07-07-2012, 12:11 PM
Về quan sát hình thái Bạch cầu trong chương trình học thì mik tạm phân chia ra 2 nhóm lớn:
1. tế bào bc trưởng thành
2. tế bào blast ( đây là những tế bào bc non, chưa biệt hóa hết và thường sẽ không có trong tiêu bản máu ngoại vi, nhưng có thể gặp ở những bệnh nhân có bệnh về máu)
1. Tế bào Bạch cầu đoạn Trung tính:
- đặc điểm nhân có thắt đoạn >2 đoạn , thường từ 3- 5 đoạn hoặc có thể nhiều hơn.
- đặc điểm nền tế bào chất (bào tương) : khi soi trên tiêu bản nhuộm giemsa (đúng kỹ thuật) có các hạt của bc trung tính thường nhỏ và dàn đều trên nền bào tương làm cho khi quan sát thấy nền bào tương màu hồng.
2. Tế bào Bạch cầu đoạn ưa acid:
- đặc điểm nhân : cũng chia nhiều đoạn, nhưng thường ít hơn bc trung tính và thường không nhìn rõ đoạn ( vì bị hạt chèn lên)
- đặc điểm các hạt: màu vàng pha nâu, đôi khi là màu cam ( trên thực tế thường nghiêng về nâu nhạt nhiều hơn mặc dù theo lý thuyết mô tả là màu cam). và hạt trông có vẻ to hơn ( hoặc do nó hay tụm lại thành những chấm bi xinh xinh, cái này nhìn không rõ lắm)
Và thường thì hạt của BC đoạn ưa acid thường hay chen đè lên nhân làm nhìn nhân không rõ như BC trung tính ( vì màu hạt đậm hơn)
3. Bạch cầu đoạn ưa bazo: ( rất ít gặp trên tiêu bản thực tập)
- đặc điểm nhân: thường chia 2 đoạn
- đặc điểm hạt : hạt thường có màu xanh đậm , đôi khi nhìn đen đen. ( BC này được nhìn thấy đúng 2 lần, nhưng nếu ai đc nhìn 1,2 lần thì sẽ không quên được hình ảnh đặc trưng của nó)
4. Bạch cầu lympho:
nhìn trên kính hiển vi không phân biệt được lym B và lym T.
là những tế bào tròn nhỏ ( nhỉnh hơn hồng cầu 1 chút)
- đặc điểm nhân: thường chiếm hết bào tương, nhân cuộn mịn, nháy ốc vi cấp sẽ thấy cảm giác nhân có đoạn hơi chờm lên nhau chứ không tròn đều.
- chú ý, có những tế bào lympho hoạt hóa trong tiêu bản thì sẽ có kích thước to hơn ( thường gấp rưỡi đến gấp đôi tế bào lympho bình thường) , lúc này cần quan sát kỹ nhân để không nhầm với tế bào mono.
5. Bạch cầu Mono
cái này chắc k cần nói vì nó là tế bào to nhất trong máu ngoại vi. Tuy nhiên, cẩn thận nhầm với tế bào blast ( vì cta chua quen nhìn tb blast). Cách tốt nhất là quan sát thật kỹ nhân của 1 tế bào Mono điển hình mà thầy cô chỉ cho tránh nhầm lẫn.
6. Bạch cầu đũa:
đây là bạch cầu thuộc bạch cầu đoạn những chưa biệt hóa hết, nhân chưa thắt lại thành đoạn mà trông như củ lạc ấy. cảm giác có sự thắt eo nhưng eo vẫn còn lớn chứ ko hình dây như tế bào đoạn trưởng thành.
loại bc này cũng có thể tìm đc trên tiêu bản vì tỉ lệ của nó là 1-4%.
note
Có 1 điều mình nhận thấy là nếu như khó khăn trong việc nhận biết các hạt trong bào tương, ta có thể nháy đi nháy lại ốc vi cấp, nhiều trường hợp rất hữu ích đấy.
cta hay nhầm giữa btuong của bctt và axit nền của BC đoạn trung tính bao h cũng có sắc hồng, trông nó thanh thoát và bào tương trông thoáng đãng hơn so với BC đoạn ưa acid ( theo kinh nghiệm thì bao h BC đoạn ưa acid cũng trông lem luốc và rối hơn do các hạt của nó màu đậm hơn so với BC đoạn trung tính)
Mà chú ý nhé. Bạch cầu chia làm 2 dòng chính: Bạch cầu hạt và Bạch cầu không hạt.
Ở dòng bạch cầu hạt, nhân được thắt eo ở 1 vài chỗ tạo thành các đoạn nhân. Nhưng do eo thắt không đứt hẳn nên vẫn chỉ là 1 nhân duy nhất ==> quan điểm gọi là bạch cầu đa nhân trước đây là chưa chính xác. Khi đi viện, nếu gọi là BC đa nhân thì sẽ bị các thầy cô ở viện cho là không hiểu bài.
