05-15-2012, 09:50 AM
1. HÌNH THỂ
1.1. Giun trưởng thành
– Giun trưởng thành hình ống, mầu trắng hoặc hi hồng . Con đực nhỏ hơn con cái, dài 15-20cm, con cái dài 20- 25 cm.
– Đầu thuôn nhỏ, có 3 môi xếp cân đối. Thân giun được bao bọc một lớp vỏ cứng gọi là lớp kitin. Đuôi giun nhọn, gần sát đuôi về phía bụng có lỗ hậu môn. Con đực phần đuôi có gai sinh dục. Con cái bộ phận sinh dục ở 1/3 dưới của thân phía mặt bụng.
– Bộ phận sinh dục: Con cái bộ phận sinh dục gồm có 2 ống, phần trước nhỏ là buồng trứng, phần tiếp theo lớn dần là vòi trứng. Hai vòi trứng khi đến gần lỗ sinh dục thì tập trung thành âm đạo đổ ra lỗ sinh dục.
Bộ phận sinh dục đực là một ống nhỏ, phần đầu nhỏ hơn là tinh hoàn, phần sau lớn hơn là ống chứa tinh, cuối cùng là ống phóng tinh đổ ra lỗ hậu môn.
Các cơ quan khác: Giun đũa có đủ các cơ quan như tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết, thần kinh …có cấu tạo đơn giản.
1.2. Trứng giun
1.2.1. Trứng đã thụ tinh
Trứng hình bầu dục hoặc hi tròn, màu vàng, kích thước trung bình 35- 50µm x 45-75 µm. Vỏ dày, ngoài cùng là lớp albumin xù xì, bên trong là khối nhân sẫm màu. Ngoài ra, có thể gặp trứng giun đũa bị bóc vỏ bán phần, lớp vỏ ngoài bị mất, chỉ còn một lớp vỏ dầy nhẵn, không mầu
1.2.2. Trứng chưa thụ tinh
Trứng hình bầu dục, kích thước lớn khoảng 50 x 90 µm. Lớp vỏ trong mảnh hơn. Khối nhân bên trong chứa đầy hạt to chiết quang. Có thể gặp trứng giun đũa chưa thụ tinh bị bóc vỏ bán phần, lớp vỏ ngoài bị mất chỉ còn lớp vỏ nhẵn có 2 đường viền không mầu
2. SINH THÁI
2.1. Dinh dưỡng
Giun đũa sống ở đường tiêu hoá, thức ăn chủ yếu là các chất đang tiêu hoá dở dang trong điều kiện yếm khí.
2.2. Chu kỳ phát triển
– Vị trí ký sinh: Giun trưởng thành ký sinh ở đầu và giữa ruột non . Nếu đi lên phần dạ dày pH axit giun không sống được, ở phần cuối ruột non ít chất dinh dưỡng không đủ nuôi giun đũa.
– Diễn biến chu kỳ: Giun đũa sinh sản hữu tính. Sau khi thụ tinh giun cái đẻ trứng. Trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành trứng có ấu trùng. Nhờ có lớp vỏ dày, trứng giun đũa tồn tại lâu ở ngoại cảnh.
Người ăn phải trứng có ấu trùng vào dạ dày ấu trùng thoát vỏ, ấu trùng xâm nhập vào mao mạch ở ruột đến tĩnh mạch mạc treo, tới tĩnh mạch cửa vào gan.
Ấu trùng theo tĩnh mạch trên gan để vào tĩnh mạch chủ dưới về tim phải. Từ tim phi ấu trùng theo động mạch phổi tới phổi. ấu trùng dừng lại ở phổi 5-10 ngày, thay vỏ 2 lần và lớn lên ở các phế nang. Sau đó ấu trùng theo đường phế nang lên khí quản, sang hầu họng. Từ đó người nuốt ấu trùng xuống ruột và phát triển thành giun đũa trưởng thành. Thời gian hoàn thành giai đoạn chu kỳ trong cơ thể khoảng 60-75 ngày. Tuổi thọ của giun đũa khoảng 12-13 tháng
3. BỆNH HỌC
3.1. Toàn thân
Tác hại lớn nhất của giun đũa đối với co thể là chiếm thức ăn vì giun đũa là loại giun lớn và số lượng ký sinh thường nhiều. Tình trạng nhiễm giun kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng chậm phát triển về thể chất và tinh thần. Tác hại này thường gặp ở trẻ em. Khi ký sinh giun đũa tiết ra chất độc như ascaridol ức chế một số men tiêu hoá gây chán ăn, rối loạn tiêu hoá, dị ứng. Vì vị trí ký sinh ở ruột non, giun đũa kích thích gây đau bụng, rối loạn tiêu hoá.
