12-12-2018, 10:08 PM
LỜI GIỚI THIỆU
Theo thống kê của Bộ Y tế, ở nước ta số lượng người bệnh suy thận mạn tính giai đoạn cuối ngày càng gia tăng. Hiện nay có trên 80.000 người bệnh suy thận mạn tính giai đoạn cuối, nhu cầu được sử dụng các phương pháp điều trị thay thế thận ngày càng lớn, trong khi đó tất cả các trung tâm thận nhân tạo trên toàn quốc đều bị quá tải, không đáp ứng nhu cầu lọc máu ngày càng tăng của người bệnh. Do vậy phương pháp Lọc màng bụng (LMB) liên tục ngoại trú tại nhà là một trong những phương pháp điều trị thay thế thận vừa thuận lợi, vừa đảm bảo hiệu quả điều trị. Lọc màng bụng (hay còn gọi là thẩm phân phúc mạc) là phương pháp sử dụng màng bụng của người bệnh làm màng lọc thay thế cho thận suy, để lọc các chất chuyển hoá, nước, điện giải ra khỏi cơ thể người bệnh và giúp cân bằng nội môi.
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, ngày 08/08/2013, Bộ Y tế đã ban hành Quy trình kỹ thuật Lọc màng bụng tại Quyết đinh số 2874/QĐ-BYT. Quy trình Kỹ thuật Lọc màng bụng do Bộ Y tế ban hành được áp dụng cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện theo quy định hiện hành.
Nhằm triển khai rộng rãi kỹ thuật LMB tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc, đáp ứng yêu cầu lọc máu cho người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối không có điều kiện lọc máu tại các trung tâm, góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, đóng góp cho việc thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện, Bộ Y tế đã giao Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chủ trì, phối hợp với các chuyên gia đầu ngành Thận – Tiết niệu của Việt Nam biên soạn cuốn sách “Cẩm nang Lọc màng bụng”. Vượt lên trên những khó khăn, Ban biên soạn đã dày công sưu tầm, tham khảo tài liệu liên quan và đặc biệt là đã tham khảo nhiều ý kiến của các nhà khoa học y học. Sau nhiều lần góp ý và với trí tuệ tập thể, Ban biên soạn đã hoàn thành cuốn sách “Cẩm nang Lọc màng bụng”. Cuốn sách này gồm 2 phần:
Phần I. Hướng dẫn lọc màng bụng, gồm có Chương 1. Đại cương; Chương 2. Hướng dẫn thực hành lọc màng bụng; Chương III. Biến chứng của LMB.
Phần II. Quy trình kỹ thuật lọc màng bụng (Quy trình này đã được Bộ Y tế phê duyệt).
Cuốn sách “Cẩm nang Lọc màng bụng” được các tác giả biên soạn công phu và đã được thẩm định bởi Hội đồng chuyên môn được thành lập theo Quyết định số 4154/QĐ-BYT ngày 13/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên biên soạn tài liệu có nội dung hết sức mới mẻ này ở nước ta, nên cuốn sách không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy thuốc và các độc giả cho cuốn sách này, để lần tái bản sau cuốn sách được hoàn chỉnh hơn, góp phần thúc đẩy việc triển khai kỹ thuật LMB tại nhà ở nước ta phát triển.
Nhân dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Văn phòng đại diện Baxter Healthcare Việt Nam đã hỗ trợ trong việc sưu tầm tài liệu chuyên môn và kinh phí để biên soạn, in cuốn sách này, góp phần thiết thực kỷ niệm 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Cẩm nang Lọc màng bụng” với các thầy thuốc và đông đảo bạn đọc./.
Theo thống kê của Bộ Y tế, ở nước ta số lượng người bệnh suy thận mạn tính giai đoạn cuối ngày càng gia tăng. Hiện nay có trên 80.000 người bệnh suy thận mạn tính giai đoạn cuối, nhu cầu được sử dụng các phương pháp điều trị thay thế thận ngày càng lớn, trong khi đó tất cả các trung tâm thận nhân tạo trên toàn quốc đều bị quá tải, không đáp ứng nhu cầu lọc máu ngày càng tăng của người bệnh. Do vậy phương pháp Lọc màng bụng (LMB) liên tục ngoại trú tại nhà là một trong những phương pháp điều trị thay thế thận vừa thuận lợi, vừa đảm bảo hiệu quả điều trị. Lọc màng bụng (hay còn gọi là thẩm phân phúc mạc) là phương pháp sử dụng màng bụng của người bệnh làm màng lọc thay thế cho thận suy, để lọc các chất chuyển hoá, nước, điện giải ra khỏi cơ thể người bệnh và giúp cân bằng nội môi.
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, ngày 08/08/2013, Bộ Y tế đã ban hành Quy trình kỹ thuật Lọc màng bụng tại Quyết đinh số 2874/QĐ-BYT. Quy trình Kỹ thuật Lọc màng bụng do Bộ Y tế ban hành được áp dụng cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện theo quy định hiện hành.
Nhằm triển khai rộng rãi kỹ thuật LMB tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc, đáp ứng yêu cầu lọc máu cho người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối không có điều kiện lọc máu tại các trung tâm, góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, đóng góp cho việc thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện, Bộ Y tế đã giao Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chủ trì, phối hợp với các chuyên gia đầu ngành Thận – Tiết niệu của Việt Nam biên soạn cuốn sách “Cẩm nang Lọc màng bụng”. Vượt lên trên những khó khăn, Ban biên soạn đã dày công sưu tầm, tham khảo tài liệu liên quan và đặc biệt là đã tham khảo nhiều ý kiến của các nhà khoa học y học. Sau nhiều lần góp ý và với trí tuệ tập thể, Ban biên soạn đã hoàn thành cuốn sách “Cẩm nang Lọc màng bụng”. Cuốn sách này gồm 2 phần:
Phần I. Hướng dẫn lọc màng bụng, gồm có Chương 1. Đại cương; Chương 2. Hướng dẫn thực hành lọc màng bụng; Chương III. Biến chứng của LMB.
Phần II. Quy trình kỹ thuật lọc màng bụng (Quy trình này đã được Bộ Y tế phê duyệt).
Cuốn sách “Cẩm nang Lọc màng bụng” được các tác giả biên soạn công phu và đã được thẩm định bởi Hội đồng chuyên môn được thành lập theo Quyết định số 4154/QĐ-BYT ngày 13/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên biên soạn tài liệu có nội dung hết sức mới mẻ này ở nước ta, nên cuốn sách không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy thuốc và các độc giả cho cuốn sách này, để lần tái bản sau cuốn sách được hoàn chỉnh hơn, góp phần thúc đẩy việc triển khai kỹ thuật LMB tại nhà ở nước ta phát triển.
Nhân dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Văn phòng đại diện Baxter Healthcare Việt Nam đã hỗ trợ trong việc sưu tầm tài liệu chuyên môn và kinh phí để biên soạn, in cuốn sách này, góp phần thiết thực kỷ niệm 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Cẩm nang Lọc màng bụng” với các thầy thuốc và đông đảo bạn đọc./.
KT.BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên (đã ký)
Trích dẫn:Bấm vào đây để tải
Nguồn: Bộ Y tế