07-12-2012, 09:34 PM
Bệnh nấm sâu là bệnh mãn tính. Nguồn bệnh đa số thường ở môi trường bên ngoài: đất, sỏi, mùn cây…(ngoại trừ Actinomycosis và Candidiasis). Đường lây truyền thường qua da và đường hô hấp.
Hầu hết các nấm sâu đều ưa môi trường ái khí (trừ Actinomyces israelii), do đó phân lập được vi nấm dễ dàng bằng môi trường Sabouraud ở nhiệt độ phòng thí nghiệm. Vi nấm mọc rất chậm sau 1-5 tuần.
Triệu chứng lâm sàng giống nhiều bệnh mạn tính do đó cần chẩn đoán xác định bằng nuôi cấy tìm nấm. Biểu hiện lâm sàng của các nhóm nấm này khác nhau, có thể chia lầm hai nhóm:
1.1. Nhiễm nấm dưới da (subcutaneous infections)
Nhiễm nấm dưới da là tình trạng nhiễm trùng gây ra do nấm, đa số gặp ở vùng nhiệt đới, các loại nấm thường gặp là:
- Sporotricosis
- Mycetoma (Maduromycosis, Madura Foot)
- Chromomycosis – Chromoblastomycosis
- Rhinosporidiosis
- Phaeohyphomycosis (Phaeomycotic cyst, Cystic Chromomycosis)
- Lobomycosis (Keloidal Blastomycosis, Lobo disease)
- Zygomycosis (Phycomycosis)
1.2. Nhiễm nấm hệ thống (systemic mycoses)
Nhiễm nấm hệ thống là tinh trạng nhiễm nấm lan tràn vào các vị trí sâu của cơ thể như phổi, dạ dày-ruột...Nấm từ các khoang cơ thể tràn vào máu gây nhiễm toàn thân. Các loại nấm thường gặp là:
- Histoplasmosis
- Blastomycosis (North American Blastomycosis, Gilchrist disease)
- Coccidioidomycosis (Coccidioidal granuloma, Valey fever, San Joaquin Valley fever)
- Paracoccidioidomycosis (South American Blastomycois, Paracocidioidal granuloma)
- Penicillium marneffei
- Cryptoccosis (Tolurosis, European Blastomycois)
- Aspergillosis
- Candidiasis
- Actinomycosis
- Nocardiosis
2. XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN
2.1. Phương pháp soi trực tiếp bằng kính hiển vi.
Trước khi làm xét nghiệm phải ngừng điều trị kháng nấm ít nhất 1 tuần.
- Nấm da: Bệnh phẩm có thể là tóc, lông,vẩy da đầu, vẩy da mặt, chân, tay, bụng, bẹn, kẽ chân, móng tay,v.v... các nơi viêm nhiễm nghi có nấm.
- Nấm nội tạng: Bệnh phẩm có thể là đờm, dịch niêm mạc lưỡi, dịch họng, dịch phế quản, mủ tai, dử mắt, dịch não tuỷ, phân, dịch âm đạo, niệu đạo , máu hoặc ở các nơi viêm nhiễm khác ở các tổ chức trong cơ thể hay ở ngoài da.
Phương pháp soi trực tiếp nấm từ bệnh phẩm chỉ cho ta biết bệnh phẩm có nấm hay không có nấm, trường hợp nghi ngờ thì phải chờ kết quả nuôi cấy. Trong thực tế người ta thường kết hợp 2 phương pháp.
2.2. Phương pháp nuôi cấy
Nhằm xác định loài giống nào dựa trên sự phát triển của khuẩn lạc nấm. Môi trường thường sử dụng là: matala, sabouraud, czapex Dox, môi trường huyết tương.
Nuôi cấy nấm da: Môi trường nuôi cấy thường là sabouraud có thành phần pépton 10 gam, glucoza 40 gam, chlorocit 100 mili gam, actidon 500 mg, thạch 20 gam, nước cất vừa đủ 1000 ml. Trong môi trường trên có chloroxit nhằm mục đích ức chế một số vi khuẩn, còn actidion (cyclohexamit) là một kháng sinh có khả năng ức chế một số tạp nấm thường có mặt trong không khí hay lây nhiễm vào bệnh phẩm. Với môi trường trên được ứng dụng để nuôi cấy định loài nấm ngoài da.
