1. Đặc điểm sinh học
Vi khuẩn được tìm thấy ở trong lách một bệnh nhân bị chết ở đảo Mantơ năm 1887 bởi Bruce người Anh, vì thế vi khuẩn được mang têu ông Brucella.
1.1. Hình thể
-Vi khuẩn thuộc loại trực khuẩn ngắn (dài 1,5 µm), hình bầu dục. Vi khuẩn không có lông và nha bào, nhưng có vỏ.
-Chúng thuộc loại Gram âm, thường bắt màu thẫm ở đầu giống hình kim băng.
Hình ảnh nhuộm Gram trực khuẩn Brucella
1.2. Sức đề kháng
Vi khuẩn có sức đề kháng cao. Ở nhiệt độ thấp vi khuẩn sống được nhiều tháng trong đất, 4 tháng trong băng, ở trong sữa sống được 1 tuần, nhiều tuần ở thịt.
1.3. Nuôi cấy
-Thuộc loại vi khuẩn hiếu khí.
-Vi khuẩn mọc khó trên môi trường thông thường, đòi hỏi môi trường có nhiều chất dinh dưỡng: Máu, huyết thanh và 10% C02. Vi khuẩn mọc rất chậm 4-8 ngày mới mọc. Thường người ta nuôi cấy cả môi trường lỏng và đặc song song nhau (môi trường của Castaneda).
-Môi trường đặc tạo khuẩn lạc dạng S nhỏ.
Brucella abortus mọc trên thạch chocolate
Khuẩn lạc của Brucella trên thạch Chocolate
1.4. Tính chất sinh vật hoá học
-Không lên men loại đường nào.
-Urease dương tính, có khả năng sinh khí H2S, không di động.
-Bị ức chế bởi một số thuốc nhuộm thionin, fucsin.
1.5. Kháng nguyên và cách phân loại
-Vi khuẩn có 2 loại kháng nguyên A và M.
-Dựa vào tỷ lệ 2 kháng nguyên và các tính chất sinh vật học người ta chia Brucella ra nhiều loại.
+ Brucella melitensis A/M = 1/ 20 (chủ yếu gây bệnh dê, ngựa).
+ Brucella abortus A/M =10/1 (gây bệnh chủ yếu bò).
+ Brucella suis A/M = 2/1 (gây bệnh chủ yếu lợn).
Ngoài ra có các loại khác như: Brucella neotomae, Brucella ovis.
Bảng phân loại Brucella với một số tính chất chính.
[table=95][tr][td]Các loại[/td][td]Cần CO2[/td][td]Sinh H2S[/td][td]Phát triển khi có Thionin[/td][td]Phát triển khi có Fucsin[/td][td]Ngưng kết với kháng thể mẫu đơn[/td][td]Ly giải bởi phage[/td][/tr][tr][td]B. Melitensis[/td][td]-[/td][td]+/-[/td][td]+[/td][td]+[/td][td]Mel[/td][td]-[/td][/tr][tr][td]B. Abortus[/td][td]+/-[/td][td]++[/td][td]-[/td][td]+[/td][td]Ab[/td][td]+[/td][/tr][tr][td]B. Suis[/td][td]-[/td][td]+++[/td][td]+[/td][td]-[/td][td]Ab[/td][td]-[/td][/tr][/table]
Chú thích: + mel (B. melitensis)
+ ab (B. abortus)
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Gây bệnh ở động vật
Vi khuẩn có thể gây bệnh ở nhiều động vật khác nhau. Nhưng mỗi loại cảm thụ khác nhau. Ví dụ: B. melitensis: Dê, ngựa. B. abortus: Bò v.v... Thường ổ chứa ở con đực, từ đó truyền sang con cái, nếu con cái có thai đễ gây sảy thai (vì vi khuẩn có ái lực với phôi thai).
