Mình là mình nghĩ nhanh thì không nhanh được đâu. nhưng mình thấy có cách nè cũng khá hay. Dựa vào yếu tố để quan sát kst sốt rét
- Thể tư dưỡng trẻ: mình quan sát Nhân và NSC
- Thể tư dưỡng già: qs Nhân và Sắc tố hoặc NSC và sắc tố
- Thể phân liệt: qs Sắc tố và các mảnh nhân
- Thể giao bào: Nhân+ sắc tố or NSC+ sắc tố
mà thật ra thì khi thi hoặc khi đi làm đánh giá mức độ nhiễm ta cũng không phân biệt tư dưỡng trẻ vs già đâu mà. Quan trọng là soi nhiều sẽ có kinh nghiệm
(06-04-2013, 01:05 PM)Linh Duyên Đã viết: Thầy và a c cho e hỏi.tại sao lai ít thấy thể tư dưỡng gjà va thể phân liệt cua falciparum ở tiêu bản máu ngoại vi ah?
Do ở 2 giai đoạn này falciparum tiết ra độc tố, gây kết dính các hồng cầu và các hồng cầu dính vào thành mạch mà không lưu thông trong mạch máu nên ít gặp. Chỉ gặp ở những bệnh nhân sốt rét nặng và sốt rét ác tính, khi đó lượng P. falciparum nhiều nên mới có thể gặp ở máu ngoại vị.
anh chị có thể giải đáp câu hỏi này giùm e ko ạ?
- Số lượng Bạch cầu trên 1 microlit máu trong tiêu bản giọt dày của ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc là bao nhiêu ạ?