11-18-2013, 11:40 PM
1.VAI TRÒ CỦA XÉT NGHIỆM HOÁ SINH
Xét nghiệm hoá sinh đóng vai trò quan trọng trong y học cũng như trong việc nghiên cứu thay đổi sinh lý, bệnh lý của những hằng số hoá sinh trong cơ thể người, đặc biệt đóng góp vào việc dự phòng, chẩn đoán và theo dõi điều trị.
Ngày nay sự phát triển của khoa học kỹ thuật áp dụng trong khoa học xét nghiệm, chẩn đoán đã giúp cho việc đánh giá kết quả nhanh, nhạy, chính xác và định lượng nhiều chất có nồng độ thấp (mg, ng).
Kết quả xét nghiệm hoá sinh là yếu tố khách quan phản ảnh những diễn biến bên trong cơ thể. Tuy nhiên, những kết quả xét nghiệm hoá sinh còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố do môi trường tác động, tình trạng của cơ thể: biến thiên sinh học (tuổi, giới tính, họat động, dinh dưỡng. . .), diễn biến bệnh lý, tác động của các phương pháp điều trị (dùng thuốc, truyền dịch... ), cách lấy mẫu, bảo quản mẫu, phương pháp xác định, tính kết quả. Do vậy, đánh giá một kết quả xét nghiệm hoá sinh cần phải phân tích, tổng hợp, suy luận cẩn thận trên cơ sở sinh lý, bệnh lý và quá trình điều trị...
2.NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QỦA XÉT NGHIỆM HOÁ SINH
Kết quả xét nghiệm hóa sinh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
- Di truyền, giống, chủng tộc.
- Tuổi, trọng lượng cơ thể, thói quen, tập tục đời sống, tình trạng xã hôi, khí hậu, vị trí địa lý, phụ nữ có thai.
- Dinh dưỡng, hoạt động cơ thể, nhịp sinh học, yếu tố tâm thần, stress, bệnh tật, thuốc, điều trị.
- Cách lấy mẫu: tư thế cơ thể và vị trí lấy mẫu, thời gian lấy mẫu, mẫu bị tan máu.
- Kỹ thuật định tính, định lượng.
3.CÁCH LẤY MẪU MÁU, NƯỚC TIỂU
3.1.Mẫu máu
Tuỳ theo tính chất sinh học cần xác định mà lấy mẫu huyết thanh, huyết tương hay máu toàn phần:
- Huyết thanh: sau khi lấy máu cho vào ống nghiệm khô sạch nút kín để vào tủ ấm 370C hoặc để ở nhiệt độ phòng, trong ống nghiệm không có chất chống đông. Khi máu đã đông, dùng que thuỷ tinh nhỏ đầu tròn tách nhẹ phần trên cục máu đông khỏi thành ống để huyết thanh chóng được tách ra sau đó ly tâm hoặc gạn hút lấy huyết thanh. Huyết thanh định lượng cần tránh vỡ hồng cầu.
- Mẫu máu toàn phần hoặc huyết tương: cũng theo cách lấy mẫu máu nhưng ống nghiệm cần phải cho chất chống đông như Natri citrat, Heparin, Natri oxalat. Liều lượng chất chống đông tuỳ thuộc vào số ml máu cần lấy. Nếu cần lấy huyết tương, cần ly tâm ngay, phần lắng cặn là các huyết cầu, tách lấy phần nổi là huyết tương.
- Thời gian cho phép bảo quản máu hoặc huyết tương, huyết thanh tuỳ thuộc vào chất định xét nghiệm. Ngoài ra tuỳ theo chất sinh học cần định tính, định lượng, phải cho thêm chất bảo quản như: định lượng glucose máu, phải cho thêm Natri Fluorur để tránh phân huỷ glucose.
3.2.Nước tiểu
Nước tiểu lấy một lần và xét nghiệm ngay nếu để thời gian lâu mới xét nghiệm thì cần phải bảo quản tủ lạnh (-200C) hoặc bằng các chất bảo quản tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật. Khi lấy nước tiểu yêu cầu bệnh nhân bỏ một ít nước tiểu đầu. Lấy nước tiểu 24 giờ để xét nghiệm.
Nhiều chất được xét nghiệm cần phải lấy nước tiểu 24 giờ như Glucose, Urê, Protein. Yêu cầu bình đựng nước tiểu phải sạch và khô, vô trùng và bảo quản -200C hoặc dùng chất bảo quản như: acid HCl, toluen, dung dịch thymol/ alcol ethylic 1% ...
