06-07-2012, 10:31 AM
Có 3 loài sán lá gan nhỏ: Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini và Opisthorchis felineus. Sự phân bố của các loài sán lá gan nhỏ này cũng rất khác nhau; loài sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis (C.sinensis) thường gặp ở Trung Quốc, Triều Tiên, Hồng Kông, Nhật Bản, Nga và một số nước Đông Nam Á như Philippine, Singapo, Malaysia và miền Bắc Việt Nam.
Loài sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini (O. viverrini) thường gặp ở các nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Philippine. Loài sán lá gan nhỏ Opisthorchis felineus ( O.felineus) gặp ở một số nước Đông Âu và Liên Xô cũ.
- Đối với Việt Nam từ năm 1908 Mouzel, 1909 Mathis và Leger đã tìm thấy C.sinensis. Năm 1924 Railiet phát hiện được O.felineus ở Hà Nội. Năm 1965 Đặng Văn Ngữ và Đỗ Dương Thái bắt gặp một trường hợp O.felineus phối hợp với C.sinensis.
1. Hình thể
1.1. Sán trưởng thành.
Sán lá gan nhỏ C.sinensis có hình lá, thân dẹt, màu đỏ nhạt. Sán dài 10-12mm, rộng 2-4mm, có hai mồm hút, mồm hút phía trước thông với đường tiêu hoá có đường kính 600 µm, mồm hút phía sau(mồm hút bụng)có đường kính 500µm. Ống tiêu hoá chạy dọc 2 bên thân và là ống tắc,không nối thông với nhau. Sán không có hậu môn vì dinh dưỡng của sán chủ yếu là thẩm thấu các chất dinh dưỡng qua bề mặt sán. Do vậy trên thân sán có nhiều tuyến dinh dưỡng.
Trên thân sán có cả bộ phận sinh dục đực và cái. Tinh hoàn chia nhánh, chiếm gần hêt phía sau thân. Buồng trứng ở khoảng giữa thân, tử cung chạy ngoằn ngoèo, trong chứa nhiều trứng.
1.2. Trứng
Trứng sán lá gan rất nhỏ, kích thước 16-17µm x 26-30µm, hình bầu dục, một cực có nắp giống hình chóp mũ, một cực phình to hơn giống chiếc lọ phình đáy và có gai nhỏ. Trứng mầu vàng sẫm. Vỏ mỏng, nhẵn, có đường viền kép. Bên trong là khối nhân có thể có hình ảnh ấu trùng.
2. Chu kỳ phát triển
2.1. Vị trí ký sinh
Sán lá gan nhỏ ký sinh ở các ống mật nhỏ trong gan. Nếu nhiều, sán có thể phá huỷ nhu mô gan và ký sinh ở tổ chức gan. Sán dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu các chất dinh dưỡng từ dịch mật.
2.2. Diễn biến chu kỳ
Sán lá gan đẻ trứng tại các ống mật. Trứng theo mật xuống ruột và theo phân ra ngoài. Trứng cần có môi trường nước để phát triển thành ấu trùng lông. Ấu trùng lông bơi tự do trong nước tìm tới ký sinh ở một số loài ốc để phát triển thành vĩ ấu trùng (ấu trùng đuôi) sau khi vào ốc từ 21-30 ngày. Ấu trùng lông sống ở vùng ruột, gan, tuỵ của ốc. Những loại ốc là vật chủ thích hợp của ấu trùng gồm những ốc thuộc giống Bythinia, ốc Bythinia có nhiều loại, chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan . Sau đó vĩ ấu trùng rời ốc đến các loài cá nước ngọt để phát triển thành nang ấu trùng nằm trong các thớ thịt của cá, đây là giai đoạn nhiễm bệnh. Ở Việt Nam những loài cá chép, cá rô, cá diếc, cá trôi…đều có thể là vật chủ trung gian của sán lá gan nhỏ.
Khi người hoặc động vật(mèo, chó..) ăn cá sống (gỏi cá) hoặc cá nấu chưa chín, ấu trùng sẽ theo thức ăn vào đường ruột sau 15h di chuyển tới ống mật lên gan và sau 26 ngày sẽ phát triển thành sán trưởng thành và gây bệnh.
Sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis có thể sống 15-25 năm trong cơ thể người.
3. Bệnh học
3.1. Thương tổn bệnh học
Sán lá gan gây những tổn thương nghiêm trọng ở gan. Sán gây kích thích thường xuyên đối với gan, đồng thời chiếm thức ăn và gây độc. Vị trí ký sinh và kích thước của sán dễ gây hiện tượng tắc.