3.2. Tại phổi D
o ấu trùng giun đũa chu du trong cơ thể thường gây dị ứng quá mẫn nhất là giai đoạn ở phổi gây những tổn thưng cơ học thành phế nang và phản ứng dị ứng cục bộ làm xuất hiện hội chứng Loefler: bệnh nhân đau ngực, khạc đờm lẫn máu, phim X quang có hình ảnh thâm nhiễm phổi. Các dấu hiệu này có thể nhầm lẫn với bệnh lao phổi. 3.3. Biến chứng – Nếu số lượng giun nhiều hoặc pH ruột bị rối loạn, giun đũa có thể gây ra tình trạng tắc ruột hoặc giun phát tán ra ống mật lên gan gây viêm nhiễm đường mật, áp xe gan, viêm ruột thừa. Đôi khi viêm phúc mạc, thủng ruột do giun đũa. – Ấu trùng giun đũa lạc chỗ vào não, thận, tim gây biến chứng nặng. – Nhiễm độc do độc tố của giun đặc biệt trường hợp nhiễm nhiều.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1 Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán lâm sàng khó xác định vì dễ nhẫm với các bệnh khác trừ những trường hợp biến chứng như tắc ruột, giun chui ống mật.
4.2. Chẩn đoán xét nghiệm
– Xét nghiệm phân tìm trứng: Đây là kỹ thuật đon giản và chính xác. Thường dùng kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp bằng nước muối sinh lý hoặc kỹ thuật Kato. Đa cố các trường hợp không cần kết hợp với xét nghiệm phân phong phú vì trừng giun đũa có nhiều trong phân.
5. DỊCH TỄ HỌC
5.1. Điều kiện phát triển của trứng giun đũa ở ngoại cảnh
Trứng giun đũa không có khả năng phát triển trong cơ thể vật chủ, các điều kiện phát triển của trứng giun đũa ở ngoại cảnh là nhiệt độ, ẩm độ và oxy.
– Nhiệt độ thích hợp là 24 -250C. Sau 12-15 ngày trứng phát triển thành trứng có ấu trùng. Trứng bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 600C và dưới -120C.
– Ẩm độ từ 80% trở lên là điều kiện tốt cho trứng phát triển
– Oxy là yếu tố cần thiết cho trứng giun đũa phát triển do đó trứng ở dưới nước lâu sẽ bị hỏng.
5.2. Tình hình nhiễm giun đũa ở Việt Nam
Giun đũa chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh giun truyền qua đất ở Việt Nam. Tỉ lệ nhiễm thay đổi theo tuổi, nghề nghiệp và khác nhau từng vùng. Trẻ em là lứa tuổi nhiễm giun đũa cao nhất và nặng nhất. Nông dân tiếp xúc với phân, đất có tỉ lệ nhiễm cao. Đồng bằng nhiễm cao hn miền núi, miền Bắc nhiễm cao hn miền Trung, miền Nam.
Tỉ lệ nhiễm chung vùng đồng bằng miền Bắc 80-95%, miền Trung 70,5%, Miền Nam: 45-60%.
6. Phòng bệnh
– Quản lý và xử lý phân hợp vệ sinh: Dùng hố xí hợp vệ sinh, ủ phân đúng thời gian quy định. Không dùng phân tưi để bón ruộng.
– Vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch kết hợp với giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng.
– Vệ sinh ăn uống đặc biệt quan tâm đến trẻ em.
– Diệt côn trùng truyền bệnh như ruồi, nhặng
– Điều trị hàng loạt, điều trị trên diện rộng để loại bỏ nguồn bệnh.