1. tế bào bc trưởng thành
2. tế bào blast ( đây là những tế bào bc non, chưa biệt hóa hết và thường sẽ không có trong tiêu bản máu ngoại vi, nhưng có thể gặp ở những bệnh nhân có bệnh về máu)
1. Tế bào Bạch cầu đoạn Trung tính:
- đặc điểm nhân có thắt đoạn >2 đoạn , thường từ 3- 5 đoạn hoặc có thể nhiều hơn.
- đặc điểm nền tế bào chất (bào tương) : khi soi trên tiêu bản nhuộm giemsa (đúng kỹ thuật) có các hạt của bc trung tính thường nhỏ và dàn đều trên nền bào tương làm cho khi quan sát thấy nền bào tương màu hồng.
2. Tế bào Bạch cầu đoạn ưa acid:
- đặc điểm nhân : cũng chia nhiều đoạn, nhưng thường ít hơn bc trung tính và thường không nhìn rõ đoạn ( vì bị hạt chèn lên)
- đặc điểm các hạt: màu vàng pha nâu, đôi khi là màu cam ( trên thực tế thường nghiêng về nâu nhạt nhiều hơn mặc dù theo lý thuyết mô tả là màu cam). và hạt trông có vẻ to hơn ( hoặc do nó hay tụm lại thành những chấm bi xinh xinh, cái này nhìn không rõ lắm)
Và thường thì hạt của BC đoạn ưa acid thường hay chen đè lên nhân làm nhìn nhân không rõ như BC trung tính ( vì màu hạt đậm hơn)
3. Bạch cầu đoạn ưa bazo: ( rất ít gặp trên tiêu bản thực tập)
- đặc điểm nhân: thường chia 2 đoạn
- đặc điểm hạt : hạt thường có màu xanh đậm , đôi khi nhìn đen đen. ( BC này được nhìn thấy đúng 2 lần, nhưng nếu ai đc nhìn 1,2 lần thì sẽ không quên được hình ảnh đặc trưng của nó)
4. Bạch cầu lympho:
nhìn trên kính hiển vi không phân biệt được lym B và lym T.
là những tế bào tròn nhỏ ( nhỉnh hơn hồng cầu 1 chút)
- đặc điểm nhân: thường chiếm hết bào tương, nhân cuộn mịn, nháy ốc vi cấp sẽ thấy cảm giác nhân có đoạn hơi chờm lên nhau chứ không tròn đều.
- chú ý, có những tế bào lympho hoạt hóa trong tiêu bản thì sẽ có kích thước to hơn ( thường gấp rưỡi đến gấp đôi tế bào lympho bình thường) , lúc này cần quan sát kỹ nhân để không nhầm với tế bào mono.
5. Bạch cầu Mono
cái này chắc k cần nói vì nó là tế bào to nhất trong máu ngoại vi. Tuy nhiên, cẩn thận nhầm với tế bào blast ( vì cta chua quen nhìn tb blast). Cách tốt nhất là quan sát thật kỹ nhân của 1 tế bào Mono điển hình mà thầy cô chỉ cho tránh nhầm lẫn.
6. Bạch cầu đũa:
đây là bạch cầu thuộc bạch cầu đoạn những chưa biệt hóa hết, nhân chưa thắt lại thành đoạn mà trông như củ lạc ấy. cảm giác có sự thắt eo nhưng eo vẫn còn lớn chứ ko hình dây như tế bào đoạn trưởng thành.
loại bc này cũng có thể tìm đc trên tiêu bản vì tỉ lệ của nó là 1-4%.
note
Có 1 điều mình nhận thấy là nếu như khó khăn trong việc nhận biết các hạt trong bào tương, ta có thể nháy đi nháy lại ốc vi cấp, nhiều trường hợp rất hữu ích đấy.
cta hay nhầm giữa btuong của bctt và axit nền của BC đoạn trung tính bao h cũng có sắc hồng, trông nó thanh thoát và bào tương trông thoáng đãng hơn so với BC đoạn ưa acid ( theo kinh nghiệm thì bao h BC đoạn ưa acid cũng trông lem luốc và rối hơn do các hạt của nó màu đậm hơn so với BC đoạn trung tính)
Mà chú ý nhé. Bạch cầu chia làm 2 dòng chính: Bạch cầu hạt và Bạch cầu không hạt.
Ở dòng bạch cầu hạt, nhân được thắt eo ở 1 vài chỗ tạo thành các đoạn nhân. Nhưng do eo thắt không đứt hẳn nên vẫn chỉ là 1 nhân duy nhất ==> quan điểm gọi là bạch cầu đa nhân trước đây là chưa chính xác. Khi đi viện, nếu gọi là BC đa nhân thì sẽ bị các thầy cô ở viện cho là không hiểu bài.