Cách lấy nước tiểu 24 giờ: vào giờ qui định. Ví dụ: 6 giờ sáng, bệnh nhân đi tiểu thật hết, bỏ phần nước tiểu nầy. Sau đó lấy nước tiểu liên tục cho đến 6 giờ sáng hôm sau. Tất cả nước tiểu của các lần đi tiểu đều lấy đựng vào một bình sạch và có chất bảo quản theo yêu cầu kỹ thuật. Mẫu gửi đi kèm theo phiếu ghi các chi tiết cần thiết: thể tích nướctiểu 24g,tuổi, cân nặng, nam - nữ, chế độ ăn uống, thuốc điều trị, chẩn đoán.
4.HỆ THỐNG ĐƠN VỊ QUỐC TẾ SI
Hiện nay, các phòng xét nghiệm sinh hoá đều sử dụng đơn vị quốc tế thay cho đơn vị cũ. Do đó, yêu cầu đối với người làm xét nghiệm là phải biết chuyển đổi đơn vị.
4.1.Nguyên tắc
- Đối với các chất hoà tan lấy đơn vị là mol/ l hoặc ước số của mol. Mol của một chất được tính qua tỷ số giữa khối lượng tính bằng gam với trọng lượng phân tử.
- Đối với các dịch sinh học như huyết tương, huyết thanh, dịch não tuỷ thì dùng nồng độ tính ra mol/ lít .
- Đối với những chất mà khối lượng phân tử chưa biết rõ hoăc chưa thực hiện đơn vị mol thì dùng đơnvị khối lượng. Nồng độ khối lượng được biểu thị bằng số gam hoặc mg trong một lít dung dịch.
- Đối với hoạt tính enzym thì tính ra đơn vị quốc tế. Hoạt tính xúc tác của enzym được biểu thị bằng mol/ giây (mol/ s) tức là số mol cơ chất được biến đổi trong thời gian 1 giây bởi lượng enzym có trong một lít dịch sinh vật. Đơn vị này được gọi là katal (ký hiệu kat), ước số là: kat, nkat,...
Một đơn vị quốc tế về enzym ký hiệu:
IU = 1 mol/ min =16,67 nmol/ s = 16,67 nkat.
- Với nước tiểu và các chất tiết khác thì tính ra mol/lít hay mol/24 giờ.
4.2. Bảng chuyển đổi đơn vị
6. AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM
Hoá chất được dùng trong PTN là rất độc, hoặc bỏng da, hoặc dễ cháy nổ. Những mối nguy hiểm luôn luôn chờ chực bên ta. Do đó, chúng ta cần phải có những biện pháp an toàn, phải khéo léo và biết cách xử lý khi có sự cố xảy ra.
Có thể nói, sự an toàn PTN liên quan đến hai nguồn:
- Sự nguy hiểm do hoá chất
- Sự lây nhiễm do các sinh vật phẩm
6.1. An toàn về cháy nổ
An toàn về cháy nổ là quan trọng hàng đầu trong PTN. Do đó PTN cần có sẵn các dụng cụ phòng chữa cháy như: bình chữa lửa, vòi xịt nước,...
6.2. Các qui định trong phòng thí nghiệm
- Nếu hoá chất bị rơi vào mắt, da phải rửa thật nhiều nước. Với mắt, phải rửa trong 15 phút, các tiến trình làm sạch phải tuỳ thuộc vào từng loại hoá chất.
- Không được hút thuốc, ăn, uống, trang điểm.
- Tóc dài, áo quần lụng thụng cần phải bó gọn.
- Phải rửa tay sau khi tiếp xúc với hoá chất và trước khi rời PTN để ăn uống.
- Loại bỏ các dụng cụ thuỷ tinh nứt, mẻ.
- Các đồ dùng thuỷ tinh đựng chất độc hay ăn mòn cần phải ngâm với nước hay alcol trước khi đặt chung với đồ thuỷ tinh bân khác.
- Hoá chất PTN không được dùng làm thuốc.
6.3. Thao tác với hoá chất
Khi sử dụng hóa chất đòi hỏi phải thật cẩn thận
-Tất cả những chất dễ cháy và độc hại phải được thao tác trong một vùng thông gió tốt, tốt nhất là trong tủ hốt.
- Dung dịch ăn da như acid, kiềm, muối thuỷ ngân phải được thao tác trong tủ hốt.
- Dùng các dụng cụ bảo hộ cá nhân có hiệu quả.
- Khi pha acid đậm đặc phải pha vào trong nước.
- Sau khi làm xong, phải lau chùi chỗ làm việc cẩn thận.
-Với các tác nhân hoá học nguy hiểm phải dùng găng tay, mặc áo choàng.
- Khi có nguy cơ cho mắt, mũi, miệng phải dùng mask, kính an toàn.