2.2. Gây bệnh ở người
-Dịch tễ: Người bị bệnh do lây trực tiếp từ động vật bị bệnh do chăm sóc chúng (bò, dê, cừu... bị sảy thai). Bệnh hoàn toàn mang tính chất nghề nghiệp, hay gặp ở các công nhân chăn nuôi, cán bộ thú y, công nhân lò sát sinh, v.v... Lây theo con đường này là chủ yếu chiếm 70%.
Nhưng có 30% lây do con đường ăn uống: Ăn pho mát, sữa, ít khi lây qua thực phẩm khác: Rau tươi, nước...
-Cơ chế gây bệnh
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua da, đường tiêu hoá, sau đó vi khuẩn vào hệ thống bạch huyết (nhất là ở hạch gây ổ viêm nguyên phát), vào máu gây nhiễm khuẩn máu, từ máu đi đến các cơ quan gây nên viêm bán cấp ở đó ví dụ ở khớp, bộ phận sinh dục, màng não... (ổ viêm thứ phát vi khuẩn luôn nằm trong nội bào).
-Lâm sàng:
Bệnh diễn biến mãn tính nhiều tháng thậm chí nhiều năm. Sau giai đoạn nguyên phát nhiễm vi khuẩn ở hệ thống bạch huyết và máu, đến giai đoạn ở phủ tạng, biểu hiện mãn tính với triệu chứng khác nhau tuỳ theo tổn thương.
Sau khi bị bệnh có miễn dịch bền vững và chủ yếu là miễn dịch trung gian qua tế bào. Các Brucella có miễn dịch chéo.
3. Chẩn đoán xét nghiệm
3.1. Phân lập
Bệnh phẩm: Tuỳ theo giai đoạn và các tổn thương lấy bệnh phẩm khác nhau. Ví dụ:
-Dịch hạch
-Máu (có giá trị sớm)
-Phân
-Dịch khớp
-Dịch não tuỷ
-Phụ nữ có thai lấy dịch âm đạo
*Tiến hành
-Xác định hình thể bằng phương pháp nhuộm Gram (nếu ở bệnh phẩm vi khuẩn luôn ở nội bào).
-Nuôi cấy: Song song vào 2 loại môi trường:
+ Lỏng
+ Đặc
Để tủ ấm 37°C 10 ngày - 4 tuần.
Nếu không mọc trả lời âm tính.
Lấy khuẩn lạc thử các tính chất sinh vật hoá học: Di động, urease, H2S, lên men đường...
Xác định vi khuẩn bằng kháng thể mẫu.
3.2. Gián tiếp
-Làm phản ứng huyết thanh: Ngưng kết, kết hợp bổ thể (thời kỳ cấp).
-Thông thường làm phản ứng nội bì, dùng kháng nguyên là nước lọc canh khuẩn Brucella, hay chất chiết xuất từ vi khuẩn (phản ứng này có giá trị trong thời kỳ mãn).
V. PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Phòng bệnh
* Chung
-Chẩn đoán sớm, cách ly hoặc giết chết súc vật bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là ở con đực tránh lây cho con cái.
-Trang thiết bị phòng hộ thật tốt cho tất cả ngưòi có tiếp xúc với nguồn lây.
-Kiểm tra, khử trùng tốt tất cả sữa và chế phẩm sữa.
*Phòng đặc hiệu: Có 2 loại:
-Vacxin chết (quy trình Mỹ).
-Vacxin sống (quy trình Liên Xô cũ).
-Tiến hành tiêm cho tất cả động vật.
-Đối với người, chỉ tiêm phòng cho những đối tượng có tiếp xúc nguồn lây.
2. Điều trị
Chẩn đoán sớm, chính xác, điều trị kịp thời người bệnh ở giai đoạn sớm cấp tính (vi khuẩn ở hạch và máu). Dùng các loại kháng sinh hoạt phổ rộng: Tetracyclin, streptomycin.
