Vi khuẩn này được tìm thấy năm 1913 ở Mianma bởi nhà bác học người Anh A.Whitmore, do đó vi khuẩn này còn có tên là trực khuẩn Whitmore.
1. Đặc điểm sinh học
1.1. Hình thể
Vi khuẩn là một loại trực khuẩn ngắn không có vỏ và nha bào; có lông một chùm ở đầu.
Vi khuẩn thuộc loại Gram âm, bắt màu thẫm ở 2 đầu, thường đứng riêng rẽ có khi tụ thành từng đám.
1.2. Nuôi cấy
Là loại vi khuẩn hiếu khí, mọc dễ trên tất cả các môi trường nuôi cấy thông thường.
- Môi trường lỏng: Tạo váng dày, khô, nhăn nheo ỏ mặt và thành ống nghiệm.
-Môi trường đặc: Ở nhiệt độ 37°C sau 24 giờ tạo khuẩn lạc dạng R khô xù xì, bờ không đều có ánh kim loại, không có sắc tố nhưng có mùi thơm đặc biệt.
1.3. Các tính chất sinh vật hoá học
-Vi khuẩn có enzym catalase, oxydase.
-Chuyển hoá đường bằng hình thức oxy hoá: Glucose, lactose.
-Vi khuẩn di động, chuyển hoá natricitrat, sinh indol, H2S âm tính và LDC âm
tính.
Khuẩn lạc của Burkholderia pseudomallei trên thạch máu
Khuẩn lạc của Burkholderia pseudomallei trên thạch Macconkey
1.4. Sức đề kháng
Nó có nhiều trong tự nhiên nhất là trong nước bùn, ở vùng ao tù, các ruộng lúa ẩm. Có sức đề kháng tốt với các tác nhân lý hoá.
2. Khả năng gây bệnh
-Vi khuẩn gây bệnh, đồng thời cũng là ổ chứa vi khuẩn ở động vật gậm nhấm, chủ yếu là chuột. Từ ổ chứa này lây lan sang gia cầm: Bò, ngựa...
Vi khuẩn gây bệnh cho người hay gặp ở vùng Đông nam Á, đó là bệnh Melioidosis. Bệnh lây lan từ động vật sang người theo các đường khác nhau:
-Qua da sây sát
-Phân của động vật (chuột)
-Nước
-Muỗi và bọ chét đốt
-Cũng có thể qua đường hô hấp (ít gặp).
Bệnh tiến triển có 3 hình thái:
+ Thể cấp tính: Với triệu chứng giống như dịch tả, bệnh nhân dễ tử vong trong vòng vài ngày.
+ Thể bán cấp: Sau khi vi khuẩn gây nhiễm trùng máu, gây viêm khu trú và áp xe ở các cơ quan hay gặp nhất là phổi.
+ Thể mãn tính: Thường là áp xe dưới da, viêm xương có thể diễn biến nhiều tháng đến nhiều năm.
3. Chẩn đoán xét nghiệm
3.1. Phân lập
-Bệnh phẩm:
Tuỳ theo thể bệnh, vị trí tổn thương ta có bệnh phẩm khác nhau: Phân, máu, đờm, mủ ở ổ áp xe, nước não tuỷ...
-Tiến hành:
+ Xác định hình thể bằng phương pháp nhuộm Gram.
+ Tiến hành nuôi cấy vào 2 loại môi trường lỏng và đặc. Sau đó xem tính chất mọc như đã mô tả.
+ Chọn khuẩn lạc điển hình, thử các tính chất sinh vật hoá học.
Đặc biệt để phân biệt vi khuẩn mủ xanh và vi khuẩn Whitmore ta tiến hành nuôi cấy vào môi trường SS (Shigella, Salmonella). Nếu vi khuẩn mọc tạo khuẩn lạc là trực khuẩn mủ xanh, còn vi khuẩn Whitmore không mọc được.
+ Gây bệnh thực nghiệm: Dùng chuột lang, tiến hành tiêm 0,5 ml dung dịch pha loãng 10-2 canh thang nuôi cấy vi khuẩn 18 giờ vào màng bụng chuột. Sau 2 -3 ngày chuột chết. Mổ chuột quan sát tổn thương điển hình: Có nhiều ổ viêm và tạo áp xe ở gan, lách, hạch,v.v... xét nghiệm mủ có nhiều vi khuẩn Whimore.
3.2. Chẩn đoán gián tiếp
Người ta thường tiến hành làm phản ứng ngưng kết thụ động, phản ứng ít có giá trị chẩn đoán, thường để điều tra dịch tễ học.
4. Phòng và điều trị
-Phòng bệnh:
Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cho người làm việc dưới nước đặc biệt ao hồ, ruộng nước tránh tổn thương ở da khi làm việc đồng ruộng. Vacxin chưa có.
-Điều trị:
Vi khuẩn có khả năng kháng thuốc với một số kháng sinh thông dụng.
