04-05-2012, 11:25 AM
DỊCH NÃO TỦY
1. CHỈ ĐỊNH CHỌC DÒ DỊCH NÃO TỦY (DNT) KHẢO SÁT VI SINH LÂM SÀNG
2. THỜI ĐIỂM CHỌC DÒ DỊCH NÃO TỦY
3. Cách lấy và chuyên chở
4. Quan sát đại thể
5. Khảo sát vi khuẩn học
5.1. Sửa soạn bệnh phẩm
5.2. Khảo sát vi thể
5.3. Cấy phân lập vi khuẩn gây bệnh
6. TÌM KHÁNG NGUYÊN HÒA TAN CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG DNT BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP HÓA MIỄN DỊCH
7. TÁC NHÂN VI KHUẨN GÂY BỆNH VIÊM MÀNG NÃO
1. CHỈ ĐỊNH CHỌC DÒ DỊCH NÃO TỦY (DNT) KHẢO SÁT VI SINH LÂM SÀNG
- DNT nên được chọc dò để khảo sát vi sinh lâm sàng trước các bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ viêm màng não.
- Không nên chọc dò DNT trước các bệnh nhân có dấu hiệu gia tăng áp lực nội sọ. Dấu hiệu này được khám phá qua soi đáy mắt thấy gai thị bị phù nề.
2. THỜI ĐIỂM CHỌC DÒ DỊCH NÃO TỦY
- Càng sớm càng tốt, ngay sau khi có chẩn đoán lâm sàng.
- Trước khi bệnh nhân dùng kháng sinh điều trị hệ thống.
3. Cách lấy và chuyên chở
- DNT phải được bác sĩ chuyên khoa chọc dò, phương pháp vô trùng.
- 5 -10ml DNT được lấy vào 2 lọ vô trùng nắp chặt (có thể dùng tube nắp vàng vô trùng hay tube Eppendorf biopure rồi gửi ngay đến phòng thí nghiệm, không chậm trễ. Một lọ khảo sát vi khuẩn học và một lọ khảo sát sinh hóa tế bào.
- Có thể cấy ngay tại giường với chai 2 mặt thạch cấy DNT và các dịch không tạp nhiễm (xem hướng dẫn và qui trình sử dụng chai 2 mặt thạch cấy DNT và các dịch không tạp nhiễm).
4. Quan sát đại thể
Ghi nhận các tính chất đại thể của DNT, như là:
- Trong, keo
- Đục, mủ
- Vàng, hay vàng chanh
- Có máu, có sợi fibrin, có cặn
5. Khảo sát vi khuẩn học
Khảo sát vi khuẩn học theo các bước sau
5.1. Sửa soạn bệnh phẩm
- Nếu DNT đục, không cần ly tâm.
- Các trường hợp khác, ly tâm DNT 10 -15 phút ở tốc độ cao nhất của máy ly tâm bàn. Lấy phần cặn khảo sát vi thể và nuôi cấy, phần nước làm phản ứng hóa miễn dịch phát hiện kháng nguyên hòa tan và làm phản ứng sinh hóa.
5.2. Khảo sát vi thể
- Làm phết soi tươi
Nhỏ một giọt cặn ly tâm vào lam kính, đậy lamel lên. Đọc dưới quang trường x400, đóng bớt hay hạ bớt tụh quang để thấy rõ độ tương phản. Tìm:
+ Bạch cầu (đa nhân hay lympho), hồng cầu
+ Vi khuẩn, nấm men
+ Đơn bào (Naegleria fowleri)
Nếu có nấm men nghi Cryptococcus neoformans, quan sát dịch não tủy dưới giọt mực tàu hay với nigrosin 20%
- Làm phết nhuộm
+ Gram
+ Kháng acid (nếu có yêu cầu)
Kết quả phết nhuộm và kết quả soi tươi phải thông báo ngay cho bác sĩ điều trị.
5.3. Cấy phân lập vi khuẩn gây bệnh
- Vì là mẫu bệnh phẩm không bị ngoại nhiễm nên có thể cấy nhiều mầm cấy.
- Có thể chỉ cần cấy vào thạch nâu có bổ sung XV (CAXV), ủ ở nhiệt độ 35 -37[sup]0[/sup]C trong bình nến.
- Nếu không có điều kiện mà DNT là của trẻ con, có thể cấy vào hộp BA có vạch một vạch S.aureus thẳng góc với đường cấy mầm cấy để kích thích H.influenzae mọc được, ủ ở nhiệt độ 35 -37[sup]0[/sup]C trong bình nến.