Do sán thường bám chặt vào ống mật, dùng mồm để hút thức ăn nên lâu dần gan sẽ bị xơ hóa lan toả ở khoảng cửa, tổ chức gan bị tăng sinh và có thể đẩn tới hiện tượng xơ hoá gan, cổ chướng , thoái hoá mỡ ở gan.
Độc tố do sán tiết ra có thể gây nên các tình trạng dị ứng, đôi khi có thể gây thiếu máu, tăng bạch cầu ái toan.
Về thương tổn bệnh học, gan bị to rõ rệt. Trọng lượng của gan có thể tới 4kg. Ở mặt gan có những điểm phình giãn, những chỗ phình giãn thường có màu trắng nhạt và tương ứng với sự giãn nở của ống mật. Nếu cắt các điểm phình giãn thấy chảy ra dịch màu xanh xám.
3.2. Triệu chứng
Biểu hiện lâm sàng của bệnh sán lá gan nhỏ phụ thuộc vào cường độ nhiễm và phản ứng của vật chủ. Trong trường hợp nhiễm ít không có triệu chứng gì đặc biệt. Trường hợp nhiễm sán lá gan với số lượng trên 100 con thì bệnh biểu hiện qua 2 giai đoạn sau:
Giai đoạn khởi phát người bệnh thường bắt đầu với các biểu hiện của rối loạn dạ dày ruột như chán ăn, ăn không tiêu, đau âm ỉ vùng gan, tiêu chảy hoặc táo bón thất thường. Kèm theo có thể thấy toàn thân phát ban, nổi mẩn.
Giai đoạn toàn phát người bệnh đau vùng gan nhiều hơn, kèm theo thiếu máu, vàng da và cổ trướng có thể xuất hiện ở giai đoạn muộn. Nếu có bội nhiễm do vi khuẩn, bệnh nhân có thể sốt thành từng cơn hoặc sốt kéo dài.
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán lâm sàng
Không đặc hiệu vì dễ nhầm với các bệnh gan mật khác.
4.2. Chẩn đoán xét nghiệm
- Xét nghiệm phân tìm trứng bằng kỹ thuật trực tiếp hoặc tập trứng. Xét nghiệm phân tìm trứng sán là biện pháp đơn giản nhưng có tính chất khẳng định việc mắc bệnh,
- Trường hợp nhiễm ít cần phải xét nghiệm dịch tá tràng.
- Trong trường hợp không tìm thấy trứng sán, các xét nghiệm miễn dịch cùng với hình ảnh siêu âm có giá trị chẩn đoán. Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan có giá trị trong việc đánh giá thương tổn và tiên lượng bệnh.
4.3. Siêu âm.
Siêu âm vùng gan có thể phát hiện được sán lá gan và các thương tổn do sán lá gan.
5.Dịch tễ học
Bệnh sán lá gan có chu kỳ phức tạp qua 3 vật chủ, chỉ cần phá vỡ một khâu của chu kỳ là bệnh không thể lan truyền được. Hiện nay Trung Quốc vẫn còn những ổ bệnh nghiêm trọng. Ở Việt Nam, tỉ lệ nhiễm ở miền Bắc trước kia rất cao. Năm 1970 tỉ lệ ở những vùng điều tra 1-2% . Nhưng hiện nay, một số địa phương có tập quán ăn gỏi cá nên tỉ lệ nhiễm tăng cao, tỉ lệ trung bình 20%. Bệnh thường gặp ở vùng nuôi cá bằng phân tươi và có tập quán ăn gỏi cá.
Loài ốc mút Melania tuberculata nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ với tỷ lệ nhiễm 2,60% (28/1074).
6. Phòng bệnh
– Quản lý và xử lý phân hợp vệ sinh: Không dùng phân tươi nuôi cá, bón ruộng. ủ phân đúng qui định, không phóng uế bừa bãi.
– Vệ sinh ăn uống: Không ăn gỏi cá hoặc ăn cá nấu chưa chín.
– Bảo vệ vật nuôi: ở những vùng có ổ bệnh, chó mèo có tỉ lệ nhiễm sán lá gan tương đối cao, đó là nguồn lây nhiễm bệnh.
7. Điều trị
Praziquantel viên nén 600 mg liều 75 mg/kg, dùng trong 1 ngày chia 3 lần uống cách nhau từ 4-6 giờ sau khi ăn no.
Khi được phát hiện kịp thời, bệnh sán lá gan nhỏ có đáp ứng tốt với các thuốc điều trị. Praziquantel là thuốc được lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị bệnh sán lá gan nhỏ. Người bệnh mắc sán lá gan cần phải được theo dõi điều trị tại các cơ sở y tế có chuyên khoa ký sinh trùng.
