Bài tập điện tâm đồ
Dùng cho sinh viên Y Khoa và bác sĩ đa khoa thực hành
M. ENGLERT – R. BERNARD
Người dịch : ThS. Trương Thanh Hương – ThS. Phạm Thái Sơn – BS. Vũ Quỳnh Nga
“Đọc điện tâm đồ đã trở thành một việc làm không phải chỉ dành cho các thầy thuốc chuyên khoa tim mạch mà còn của bất cứ những ai có lien quan tớ thực hành lâm sang nội ngoại khoa mà chẩn đoán và điều trị có lien quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động của hệ tuần hoàn : Một người bệnh có cơn thỉu , cơn co giật kiểu động kinh , với nhịp tim chậm , bắt buộc phải theo dõi điện tâm đồ để tìm khả năng bloc nhĩ – thất cấp III hoặc bloc xoang nhĩ . Một bệnh nhân Basedow cần được làm điện tâm đồ để phát hiện và xử trí rung nhĩ , một biến chứng thường gặp của cường giáp … Những ví dụ kể trên , mà trong thực tế chúng ta không hiếm gặp , cho thấy giái trị ích lợi của điện tâm đồ không còn là của một chuyên khoa nữa.”
GS.TS. PHẠM GIA KHẢI
Viện trưởng Viện Tim Mạch – Chủ nhiệm bộ môn Tim mạch , trường Đại Học Y Hà Nội
Tài liệu gốc của 2 đồng tác giả Marc ENGLERT , giáo sư khoa y và Roland BERNARD giảng viên khoa y trường Đại học Tự Do Bruxelle :“ Quyển sách này dùng cho sinh viên y khoa và các bác sĩ đa khoa thực hành đã có những kiến thức cơ bản về điện tâm đồ .
Các điện tâm đồ đều được chọn lọc sao cho phù hợp với nhu cầu thiết thực trong thực hành lâm sàng hàng ngày. Chúng tôi tránh đưa vào những điện tâm đồ có chẩn đoán phức tập, hiếm gặp hoặc còn tranh cãi , đây là lĩnh vực của các bác sĩ chuyên khoa. Ngược lại , các bệnh lý thường gặp được trình bày qua các điện tâm đồ khác nhau trong cuốn sách này nhằm giúp cho người đọc có những hiểu biết sâu sắc hơn và rất câng thiết đối với thực hành lâm sàng.”
Trích dẫn:https://www.mediafire.com/?cm71o7wtzpz5w