Bệnh phẩm là các vẩy da được lấy từ bệnh nhân cấy vào môi trường đạt tủ ấm 28o C trong khoảng 10- 14 ngày, nấm có trong bệnh phẩm sẽ phát triển hình thành khuẩn lạc màu sắc khuẩn lạc,thể chát của khuẩn lạc và tiếp tục làm tiêu bản quan sát vi thể dưới kính hiển vi để xác định giống loài nấm. Một số trường hợp phải nuôi cấy tiếp trên môi trường lựa chọn để xem tính chất, đặc điểm sinh hoá học rồi dựa vào khoá phân loại để định loài nấm. Trong việc định loài nấm gây bệnh ngoài da người ta thường dựa vào đặc điểm hình dạng của các cơ quan sinh sản vô tính và hữu tính của nấm.
Nuôi cấy nấm men: Môi trường nuôi cấy thường là sabouraud, môi trường malata, môi trường huyết tương có thêm kháng sinh, để ở nhiệt độ 28o C, thường sau vài ngày nấm phát triển thành khuẩn lạc, khuẩn lạc dạng nấm men thường giống khuẩn lạc vi khuẩn dạng kem, dựa vào tính chất khuẩn lạc, vài đặc điểm vi thể cùng với tính chất sinh hoá học của từng loại đồng hoá, lên men các đường khác nhau mà người ta định loại. Trong các loại nấm men candida gây bệnh thì người ta thường thấy loài candida albicans chiếm ưu thế nhiều hơn cả so với các loài candida khác.
Gần đây người ta thường dùng môi trường huyết tương: Huyết tương lấy từ máu người 100 ml bổ xung vào 100 mg cloroxit rồi đóng vào ống nghiệm vô trùng, mỗi ống 0,5 ml, được kiểm tra vô trùng về vi khuẩn và nấm . Sau đó cấy bệnh phẩm trực tiếp vào môi trường trên đặt ở môi trường với nhiệt độ 37oC sau 24 giờ có thể kiểm tra soi trực tiếp dưới kính hiển vi, nếu có nấm candida sẽ xuất hiện tế bào hình trứng, hình cầu và thường có chồi nhỏ dạng hình số tám, một đầu nhỏ (hình con lật đật), loài candida albicans thì có xuất hiện dạng chồi ống giống "mầm giá".
2.3. Chẩn đoán huyết thanh
Nguyên lý: cũng như vi khuẩn, vi rút trong chẩn đoán một số loài nấm gây bệnh hệ thống người ta cũng ứng dụng phương pháp chẩn đoán huyết thanh. Đặc biệt ở các loài nấm gây bệnh hệ thống trong cơ thể người cũng hình thành các kháng thể mà thông qua huyết thanh có thể phát hiện ra nấm, vì ở các loài nấm này do cấu trúc của kháng nguyên khác nhau nên tạo ra các kháng thể đặc hiệu riêng biệt như các loài nấm candida albicans, aspergillus, histoplasma capsulatum, blastomyces dermatitidiss, còn đối với nấm ngoài da thì ứng dụng phương pháp trên chưa được phổ biến vì tính đặc hiệu của kháng nguyên kém, mặt khác còn phụ thuộc vào khả năng đường thâm nhập của mầm bệnh. Trong chẩn đoán huyết thanh đối với nấm gây bệnh thường sử dụng phương pháp khuyếch tán trên thạch (diffussion) và phương pháp điện di miễn dịch ( Immunoelectrophoressis), hoặc phương pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA).
2.4. Chẩn đoán bằng phương pháp gây bệnh trên động vật
Đây là phương pháp cũng được dùng trong chẩn đoán nấm gây bệnh. Nguyên tắc của phương pháp là dùng động vật khoẻ mạnh làm thực nghiệm như chuột lang, chuột nhắt trắng, thỏ... Những trường hợp bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh nấm cần chẩn đoán xác định, thì người ta lấy một ít bệnh phẩm từ nơi nghi ngờ nhiễm trên cơ thể bệnh nhân, rồi nghiền trong dụng cụ vô trùng với một ít nước muối sinh lý 9%o vô trùng có chứa kháng sinh tạo thành một hỗn dịch. Sau đó tiêm hỗn dịch vào một trong các cơ quan của động vật như: tinh hoàn, tĩnh mạch, ổ bụng, dưới da v.v... và theo dõi động vật một thời gian, sau đó mổ động vật quan sát các cơ quan tổ chức để kết luận và làm tiêu bản xét nghiệm nấm (giải phẫu bệnh lý, soi trực tiếp, cấy nấm v.v...). Trường hợp bệnh phẩm là vẩy da thì người ta cạo hoặc nhổ lông ở động vật, rồi dùng giấy ráp mịn cọ nhẹ trên đám da, sau đó áp bệnh phẩm vẩy da vào và băng lại theo dõi hàng ngày. Nếu trong bệnh phẩm có nấm da thì sẽ gây bệnh ngoài da ở động vật thực nghiệm.