7. Điều trị
Một số thuốc điều trị có hiệu quả, ít độc như levamisol, mebendazol, albendazol…
1.1. Giun trưởng thành
– Giun trưởng thành hình ống, mầu trắng hoặc hi hồng . Con đực nhỏ hơn con cái, dài 15-20cm, con cái dài 20- 25 cm.
– Đầu thuôn nhỏ, có 3 môi xếp cân đối. Thân giun được bao bọc một lớp vỏ cứng gọi là lớp kitin. Đuôi giun nhọn, gần sát đuôi về phía bụng có lỗ hậu môn. Con đực phần đuôi có gai sinh dục. Con cái bộ phận sinh dục ở 1/3 dưới của thân phía mặt bụng.
– Bộ phận sinh dục: Con cái bộ phận sinh dục gồm có 2 ống, phần trước nhỏ là buồng trứng, phần tiếp theo lớn dần là vòi trứng. Hai vòi trứng khi đến gần lỗ sinh dục thì tập trung thành âm đạo đổ ra lỗ sinh dục.
Bộ phận sinh dục đực là một ống nhỏ, phần đầu nhỏ hơn là tinh hoàn, phần sau lớn hơn là ống chứa tinh, cuối cùng là ống phóng tinh đổ ra lỗ hậu môn.
Các cơ quan khác: Giun đũa có đủ các cơ quan như tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết, thần kinh …có cấu tạo đơn giản.
1.2. Trứng giun
1.2.1. Trứng đã thụ tinh
Trứng hình bầu dục hoặc hi tròn, màu vàng, kích thước trung bình 35- 50µm x 45-75 µm. Vỏ dày, ngoài cùng là lớp albumin xù xì, bên trong là khối nhân sẫm màu. Ngoài ra, có thể gặp trứng giun đũa bị bóc vỏ bán phần, lớp vỏ ngoài bị mất, chỉ còn một lớp vỏ dầy nhẵn, không mầu
1.2.2. Trứng chưa thụ tinh
Trứng hình bầu dục, kích thước lớn khoảng 50 x 90 µm. Lớp vỏ trong mảnh hơn. Khối nhân bên trong chứa đầy hạt to chiết quang. Có thể gặp trứng giun đũa chưa thụ tinh bị bóc vỏ bán phần, lớp vỏ ngoài bị mất chỉ còn lớp vỏ nhẵn có 2 đường viền không mầu
2. SINH THÁI
2.1. Dinh dưỡng
Giun đũa sống ở đường tiêu hoá, thức ăn chủ yếu là các chất đang tiêu hoá dở dang trong điều kiện yếm khí.
2.2. Chu kỳ phát triển
– Vị trí ký sinh: Giun trưởng thành ký sinh ở đầu và giữa ruột non . Nếu đi lên phần dạ dày pH axit giun không sống được, ở phần cuối ruột non ít chất dinh dưỡng không đủ nuôi giun đũa.
– Diễn biến chu kỳ: Giun đũa sinh sản hữu tính. Sau khi thụ tinh giun cái đẻ trứng. Trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành trứng có ấu trùng. Nhờ có lớp vỏ dày, trứng giun đũa tồn tại lâu ở ngoại cảnh.
Người ăn phải trứng có ấu trùng vào dạ dày ấu trùng thoát vỏ, ấu trùng xâm nhập vào mao mạch ở ruột đến tĩnh mạch mạc treo, tới tĩnh mạch cửa vào gan.
Ấu trùng theo tĩnh mạch trên gan để vào tĩnh mạch chủ dưới về tim phải. Từ tim phi ấu trùng theo động mạch phổi tới phổi. ấu trùng dừng lại ở phổi 5-10 ngày, thay vỏ 2 lần và lớn lên ở các phế nang. Sau đó ấu trùng theo đường phế nang lên khí quản, sang hầu họng. Từ đó người nuốt ấu trùng xuống ruột và phát triển thành giun đũa trưởng thành. Thời gian hoàn thành giai đoạn chu kỳ trong cơ thể khoảng 60-75 ngày. Tuổi thọ của giun đũa khoảng 12-13 tháng
3. BỆNH HỌC
3.1. Toàn thân
Tác hại lớn nhất của giun đũa đối với co thể là chiếm thức ăn vì giun đũa là loại giun lớn và số lượng ký sinh thường nhiều. Tình trạng nhiễm giun kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng chậm phát triển về thể chất và tinh thần. Tác hại này thường gặp ở trẻ em. Khi ký sinh giun đũa tiết ra chất độc như ascaridol ức chế một số men tiêu hoá gây chán ăn, rối loạn tiêu hoá, dị ứng. Vì vị trí ký sinh ở ruột non, giun đũa kích thích gây đau bụng, rối loạn tiêu hoá.