- Phần DNT còn lại có thể cấy lưu dự phòng (back –up) vào dung dịch BHI.
- Theo dõi liên tiếp trong tối đa 3 ngày, bất cứ lúc nào có sự hiện diện của khóm vi khuẩn, tiến hành định danh và kháng sinh đồ. Nếu có điều kiện, định type hay group huyết thanh của vi khuẩn.
- Vì viêm màng não mủ (VMNM) là một bệnh nguy hiểm, đe dọa tính mạng, nên một khi có vi khuẩn mọc thì phải tiến hành nhuộm gram khóm vi khuẩn và kết hợp với tính chất khóm vi khuẩn mọc trên môi trường phân lập, phải trả lời kết quả tạm thời cho bác sĩ lâm sàng ngay.
- Nếu có yêu cầu tìm C. neoformans, cấy DNT trên thạch Sabouraud, trên BHI, ủ nhiệt độ 35 -37[sup]0[/sup]C. Cũng theo dõi liên tục trong 3 ngày.
- Nếu có yêu cầu tìm M. tuberculosis, cấy DNT vào môi trường Lowenstein – Jensen (nên cấy 3 ống), ủ ở nhiệt độ 35 -37[sup]0[/sup]C. Theo dõi liên tục trong 2 tháng.
6. TÌM KHÁNG NGUYÊN HÒA TAN CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG DNT BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP HÓA MIỄN DỊCH
Có thể phát hiện kháng nguyên hòa tan các vi khuẩn gây bệnh có trong DNT bằng một trong các phản ứng hóa miễn dịch như:
- Tụ latex với bộ thuốc thử MENINGITEX, PASTOREX…
- Điện di miễn dịch đối lưu (CCIE)
- ELISA
Trong các phương pháp trên thì phương pháp tụ latex cho kết quả nhanh nhất (không quá 3 phút), đơn giản nhất (có thể thực hiện ngay tại giường bệnh), ít chịu ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật và rất nhạy cảm.
7. TÁC NHÂN VI KHUẨN GÂY BỆNH VIÊM MÀNG NÃO
- Trẻ sơ sinh (cho đến 2 tháng tuổi)
+ Escherichia coli
+ Các Enterobacteriaceae khác (Salmonella spp, Citrobacter spp)
+ Streptococcus agalactiae (nhóm B)
+ Listeria monocytogenes
- Các lứa tuổi khác
+ Haemophilus influenzae type B[sup](a)[/sup]
+ Neisseria meningitidis
+ Streptococcus pneumoniae
+ Listeria monocytogenes[sup](b)[/sup]
+ Cryptococcus neoformans[sup](b)[/sup]
+ Staphylococci[sup]©[/sup]
Bảng 5.1. Biện luận kết quả sinh hoá -tế bào - vi thể - đại thể dịch não tuỷ để từ đó có thể suy đoán ra được tác nhân vi sinh gây viêm màng não tuỷ
[table=95][tr][td]Thông số[/td][td]VMN vi khuẩn[/td][td]VMN lao[/td][td]VMN vi nấm [/td][td]VMN virus[/td][/tr][tr][td]Bạch cầu[/td][td]Đa nhân[/td][td]Đơn nhân[/td][td]Đơn nhân[/td][td]Đơn nhân[/td][/tr][tr][td]Glucose[/td][td]Rất thấp5-20mg/100ml[/td][td]Thấp 20-40mg/100ml[/td][td]Thấp20-40mg/100ml[/td][td]Bình thường 65- 70mg/100ml[/td][/tr][tr][td]Protein[/td][td]Tăng[/td][td]Tăng[/td][td]Tăng[/td][td]Hơi tăng trong giai đoạn đầu[/td][/tr][tr][td]Vi thể[/td][td]Thường phát hiện được vi khuẩn[/td][td]Hiếm khi thấy được AFB[/td][td]Thường phát hiện được vi nấm[/td][td]âm tính[/td][/tr][tr][td]Đại thể[/td][td]Đục[/td][td]Vàng chanh[/td][td]Đục nhẹ[/td][td]Trong[/td][/tr][/table]
[sup](a) [/sup]Là tác nhân gây VMNM thường gặp nhất ở tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi. Hiếm ở tuổi trên 5 tuổi.
[sup](b) [/sup]Gặp ở người bị suy giảm miễn dịch (ví dụ AIDS)
[sup]© [/sup]Gặp ở người chịu phẫu thuật sọ não hay sau dẫn lưu