Loài sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini (O. viverrini) thường gặp ở các nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Philippine. Loài sán lá gan nhỏ Opisthorchis felineus ( O.felineus) gặp ở một số nước Đông Âu và Liên Xô cũ.
- Đối với Việt Nam từ năm 1908 Mouzel, 1909 Mathis và Leger đã tìm thấy C.sinensis. Năm 1924 Railiet phát hiện được O.felineus ở Hà Nội. Năm 1965 Đặng Văn Ngữ và Đỗ Dương Thái bắt gặp một trường hợp O.felineus phối hợp với C.sinensis.
A- Opisthorchis viverrini
B- Opisthorchis felineus
C- Clonorchis sinensis
B- Opisthorchis felineus
C- Clonorchis sinensis
1. Hình thể
1.1. Sán trưởng thành.
Sán lá gan nhỏ C.sinensis có hình lá, thân dẹt, màu đỏ nhạt. Sán dài 10-12mm, rộng 2-4mm, có hai mồm hút, mồm hút phía trước thông với đường tiêu hoá có đường kính 600 µm, mồm hút phía sau(mồm hút bụng)có đường kính 500µm. Ống tiêu hoá chạy dọc 2 bên thân và là ống tắc,không nối thông với nhau. Sán không có hậu môn vì dinh dưỡng của sán chủ yếu là thẩm thấu các chất dinh dưỡng qua bề mặt sán. Do vậy trên thân sán có nhiều tuyến dinh dưỡng.
Trên thân sán có cả bộ phận sinh dục đực và cái. Tinh hoàn chia nhánh, chiếm gần hêt phía sau thân. Buồng trứng ở khoảng giữa thân, tử cung chạy ngoằn ngoèo, trong chứa nhiều trứng.
1.2. Trứng
Trứng sán lá gan rất nhỏ, kích thước 16-17µm x 26-30µm, hình bầu dục, một cực có nắp giống hình chóp mũ, một cực phình to hơn giống chiếc lọ phình đáy và có gai nhỏ. Trứng mầu vàng sẫm. Vỏ mỏng, nhẵn, có đường viền kép. Bên trong là khối nhân có thể có hình ảnh ấu trùng.
Trứng sán lá gan nhỏ
2. Chu kỳ phát triển
2.1. Vị trí ký sinh
Sán lá gan nhỏ ký sinh ở các ống mật nhỏ trong gan. Nếu nhiều, sán có thể phá huỷ nhu mô gan và ký sinh ở tổ chức gan. Sán dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu các chất dinh dưỡng từ dịch mật.
2.2. Diễn biến chu kỳ
Sán lá gan đẻ trứng tại các ống mật. Trứng theo mật xuống ruột và theo phân ra ngoài. Trứng cần có môi trường nước để phát triển thành ấu trùng lông. Ấu trùng lông bơi tự do trong nước tìm tới ký sinh ở một số loài ốc để phát triển thành vĩ ấu trùng (ấu trùng đuôi) sau khi vào ốc từ 21-30 ngày. Ấu trùng lông sống ở vùng ruột, gan, tuỵ của ốc. Những loại ốc là vật chủ thích hợp của ấu trùng gồm những ốc thuộc giống Bythinia, ốc Bythinia có nhiều loại, chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan . Sau đó vĩ ấu trùng rời ốc đến các loài cá nước ngọt để phát triển thành nang ấu trùng nằm trong các thớ thịt của cá, đây là giai đoạn nhiễm bệnh. Ở Việt Nam những loài cá chép, cá rô, cá diếc, cá trôi…đều có thể là vật chủ trung gian của sán lá gan nhỏ.
Khi người hoặc động vật(mèo, chó..) ăn cá sống (gỏi cá) hoặc cá nấu chưa chín, ấu trùng sẽ theo thức ăn vào đường ruột sau 15h di chuyển tới ống mật lên gan và sau 26 ngày sẽ phát triển thành sán trưởng thành và gây bệnh.
Sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis có thể sống 15-25 năm trong cơ thể người.
Chu kỳ sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis)
3. Bệnh học
3.1. Thương tổn bệnh học
Sán lá gan gây những tổn thương nghiêm trọng ở gan. Sán gây kích thích thường xuyên đối với gan, đồng thời chiếm thức ăn và gây độc. Vị trí ký sinh và kích thước của sán dễ gây hiện tượng tắc.