Trường hợp mãn tính điều trị khó khăn có thể dùng vacxin trị liệu.
Vi khuẩn được tìm thấy ở trong lách một bệnh nhân bị chết ở đảo Mantơ năm 1887 bởi Bruce người Anh, vì thế vi khuẩn được mang têu ông Brucella.
1.1. Hình thể
-Vi khuẩn thuộc loại trực khuẩn ngắn (dài 1,5 µm), hình bầu dục. Vi khuẩn không có lông và nha bào, nhưng có vỏ.
-Chúng thuộc loại Gram âm, thường bắt màu thẫm ở đầu giống hình kim băng.
Hình ảnh nhuộm Gram trực khuẩn Brucella
Vi khuẩn có sức đề kháng cao. Ở nhiệt độ thấp vi khuẩn sống được nhiều tháng trong đất, 4 tháng trong băng, ở trong sữa sống được 1 tuần, nhiều tuần ở thịt.
1.3. Nuôi cấy
-Thuộc loại vi khuẩn hiếu khí.
-Vi khuẩn mọc khó trên môi trường thông thường, đòi hỏi môi trường có nhiều chất dinh dưỡng: Máu, huyết thanh và 10% C02. Vi khuẩn mọc rất chậm 4-8 ngày mới mọc. Thường người ta nuôi cấy cả môi trường lỏng và đặc song song nhau (môi trường của Castaneda).
-Môi trường đặc tạo khuẩn lạc dạng S nhỏ.
Brucella abortus mọc trên thạch chocolate
Khuẩn lạc của Brucella trên thạch Chocolate
-Không lên men loại đường nào.
-Urease dương tính, có khả năng sinh khí H2S, không di động.
-Bị ức chế bởi một số thuốc nhuộm thionin, fucsin.
1.5. Kháng nguyên và cách phân loại
-Vi khuẩn có 2 loại kháng nguyên A và M.
-Dựa vào tỷ lệ 2 kháng nguyên và các tính chất sinh vật học người ta chia Brucella ra nhiều loại.
+ Brucella melitensis A/M = 1/ 20 (chủ yếu gây bệnh dê, ngựa).
+ Brucella abortus A/M =10/1 (gây bệnh chủ yếu bò).
+ Brucella suis A/M = 2/1 (gây bệnh chủ yếu lợn).
Ngoài ra có các loại khác như: Brucella neotomae, Brucella ovis.
Bảng phân loại Brucella với một số tính chất chính.
[table=95][tr][td]Các loại[/td][td]Cần CO2[/td][td]Sinh H2S[/td][td]Phát triển khi có Thionin[/td][td]Phát triển khi có Fucsin[/td][td]Ngưng kết với kháng thể mẫu đơn[/td][td]Ly giải bởi phage[/td][/tr][tr][td]B. Melitensis[/td][td]-[/td][td]+/-[/td][td]+[/td][td]+[/td][td]Mel[/td][td]-[/td][/tr][tr][td]B. Abortus[/td][td]+/-[/td][td]++[/td][td]-[/td][td]+[/td][td]Ab[/td][td]+[/td][/tr][tr][td]B. Suis[/td][td]-[/td][td]+++[/td][td]+[/td][td]-[/td][td]Ab[/td][td]-[/td][/tr][/table]
Chú thích: + mel (B. melitensis)
+ ab (B. abortus)
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Gây bệnh ở động vật
Vi khuẩn có thể gây bệnh ở nhiều động vật khác nhau. Nhưng mỗi loại cảm thụ khác nhau. Ví dụ: B. melitensis: Dê, ngựa. B. abortus: Bò v.v... Thường ổ chứa ở con đực, từ đó truyền sang con cái, nếu con cái có thai đễ gây sảy thai (vì vi khuẩn có ái lực với phôi thai).