Mọi dụng cụ bảo vệ phải được cởi ra khi rời khỏi phòng làm việc.
Xét nghiệm hoá sinh đóng vai trò quan trọng trong y học cũng như trong việc nghiên cứu thay đổi sinh lý, bệnh lý của những hằng số hoá sinh trong cơ thể người, đặc biệt đóng góp vào việc dự phòng, chẩn đoán và theo dõi điều trị.
Ngày nay sự phát triển của khoa học kỹ thuật áp dụng trong khoa học xét nghiệm, chẩn đoán đã giúp cho việc đánh giá kết quả nhanh, nhạy, chính xác và định lượng nhiều chất có nồng độ thấp (mg, ng).
Kết quả xét nghiệm hoá sinh là yếu tố khách quan phản ảnh những diễn biến bên trong cơ thể. Tuy nhiên, những kết quả xét nghiệm hoá sinh còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố do môi trường tác động, tình trạng của cơ thể: biến thiên sinh học (tuổi, giới tính, họat động, dinh dưỡng. . .), diễn biến bệnh lý, tác động của các phương pháp điều trị (dùng thuốc, truyền dịch... ), cách lấy mẫu, bảo quản mẫu, phương pháp xác định, tính kết quả. Do vậy, đánh giá một kết quả xét nghiệm hoá sinh cần phải phân tích, tổng hợp, suy luận cẩn thận trên cơ sở sinh lý, bệnh lý và quá trình điều trị...
2.NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QỦA XÉT NGHIỆM HOÁ SINH
Kết quả xét nghiệm hóa sinh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
- Di truyền, giống, chủng tộc.
- Tuổi, trọng lượng cơ thể, thói quen, tập tục đời sống, tình trạng xã hôi, khí hậu, vị trí địa lý, phụ nữ có thai.
- Dinh dưỡng, hoạt động cơ thể, nhịp sinh học, yếu tố tâm thần, stress, bệnh tật, thuốc, điều trị.
- Cách lấy mẫu: tư thế cơ thể và vị trí lấy mẫu, thời gian lấy mẫu, mẫu bị tan máu.
- Kỹ thuật định tính, định lượng.
3.CÁCH LẤY MẪU MÁU, NƯỚC TIỂU
3.1.Mẫu máu
Tuỳ theo tính chất sinh học cần xác định mà lấy mẫu huyết thanh, huyết tương hay máu toàn phần:
- Huyết thanh: sau khi lấy máu cho vào ống nghiệm khô sạch nút kín để vào tủ ấm 370C hoặc để ở nhiệt độ phòng, trong ống nghiệm không có chất chống đông. Khi máu đã đông, dùng que thuỷ tinh nhỏ đầu tròn tách nhẹ phần trên cục máu đông khỏi thành ống để huyết thanh chóng được tách ra sau đó ly tâm hoặc gạn hút lấy huyết thanh. Huyết thanh định lượng cần tránh vỡ hồng cầu.
- Mẫu máu toàn phần hoặc huyết tương: cũng theo cách lấy mẫu máu nhưng ống nghiệm cần phải cho chất chống đông như Natri citrat, Heparin, Natri oxalat. Liều lượng chất chống đông tuỳ thuộc vào số ml máu cần lấy. Nếu cần lấy huyết tương, cần ly tâm ngay, phần lắng cặn là các huyết cầu, tách lấy phần nổi là huyết tương.
- Thời gian cho phép bảo quản máu hoặc huyết tương, huyết thanh tuỳ thuộc vào chất định xét nghiệm. Ngoài ra tuỳ theo chất sinh học cần định tính, định lượng, phải cho thêm chất bảo quản như: định lượng glucose máu, phải cho thêm Natri Fluorur để tránh phân huỷ glucose.
3.2.Nước tiểu
Nước tiểu lấy một lần và xét nghiệm ngay nếu để thời gian lâu mới xét nghiệm thì cần phải bảo quản tủ lạnh (-200C) hoặc bằng các chất bảo quản tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật. Khi lấy nước tiểu yêu cầu bệnh nhân bỏ một ít nước tiểu đầu. Lấy nước tiểu 24 giờ để xét nghiệm.
Nhiều chất được xét nghiệm cần phải lấy nước tiểu 24 giờ như Glucose, Urê, Protein. Yêu cầu bình đựng nước tiểu phải sạch và khô, vô trùng và bảo quản -200C hoặc dùng chất bảo quản như: acid HCl, toluen, dung dịch thymol/ alcol ethylic 1% ...