3. ĐIỀU TRỊ NẤM: xem cụ thể cho từng loại nấm.
Hầu hết các nấm sâu đều ưa môi trường ái khí (trừ Actinomyces israelii), do đó phân lập được vi nấm dễ dàng bằng môi trường Sabouraud ở nhiệt độ phòng thí nghiệm. Vi nấm mọc rất chậm sau 1-5 tuần.
Triệu chứng lâm sàng giống nhiều bệnh mạn tính do đó cần chẩn đoán xác định bằng nuôi cấy tìm nấm. Biểu hiện lâm sàng của các nhóm nấm này khác nhau, có thể chia lầm hai nhóm:
1.1. Nhiễm nấm dưới da (subcutaneous infections)
Nhiễm nấm dưới da là tình trạng nhiễm trùng gây ra do nấm, đa số gặp ở vùng nhiệt đới, các loại nấm thường gặp là:
- Sporotricosis
- Mycetoma (Maduromycosis, Madura Foot)
- Chromomycosis – Chromoblastomycosis
- Rhinosporidiosis
- Phaeohyphomycosis (Phaeomycotic cyst, Cystic Chromomycosis)
- Lobomycosis (Keloidal Blastomycosis, Lobo disease)
- Zygomycosis (Phycomycosis)
1.2. Nhiễm nấm hệ thống (systemic mycoses)
Nhiễm nấm hệ thống là tinh trạng nhiễm nấm lan tràn vào các vị trí sâu của cơ thể như phổi, dạ dày-ruột...Nấm từ các khoang cơ thể tràn vào máu gây nhiễm toàn thân. Các loại nấm thường gặp là:
- Histoplasmosis
- Blastomycosis (North American Blastomycosis, Gilchrist disease)
- Coccidioidomycosis (Coccidioidal granuloma, Valey fever, San Joaquin Valley fever)
- Paracoccidioidomycosis (South American Blastomycois, Paracocidioidal granuloma)
- Penicillium marneffei
- Cryptoccosis (Tolurosis, European Blastomycois)
- Aspergillosis
- Candidiasis
- Actinomycosis
- Nocardiosis
2. XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN
2.1. Phương pháp soi trực tiếp bằng kính hiển vi.
Trước khi làm xét nghiệm phải ngừng điều trị kháng nấm ít nhất 1 tuần.
- Nấm da: Bệnh phẩm có thể là tóc, lông,vẩy da đầu, vẩy da mặt, chân, tay, bụng, bẹn, kẽ chân, móng tay,v.v... các nơi viêm nhiễm nghi có nấm.
- Nấm nội tạng: Bệnh phẩm có thể là đờm, dịch niêm mạc lưỡi, dịch họng, dịch phế quản, mủ tai, dử mắt, dịch não tuỷ, phân, dịch âm đạo, niệu đạo , máu hoặc ở các nơi viêm nhiễm khác ở các tổ chức trong cơ thể hay ở ngoài da.
Phương pháp soi trực tiếp nấm từ bệnh phẩm chỉ cho ta biết bệnh phẩm có nấm hay không có nấm, trường hợp nghi ngờ thì phải chờ kết quả nuôi cấy. Trong thực tế người ta thường kết hợp 2 phương pháp.
2.2. Phương pháp nuôi cấy
Nhằm xác định loài giống nào dựa trên sự phát triển của khuẩn lạc nấm. Môi trường thường sử dụng là: matala, sabouraud, czapex Dox, môi trường huyết tương.
Nuôi cấy nấm da: Môi trường nuôi cấy thường là sabouraud có thành phần pépton 10 gam, glucoza 40 gam, chlorocit 100 mili gam, actidon 500 mg, thạch 20 gam, nước cất vừa đủ 1000 ml. Trong môi trường trên có chloroxit nhằm mục đích ức chế một số vi khuẩn, còn actidion (cyclohexamit) là một kháng sinh có khả năng ức chế một số tạp nấm thường có mặt trong không khí hay lây nhiễm vào bệnh phẩm. Với môi trường trên được ứng dụng để nuôi cấy định loài nấm ngoài da.
Bệnh phẩm là các vẩy da được lấy từ bệnh nhân cấy vào môi trường đạt tủ ấm 28o C trong khoảng 10- 14 ngày, nấm có trong bệnh phẩm sẽ phát triển hình thành khuẩn lạc màu sắc khuẩn lạc,thể chát của khuẩn lạc và tiếp tục làm tiêu bản quan sát vi thể dưới kính hiển vi để xác định giống loài nấm. Một số trường hợp phải nuôi cấy tiếp trên môi trường lựa chọn để xem tính chất, đặc điểm sinh hoá học rồi dựa vào khoá phân loại để định loài nấm. Trong việc định loài nấm gây bệnh ngoài da người ta thường dựa vào đặc điểm hình dạng của các cơ quan sinh sản vô tính và hữu tính của nấm.