Do sán thường bám chặt vào ống mật, dùng mồm để hút thức ăn nên lâu dần gan sẽ bị xơ hóa lan toả ở khoảng cửa, tổ chức gan bị tăng sinh và có thể đẩn tới hiện tượng xơ hoá gan, cổ chướng , thoái hoá mỡ ở gan.
Độc tố do sán tiết ra có thể gây nên các tình trạng dị ứng, đôi khi có thể gây thiếu máu, tăng bạch cầu ái toan.
Về thương tổn bệnh học, gan bị to rõ rệt. Trọng lượng của gan có thể tới 4kg. Ở mặt gan có những điểm phình giãn, những chỗ phình giãn thường có màu trắng nhạt và tương ứng với sự giãn nở của ống mật. Nếu cắt các điểm phình giãn thấy chảy ra dịch màu xanh xám.
3.2. Triệu chứng
Biểu hiện lâm sàng của bệnh sán lá gan nhỏ phụ thuộc vào cường độ nhiễm và phản ứng của vật chủ. Trong trường hợp nhiễm ít không có triệu chứng gì đặc biệt. Trường hợp nhiễm sán lá gan với số lượng trên 100 con thì bệnh biểu hiện qua 2 giai đoạn sau:
Giai đoạn khởi phát người bệnh thường bắt đầu với các biểu hiện của rối loạn dạ dày ruột như chán ăn, ăn không tiêu, đau âm ỉ vùng gan, tiêu chảy hoặc táo bón thất thường. Kèm theo có thể thấy toàn thân phát ban, nổi mẩn.
Giai đoạn toàn phát người bệnh đau vùng gan nhiều hơn, kèm theo thiếu máu, vàng da và cổ trướng có thể xuất hiện ở giai đoạn muộn. Nếu có bội nhiễm do vi khuẩn, bệnh nhân có thể sốt thành từng cơn hoặc sốt kéo dài.
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán lâm sàng
Không đặc hiệu vì dễ nhầm với các bệnh gan mật khác.
4.2. Chẩn đoán xét nghiệm
- Xét nghiệm phân tìm trứng bằng kỹ thuật trực tiếp hoặc tập trứng. Xét nghiệm phân tìm trứng sán là biện pháp đơn giản nhưng có tính chất khẳng định việc mắc bệnh,
- Trường hợp nhiễm ít cần phải xét nghiệm dịch tá tràng.
- Trong trường hợp không tìm thấy trứng sán, các xét nghiệm miễn dịch cùng với hình ảnh siêu âm có giá trị chẩn đoán. Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan có giá trị trong việc đánh giá thương tổn và tiên lượng bệnh.
4.3. Siêu âm.
Siêu âm vùng gan có thể phát hiện được sán lá gan và các thương tổn do sán lá gan.
5.Dịch tễ học
Bệnh sán lá gan có chu kỳ phức tạp qua 3 vật chủ, chỉ cần phá vỡ một khâu của chu kỳ là bệnh không thể lan truyền được. Hiện nay Trung Quốc vẫn còn những ổ bệnh nghiêm trọng. Ở Việt Nam, tỉ lệ nhiễm ở miền Bắc trước kia rất cao. Năm 1970 tỉ lệ ở những vùng điều tra 1-2% . Nhưng hiện nay, một số địa phương có tập quán ăn gỏi cá nên tỉ lệ nhiễm tăng cao, tỉ lệ trung bình 20%. Bệnh thường gặp ở vùng nuôi cá bằng phân tươi và có tập quán ăn gỏi cá.
Loài ốc mút Melania tuberculata nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ với tỷ lệ nhiễm 2,60% (28/1074).
6. Phòng bệnh
– Quản lý và xử lý phân hợp vệ sinh: Không dùng phân tươi nuôi cá, bón ruộng. ủ phân đúng qui định, không phóng uế bừa bãi.
– Vệ sinh ăn uống: Không ăn gỏi cá hoặc ăn cá nấu chưa chín.
– Bảo vệ vật nuôi: ở những vùng có ổ bệnh, chó mèo có tỉ lệ nhiễm sán lá gan tương đối cao, đó là nguồn lây nhiễm bệnh.
7. Điều trị
Praziquantel viên nén 600 mg liều 75 mg/kg, dùng trong 1 ngày chia 3 lần uống cách nhau từ 4-6 giờ sau khi ăn no.
Khi được phát hiện kịp thời, bệnh sán lá gan nhỏ có đáp ứng tốt với các thuốc điều trị. Praziquantel là thuốc được lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị bệnh sán lá gan nhỏ. Người bệnh mắc sán lá gan cần phải được theo dõi điều trị tại các cơ sở y tế có chuyên khoa ký sinh trùng.