02-22-2012, 04:43 PM
PHẢN ỨNG HOÀ HỢP ĐẦY ĐỦ
Tiến sỹ. Bùi Thị Mai An
Hiện nay, trên thế giới để bảo đảm an toàn truyền máu về mặt miễn dịch, mọi phòng xét nghiệm phát máu đều định nhóm máu hệ ABO, hệ Rh và các hệ nhóm máu hồng cầu khác, xác định kháng thể bất thường cho cả người cho và bệnh nhân. Sau đó chọn túi máu có các nhóm máu phù hợp nhất với bệnh nhân để tiến hành phản ứng hoà hợp cho bệnh nhân. Do vậy truyền máu tại các nước tiên tiến là rất an toàn và hiệu lực. Tại Việt Nam hiện nay việc đảm bảo an toàn truyền máu về mặt miễn dịch chúng ta mới chỉ được thực hiện định nhóm máu hệ ABO và làm phản ứng chéo ở 220C. Do vậy an toàn truyền máu về mặt miễn dịch tại nước ta chưa được đảm bảo. Trong giai đoạn còn nhiều khó khăn về mặt kinh tế chưa đủ điều kiện mua kháng huyết thanh mẫu của hệ hồng cầu để định nhóm cho cả người cho và bệnh nhân thì việc thực hiện phản ứng hoà hợp đầy đủ (Tiến hành phản ứng hoà hợp ở cả 220C, 37 0C, enzyme và nghiệm pháp Coombs gián tiếp) là rất cần thiết để bảo đảm an toàn truyền máu về mặt miễn dịch. Kỹ thuật này là một kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện và chỉ cần đầu tư thêm một số thuốc thử mà hiện tại các địa phương chưa có đủ.
2. Mục đích của kỹ thuật
Phản ứng hoà hợp đầy đủ là phản ứng để lựa chọn nhóm máu hệ hồng cầu của người cho phù hợp nhất với bệnh nhân, đặc biệt là những trường hợp bệnh nhân có kháng thể bất thường. Xét nghiệm này góp phần đảm bảo an toàn về mặt miễn dịch cho bệnh nhân khi được truyền máu, thực hiện truyền máu có hiệu lực.
3. Mục tiêu học tập: Khi bạn học xong kỹ thuật này bạn phải có khả năng:
1. Thực hiện một cách chính xác phản ứng hoà hợp đầy đủ.
2. Xác định và tránh những lầm lẫn trong việc thực hiện phản ứng hoà hợp.
3. Xác định được các dụng cụ thiết để tiến hành phản ứng hoà hợp.
4. Nguyên lý của phản ứng: Là phản ứng ngưng kết, để tìm sự hoà hợp về nhóm máu hệ hồng cầu ABO và các hệ nhóm máu hồng cầu khác giữa người cho và người nhận. 5. Dụng cụ và thuốc thử:
A. Dụng cụ:
1. Ly tâm ống thẳng.
2. Tủ lạnh bảo quản thuốc thử huyết thanh mẫu, hồng cầu mẫu và mẫu máu, huyết thanh Coombs.
3. Quầy lạnh sâu để bảo quản mẫu huyết thanh
4. Hộp sáng hoặc gạch men trắng.
5. Bình cách thuỷ 370C (hoặc tủ ấm hoặc bình giữ nhiệt)
6. Bình đựng nước muối.
7. Nhiệt kế
8. Pipet Pasteur. 9. Ống nghiệm để định nhóm (50 x 7 mm) nhựa hoặc thuỷ tinh.
10. Giá đựng ống nghiệm để tiến hành kỹ thuật.
11. Lam kính.
12. Bút chì kính, bút dạ 13. Giấy đo pH
14. Bông thấm
15. Cốc mỏ thuỷ tinh
16. Que thuỷ tinh
17. Kính hiển vi
18. Tủ sấy dụng cụ
B. Thuốc thử:
- Anti D
- Huyết thanh Coombs
- Nước muối 9 %
- Nước cất hoặc nước không có ion.
6. Tiến hành kỹ thuật: 6.1. Chuẩn bị
1. Rửa hồng cầu hồng cầu nhóm O và của người cho 3 lần bằng nước muối 0,9% và pha thành dung dịch hồng cầu 5% để tiến hành phản ứng.
2. Ly tâm mẫu máu của bệnh nhân để tách huyết thanh.
3. Chuẩn bị hồng cầu chứng gắn IgG cho nghiệm pháp kháng globulin
- Rửa hồng cầu hồng cầu nhóm O 3 lần bằng nước muối 0,9% và pha thành dung dịch hồng cầu 5%.
- Nhỏ vào 1 ống nghiêm: 1 thể tích hồng cầu 5% và 2 thể tích anti D (IgG).
- Trộn đều, ủ 30 phút ở 37°C.
- Sau khi ủ, lấy ra rửa 3 lần bằng nước muối 0,9%
- Treo tế bào đã được cảm nhiễm trong nước muối để có dung dịch hồng cầu 5%.
- Lấy một thể tích dịch treo hồng cầu 5% đã được cảm nhiễm, thêm 2 thể tích kháng glubolin, trộn đều và ly tâm ống nghiệm. Phản ứng phải dương tính 3+. Nếu phản ứng này quá mạnh hoặc quá yếu sẽ không tốt cho việc làm chứng cho nghiệm pháp kháng globulin.
- Những tế bào đã được cảm nhiễm này có thể được bảo quản ở 4°C trong vòng 48 giờ.
6.2. Tiến hành phản ứng hoà hợp đầy đủ: Bước 1: Nhỏ 3 giọt huyết thanh bệnh nhân
Bước 2: Thêm 1 giọt hồng cầu của người cho 5%
Bước 3: Trộn đều
Bước 4: Ly tâm 1000 v/ph/15 -30 giây
Bước 5: Đọc và ghi lại kết quả
Bước 6: Ủ tiếp ở 37˚C/ 30 phút
Bước 7: Ly tâm 1000 v/ph/15 -30 giây
Bước 8: Đọc, ghi kết quả
Bước 9: Rửa HC 3 lần bằng nước muối 0,9%
Bước 10: Thêm 2 giọt kháng globulin.
Bước 11: Ly tâm 1000 v/ph/15 -30 giây
Bước 12: Đọc và ghi kết quả
Bước 13: Nếu kết quả âm tính thêm 1 giọt hồng cầu chứng
Bước 14: Ly tâm 1000 v/ph/15 -30 giây
Bước 15: Đọc, ghi lại kết quả
o Kết quả phải dương tính
o Nếu kết quả âm tính phải làm lại thử nghiệm
6. 3. Nhận định kết quả:
- Nếu kết quả một trong những điều kiện, nhiệt độ của phản ứng hoà hợp đầy đủ trên dương tính (Ngưng kết) phải tiến hành chọn máu cho bệnh nhân.
- Nếu kết quả phản ứng hoà hợp đầy đủ ở các điều kiện, nhiệt độ trên đều âm tính (Không ngưng kết), máu người cho hoà hợp với máu của bệnh nhân. Túi máu được phát để truyền cho bệnh nhân.