Cách lấy nước tiểu 24 giờ: vào giờ qui định. Ví dụ: 6 giờ sáng, bệnh nhân đi tiểu thật hết, bỏ phần nước tiểu nầy. Sau đó lấy nước tiểu liên tục cho đến 6 giờ sáng hôm sau. Tất cả nước tiểu của các lần đi tiểu đều lấy đựng vào một bình sạch và có chất bảo quản theo yêu cầu kỹ thuật. Mẫu gửi đi kèm theo phiếu ghi các chi tiết cần thiết: thể tích nướctiểu 24g,tuổi, cân nặng, nam - nữ, chế độ ăn uống, thuốc điều trị, chẩn đoán.
4.HỆ THỐNG ĐƠN VỊ QUỐC TẾ SI
Hiện nay, các phòng xét nghiệm sinh hoá đều sử dụng đơn vị quốc tế thay cho đơn vị cũ. Do đó, yêu cầu đối với người làm xét nghiệm là phải biết chuyển đổi đơn vị.
4.1.Nguyên tắc
- Đối với các chất hoà tan lấy đơn vị là mol/ l hoặc ước số của mol. Mol của một chất được tính qua tỷ số giữa khối lượng tính bằng gam với trọng lượng phân tử.
- Đối với các dịch sinh học như huyết tương, huyết thanh, dịch não tuỷ thì dùng nồng độ tính ra mol/ lít .
- Đối với những chất mà khối lượng phân tử chưa biết rõ hoăc chưa thực hiện đơn vị mol thì dùng đơnvị khối lượng. Nồng độ khối lượng được biểu thị bằng số gam hoặc mg trong một lít dung dịch.
- Đối với hoạt tính enzym thì tính ra đơn vị quốc tế. Hoạt tính xúc tác của enzym được biểu thị bằng mol/ giây (mol/ s) tức là số mol cơ chất được biến đổi trong thời gian 1 giây bởi lượng enzym có trong một lít dịch sinh vật. Đơn vị này được gọi là katal (ký hiệu kat), ước số là: kat, nkat,...
Một đơn vị quốc tế về enzym ký hiệu:
IU = 1 mol/ min =16,67 nmol/ s = 16,67 nkat.
- Với nước tiểu và các chất tiết khác thì tính ra mol/lít hay mol/24 giờ.
4.2. Bảng chuyển đổi đơn vị
6. AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM
Hoá chất được dùng trong PTN là rất độc, hoặc bỏng da, hoặc dễ cháy nổ. Những mối nguy hiểm luôn luôn chờ chực bên ta. Do đó, chúng ta cần phải có những biện pháp an toàn, phải khéo léo và biết cách xử lý khi có sự cố xảy ra.
Có thể nói, sự an toàn PTN liên quan đến hai nguồn:
- Sự nguy hiểm do hoá chất
- Sự lây nhiễm do các sinh vật phẩm
6.1. An toàn về cháy nổ
An toàn về cháy nổ là quan trọng hàng đầu trong PTN. Do đó PTN cần có sẵn các dụng cụ phòng chữa cháy như: bình chữa lửa, vòi xịt nước,...
6.2. Các qui định trong phòng thí nghiệm
- Nếu hoá chất bị rơi vào mắt, da phải rửa thật nhiều nước. Với mắt, phải rửa trong 15 phút, các tiến trình làm sạch phải tuỳ thuộc vào từng loại hoá chất.
- Không được hút thuốc, ăn, uống, trang điểm.
- Tóc dài, áo quần lụng thụng cần phải bó gọn.
- Phải rửa tay sau khi tiếp xúc với hoá chất và trước khi rời PTN để ăn uống.
- Loại bỏ các dụng cụ thuỷ tinh nứt, mẻ.
- Các đồ dùng thuỷ tinh đựng chất độc hay ăn mòn cần phải ngâm với nước hay alcol trước khi đặt chung với đồ thuỷ tinh bân khác.
- Hoá chất PTN không được dùng làm thuốc.
6.3. Thao tác với hoá chất
Khi sử dụng hóa chất đòi hỏi phải thật cẩn thận
-Tất cả những chất dễ cháy và độc hại phải được thao tác trong một vùng thông gió tốt, tốt nhất là trong tủ hốt.
- Dung dịch ăn da như acid, kiềm, muối thuỷ ngân phải được thao tác trong tủ hốt.
- Dùng các dụng cụ bảo hộ cá nhân có hiệu quả.
- Khi pha acid đậm đặc phải pha vào trong nước.
- Sau khi làm xong, phải lau chùi chỗ làm việc cẩn thận.
-Với các tác nhân hoá học nguy hiểm phải dùng găng tay, mặc áo choàng.
- Khi có nguy cơ cho mắt, mũi, miệng phải dùng mask, kính an toàn.
Mọi dụng cụ bảo vệ phải được cởi ra khi rời khỏi phòng làm việc.