Nuôi cấy nấm men: Môi trường nuôi cấy thường là sabouraud, môi trường malata, môi trường huyết tương có thêm kháng sinh, để ở nhiệt độ 28o C, thường sau vài ngày nấm phát triển thành khuẩn lạc, khuẩn lạc dạng nấm men thường giống khuẩn lạc vi khuẩn dạng kem, dựa vào tính chất khuẩn lạc, vài đặc điểm vi thể cùng với tính chất sinh hoá học của từng loại đồng hoá, lên men các đường khác nhau mà người ta định loại. Trong các loại nấm men candida gây bệnh thì người ta thường thấy loài candida albicans chiếm ưu thế nhiều hơn cả so với các loài candida khác.
Gần đây người ta thường dùng môi trường huyết tương: Huyết tương lấy từ máu người 100 ml bổ xung vào 100 mg cloroxit rồi đóng vào ống nghiệm vô trùng, mỗi ống 0,5 ml, được kiểm tra vô trùng về vi khuẩn và nấm . Sau đó cấy bệnh phẩm trực tiếp vào môi trường trên đặt ở môi trường với nhiệt độ 37oC sau 24 giờ có thể kiểm tra soi trực tiếp dưới kính hiển vi, nếu có nấm candida sẽ xuất hiện tế bào hình trứng, hình cầu và thường có chồi nhỏ dạng hình số tám, một đầu nhỏ (hình con lật đật), loài candida albicans thì có xuất hiện dạng chồi ống giống "mầm giá".
2.3. Chẩn đoán huyết thanh
Nguyên lý: cũng như vi khuẩn, vi rút trong chẩn đoán một số loài nấm gây bệnh hệ thống người ta cũng ứng dụng phương pháp chẩn đoán huyết thanh. Đặc biệt ở các loài nấm gây bệnh hệ thống trong cơ thể người cũng hình thành các kháng thể mà thông qua huyết thanh có thể phát hiện ra nấm, vì ở các loài nấm này do cấu trúc của kháng nguyên khác nhau nên tạo ra các kháng thể đặc hiệu riêng biệt như các loài nấm candida albicans, aspergillus, histoplasma capsulatum, blastomyces dermatitidiss, còn đối với nấm ngoài da thì ứng dụng phương pháp trên chưa được phổ biến vì tính đặc hiệu của kháng nguyên kém, mặt khác còn phụ thuộc vào khả năng đường thâm nhập của mầm bệnh. Trong chẩn đoán huyết thanh đối với nấm gây bệnh thường sử dụng phương pháp khuyếch tán trên thạch (diffussion) và phương pháp điện di miễn dịch ( Immunoelectrophoressis), hoặc phương pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA).
2.4. Chẩn đoán bằng phương pháp gây bệnh trên động vật
Đây là phương pháp cũng được dùng trong chẩn đoán nấm gây bệnh. Nguyên tắc của phương pháp là dùng động vật khoẻ mạnh làm thực nghiệm như chuột lang, chuột nhắt trắng, thỏ... Những trường hợp bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh nấm cần chẩn đoán xác định, thì người ta lấy một ít bệnh phẩm từ nơi nghi ngờ nhiễm trên cơ thể bệnh nhân, rồi nghiền trong dụng cụ vô trùng với một ít nước muối sinh lý 9%o vô trùng có chứa kháng sinh tạo thành một hỗn dịch. Sau đó tiêm hỗn dịch vào một trong các cơ quan của động vật như: tinh hoàn, tĩnh mạch, ổ bụng, dưới da v.v... và theo dõi động vật một thời gian, sau đó mổ động vật quan sát các cơ quan tổ chức để kết luận và làm tiêu bản xét nghiệm nấm (giải phẫu bệnh lý, soi trực tiếp, cấy nấm v.v...). Trường hợp bệnh phẩm là vẩy da thì người ta cạo hoặc nhổ lông ở động vật, rồi dùng giấy ráp mịn cọ nhẹ trên đám da, sau đó áp bệnh phẩm vẩy da vào và băng lại theo dõi hàng ngày. Nếu trong bệnh phẩm có nấm da thì sẽ gây bệnh ngoài da ở động vật thực nghiệm.
3. ĐIỀU TRỊ NẤM: xem cụ thể cho từng loại nấm.