3.2. Tại phổi D
o ấu trùng giun đũa chu du trong cơ thể thường gây dị ứng quá mẫn nhất là giai đoạn ở phổi gây những tổn thưng cơ học thành phế nang và phản ứng dị ứng cục bộ làm xuất hiện hội chứng Loefler: bệnh nhân đau ngực, khạc đờm lẫn máu, phim X quang có hình ảnh thâm nhiễm phổi. Các dấu hiệu này có thể nhầm lẫn với bệnh lao phổi. 3.3. Biến chứng – Nếu số lượng giun nhiều hoặc pH ruột bị rối loạn, giun đũa có thể gây ra tình trạng tắc ruột hoặc giun phát tán ra ống mật lên gan gây viêm nhiễm đường mật, áp xe gan, viêm ruột thừa. Đôi khi viêm phúc mạc, thủng ruột do giun đũa. – Ấu trùng giun đũa lạc chỗ vào não, thận, tim gây biến chứng nặng. – Nhiễm độc do độc tố của giun đặc biệt trường hợp nhiễm nhiều.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1 Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán lâm sàng khó xác định vì dễ nhẫm với các bệnh khác trừ những trường hợp biến chứng như tắc ruột, giun chui ống mật.
4.2. Chẩn đoán xét nghiệm
– Xét nghiệm phân tìm trứng: Đây là kỹ thuật đon giản và chính xác. Thường dùng kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp bằng nước muối sinh lý hoặc kỹ thuật Kato. Đa cố các trường hợp không cần kết hợp với xét nghiệm phân phong phú vì trừng giun đũa có nhiều trong phân.
5. DỊCH TỄ HỌC
5.1. Điều kiện phát triển của trứng giun đũa ở ngoại cảnh
Trứng giun đũa không có khả năng phát triển trong cơ thể vật chủ, các điều kiện phát triển của trứng giun đũa ở ngoại cảnh là nhiệt độ, ẩm độ và oxy.
– Nhiệt độ thích hợp là 24 -250C. Sau 12-15 ngày trứng phát triển thành trứng có ấu trùng. Trứng bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 600C và dưới -120C.
– Ẩm độ từ 80% trở lên là điều kiện tốt cho trứng phát triển
– Oxy là yếu tố cần thiết cho trứng giun đũa phát triển do đó trứng ở dưới nước lâu sẽ bị hỏng.
5.2. Tình hình nhiễm giun đũa ở Việt Nam
Giun đũa chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh giun truyền qua đất ở Việt Nam. Tỉ lệ nhiễm thay đổi theo tuổi, nghề nghiệp và khác nhau từng vùng. Trẻ em là lứa tuổi nhiễm giun đũa cao nhất và nặng nhất. Nông dân tiếp xúc với phân, đất có tỉ lệ nhiễm cao. Đồng bằng nhiễm cao hn miền núi, miền Bắc nhiễm cao hn miền Trung, miền Nam.
Tỉ lệ nhiễm chung vùng đồng bằng miền Bắc 80-95%, miền Trung 70,5%, Miền Nam: 45-60%.
6. Phòng bệnh
– Quản lý và xử lý phân hợp vệ sinh: Dùng hố xí hợp vệ sinh, ủ phân đúng thời gian quy định. Không dùng phân tưi để bón ruộng.
– Vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch kết hợp với giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng.
– Vệ sinh ăn uống đặc biệt quan tâm đến trẻ em.
– Diệt côn trùng truyền bệnh như ruồi, nhặng
– Điều trị hàng loạt, điều trị trên diện rộng để loại bỏ nguồn bệnh.
7. Điều trị
Một số thuốc điều trị có hiệu quả, ít độc như levamisol, mebendazol, albendazol…