Ta thường dùng kháng sinh: Chloramphenicol, tetracylin, cephalosporin thế hệ III để điều trị.
1. Đặc điểm sinh học
1.1. Hình thể
Vi khuẩn là một loại trực khuẩn ngắn không có vỏ và nha bào; có lông một chùm ở đầu.
Vi khuẩn thuộc loại Gram âm, bắt màu thẫm ở 2 đầu, thường đứng riêng rẽ có khi tụ thành từng đám.
1.2. Nuôi cấy
Là loại vi khuẩn hiếu khí, mọc dễ trên tất cả các môi trường nuôi cấy thông thường.
- Môi trường lỏng: Tạo váng dày, khô, nhăn nheo ỏ mặt và thành ống nghiệm.
-Môi trường đặc: Ở nhiệt độ 37°C sau 24 giờ tạo khuẩn lạc dạng R khô xù xì, bờ không đều có ánh kim loại, không có sắc tố nhưng có mùi thơm đặc biệt.
1.3. Các tính chất sinh vật hoá học
-Vi khuẩn có enzym catalase, oxydase.
-Chuyển hoá đường bằng hình thức oxy hoá: Glucose, lactose.
-Vi khuẩn di động, chuyển hoá natricitrat, sinh indol, H2S âm tính và LDC âm
tính.
Khuẩn lạc của Burkholderia pseudomallei trên thạch máu
Khuẩn lạc của Burkholderia pseudomallei trên thạch Macconkey
Nó có nhiều trong tự nhiên nhất là trong nước bùn, ở vùng ao tù, các ruộng lúa ẩm. Có sức đề kháng tốt với các tác nhân lý hoá.
2. Khả năng gây bệnh
-Vi khuẩn gây bệnh, đồng thời cũng là ổ chứa vi khuẩn ở động vật gậm nhấm, chủ yếu là chuột. Từ ổ chứa này lây lan sang gia cầm: Bò, ngựa...
Vi khuẩn gây bệnh cho người hay gặp ở vùng Đông nam Á, đó là bệnh Melioidosis. Bệnh lây lan từ động vật sang người theo các đường khác nhau:
-Qua da sây sát
-Phân của động vật (chuột)
-Nước
-Muỗi và bọ chét đốt
-Cũng có thể qua đường hô hấp (ít gặp).
Bệnh tiến triển có 3 hình thái:
+ Thể cấp tính: Với triệu chứng giống như dịch tả, bệnh nhân dễ tử vong trong vòng vài ngày.
+ Thể bán cấp: Sau khi vi khuẩn gây nhiễm trùng máu, gây viêm khu trú và áp xe ở các cơ quan hay gặp nhất là phổi.
+ Thể mãn tính: Thường là áp xe dưới da, viêm xương có thể diễn biến nhiều tháng đến nhiều năm.
3. Chẩn đoán xét nghiệm
3.1. Phân lập
-Bệnh phẩm:
Tuỳ theo thể bệnh, vị trí tổn thương ta có bệnh phẩm khác nhau: Phân, máu, đờm, mủ ở ổ áp xe, nước não tuỷ...
-Tiến hành:
+ Xác định hình thể bằng phương pháp nhuộm Gram.
+ Tiến hành nuôi cấy vào 2 loại môi trường lỏng và đặc. Sau đó xem tính chất mọc như đã mô tả.
+ Chọn khuẩn lạc điển hình, thử các tính chất sinh vật hoá học.
Đặc biệt để phân biệt vi khuẩn mủ xanh và vi khuẩn Whitmore ta tiến hành nuôi cấy vào môi trường SS (Shigella, Salmonella). Nếu vi khuẩn mọc tạo khuẩn lạc là trực khuẩn mủ xanh, còn vi khuẩn Whitmore không mọc được.
+ Gây bệnh thực nghiệm: Dùng chuột lang, tiến hành tiêm 0,5 ml dung dịch pha loãng 10-2 canh thang nuôi cấy vi khuẩn 18 giờ vào màng bụng chuột. Sau 2 -3 ngày chuột chết. Mổ chuột quan sát tổn thương điển hình: Có nhiều ổ viêm và tạo áp xe ở gan, lách, hạch,v.v... xét nghiệm mủ có nhiều vi khuẩn Whimore.
3.2. Chẩn đoán gián tiếp
Người ta thường tiến hành làm phản ứng ngưng kết thụ động, phản ứng ít có giá trị chẩn đoán, thường để điều tra dịch tễ học.
4. Phòng và điều trị
-Phòng bệnh:
Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cho người làm việc dưới nước đặc biệt ao hồ, ruộng nước tránh tổn thương ở da khi làm việc đồng ruộng. Vacxin chưa có.
-Điều trị:
Vi khuẩn có khả năng kháng thuốc với một số kháng sinh thông dụng.
Ta thường dùng kháng sinh: Chloramphenicol, tetracylin, cephalosporin thế hệ III để điều trị.