2.2. Gây bệnh ở người
-Dịch tễ: Người bị bệnh do lây trực tiếp từ động vật bị bệnh do chăm sóc chúng (bò, dê, cừu... bị sảy thai). Bệnh hoàn toàn mang tính chất nghề nghiệp, hay gặp ở các công nhân chăn nuôi, cán bộ thú y, công nhân lò sát sinh, v.v... Lây theo con đường này là chủ yếu chiếm 70%.
Nhưng có 30% lây do con đường ăn uống: Ăn pho mát, sữa, ít khi lây qua thực phẩm khác: Rau tươi, nước...
-Cơ chế gây bệnh
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua da, đường tiêu hoá, sau đó vi khuẩn vào hệ thống bạch huyết (nhất là ở hạch gây ổ viêm nguyên phát), vào máu gây nhiễm khuẩn máu, từ máu đi đến các cơ quan gây nên viêm bán cấp ở đó ví dụ ở khớp, bộ phận sinh dục, màng não... (ổ viêm thứ phát vi khuẩn luôn nằm trong nội bào).
-Lâm sàng:
Bệnh diễn biến mãn tính nhiều tháng thậm chí nhiều năm. Sau giai đoạn nguyên phát nhiễm vi khuẩn ở hệ thống bạch huyết và máu, đến giai đoạn ở phủ tạng, biểu hiện mãn tính với triệu chứng khác nhau tuỳ theo tổn thương.
Sau khi bị bệnh có miễn dịch bền vững và chủ yếu là miễn dịch trung gian qua tế bào. Các Brucella có miễn dịch chéo.
3. Chẩn đoán xét nghiệm
3.1. Phân lập
Bệnh phẩm: Tuỳ theo giai đoạn và các tổn thương lấy bệnh phẩm khác nhau. Ví dụ:
-Dịch hạch
-Máu (có giá trị sớm)
-Phân
-Dịch khớp
-Dịch não tuỷ
-Phụ nữ có thai lấy dịch âm đạo
*Tiến hành
-Xác định hình thể bằng phương pháp nhuộm Gram (nếu ở bệnh phẩm vi khuẩn luôn ở nội bào).
-Nuôi cấy: Song song vào 2 loại môi trường:
+ Lỏng
+ Đặc
Để tủ ấm 37°C 10 ngày - 4 tuần.
Nếu không mọc trả lời âm tính.
Lấy khuẩn lạc thử các tính chất sinh vật hoá học: Di động, urease, H2S, lên men đường...
Xác định vi khuẩn bằng kháng thể mẫu.
3.2. Gián tiếp
-Làm phản ứng huyết thanh: Ngưng kết, kết hợp bổ thể (thời kỳ cấp).
-Thông thường làm phản ứng nội bì, dùng kháng nguyên là nước lọc canh khuẩn Brucella, hay chất chiết xuất từ vi khuẩn (phản ứng này có giá trị trong thời kỳ mãn).
V. PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Phòng bệnh
* Chung
-Chẩn đoán sớm, cách ly hoặc giết chết súc vật bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là ở con đực tránh lây cho con cái.
-Trang thiết bị phòng hộ thật tốt cho tất cả ngưòi có tiếp xúc với nguồn lây.
-Kiểm tra, khử trùng tốt tất cả sữa và chế phẩm sữa.
*Phòng đặc hiệu: Có 2 loại:
-Vacxin chết (quy trình Mỹ).
-Vacxin sống (quy trình Liên Xô cũ).
-Tiến hành tiêm cho tất cả động vật.
-Đối với người, chỉ tiêm phòng cho những đối tượng có tiếp xúc nguồn lây.
2. Điều trị
Chẩn đoán sớm, chính xác, điều trị kịp thời người bệnh ở giai đoạn sớm cấp tính (vi khuẩn ở hạch và máu). Dùng các loại kháng sinh hoạt phổ rộng: Tetracyclin, streptomycin.
Trường hợp mãn tính điều trị khó khăn có thể dùng vacxin trị liệu.