYT Quyết định Về việc ban hành tài liệu “ Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Phụ sản”, Bộ Y tế, 2013.