01-06-2013, 10:10 PM
1. VACXIN
1.1. NGUYÊN LÝ
Dùng vacxin để phòng bệnh là đưa vào cơ thể kháng nguyên vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh đã được bào chế đến mức không còn khả năng gây bệnh hay chỉ gây bệnh rất nhẹ không ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người nhưng có khả năng kích thích cơ thể hình thành miễn dịch đặc hiệu và không bị mắc bệnh khi có nhiễm trùng tái phát.
Cơ thể có được miễn dịch là kết quả của sự đáp ứng miễn dịch đối với các thành phần kháng nguyên có trong vacxin. Tuỳ theo từng loại vacxin mà cơ thể có miễn dịch thể dịch hay miễn dịch qua trung gian tế bào hoặc phối hợp cả hai loại.
Chỉ có những bệnh truyền nhiễm sau khi người mắc bệnh khỏi cơ thể thu được miễn dịch bảo vệ mới có khả năng sản xuất vacxin.
1.2. PHÂN LOẠI VACXIN
1.2.1. Theo nguồn gốc:
- Vacxin vi sinh vật chết: Nuôi cấy vi sinh vật gây bệnh có độc lực mạnh trong môi trường thích hợp để lấy khuẩn lạc. Dùng các nhân tố lý học hoặc hoá học để giết chết vi sinh vật nhưng vẫn còn tính kháng nguyên . Ví dụ vacxin phòng tả.
- Vacxin vi sinh vật sống: Là những vi sinh vật đã làm mất độc lực nhưng vẫn còn tính kháng nguyên. Có thể nuôi cấy vi sinh vật trong những điều kiện nhất định hoặc cấy chuyển nhiều lần ở môi trường như nuôi cấy vi khuẩn lao trong môi trường mật bò. Cũng có thể tiêm truyền qua động vật nhiều lần như chủng virus đậu mùa qua bò nhiều lần để có vacxin phòng bệnh đậu mùa. Các vacxin vi sinh vật sống phải được đảm bảo thuần khiết về mặt di truyền học, nghĩa là những vi sinh vật đó không bao giờ có thể trở lại dạng gây bệnh . Ví dụ vacxin BCG phòng lao, vacxin Sabin phòng bại liệt.
Vacxin vi sinh vật sống có tác dụng miễn dịch lâu dài hơn vacxin chết.
- Vacxin là giải độc tố: Là vacxin được sản xuất từ ngoại độc tố của vi sinh vật. Dùng các nhân tố lý học, hoá học để làm mất độc lực nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên , ví dụ giải độc tố bạch hầu, uốn ván.
1.2.2. Theo hiệu lực miễn dịch.
- Vacxin đơn giá: Vacxin được sản xuất từ một chủng vi sinh vật , do đó chỉ tác dụng phòng ngừa một bệnh đó như vacxin phòng bệnh lao, bại liệt.
- Vacxin đa giá: Vacxin gồm nhiều loại kháng nguyên cùng một lúc đưa vào cơ thể để phòng nhiều bệnh với điều kiện các nguyên này không ức chế lẫn nhau. Ví dụ vacxin bạch hầu, uốn ván, ho gà.
1.3. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG VACXIN.
1.3.1. Phải dùng rộng rãi
- Về phạm vi tiêm chủng: Phạm vi tiêm chủng được qui định tuỳ theo tình hình dịch tễ của từng bệnh. Nói chung dùng vacxin càng rộng rãi càng tốt nhưng cần chú ý đến khả năng kinh phí, chú ý những vùng đông dân cư, vùng trọng điểm thường có dịch xẩy ra.
- Về tỉ lệ tiêm chủng: Những khu vực có bệnh truyền nhiễm lưu hành thì tiêm chủng phải đạt trên 80% đối tượng cảm thụ mới có khả năng ngăn ngừa được dịch. Tiêm chủng 50-80% thì nguy cơ dịch vẫn xẩy ra, dưới 50% thì không ngăn ngừa được dịch.
1.3.2. Đối tượng dùng vacxin.
Những người có điều kiện tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh mà chưa có miễn dịch đều được dùng vacxin. Riêng trẻ em sau khi hết miễn dịch thụ động do mẹ truyền cho thì nguy cơ mắc bệnh rất cao, cần được tiêm chủng một cách triệt để bởi vì trẻ em càng nhỏ bệnh nhiễm vi sinh vật càng nặng và tỉ lệ tử vong càng cao.
Đối với người lớn đối tượng tiêm chủng ít hơn, thường chỉ tiêm chủng cho những người có nguy cơ cao.
1.3.3. Điều kiện sức khoẻ.
Để đảm bảo vacxin có đủ điều kiện gây được miễn dịch, nói chung nên dùng cho những người khoẻ mạnh. Với mỗi loại vacxin có diện chống chỉ định riêng song không được dùng vacxin cho các đối tượng sau:
- Những người đang sốt cao, tuy nhiên một số trường hợp sốt nhẹ cũng vẫn cần phải dùng vacxin.
- Những người đang bị bệnh dị ứng. Người có cơ địa dị ứng hoặc gia đình có tiền sử dị ứng khi dùng vacxin cần được theo dõi cẩn thận.
- Vacxin vi sinh vật sống giảm độc lực không được dùng cho những người suy giảm miễn dịch, người đang dùng thuốc gây suy giảm miễn dịch hoặc những người mắc bệnh ác tính.
- Đối với phụ nữ có thai không đ¬ợc dùng các loại vacxin là virus sống giảm độc lực.
1.3.4. Thời gian dùng vacxin.
- Miễn dịch do vacxin đòi hỏi phải có thời gian nhất định, th¬ờng thì phải sau 7-10 ngày mới gây được miễn dịch. Vì vậy, muốn phòng được dịch phải dùng vacxin trước mùa dịch thường xảy ra. Hiệu giá kháng thể đạt cao nhất sau khoảng 2 tuần, đó là đáp ứng miễn dịch tiên phát.
- Khoảng cách giữa các lần dùng vacxin: Tuỳ theo từng loại vacxin mà có thể dùng một lần hay nhiều lần. Đối với những vacxin phải dùng nhiều lần thì khoảng cách tốt nhất giữa các lần là 1 tháng. Nếu khoảng cách này ngắn hơn thì mặc dù dùng lần sau nhưng kết quả đáp ứng miễn dịch vẫn chỉ như tiên phát. Nhưng nếu dùng lần 2 sau lần 1 hơn 1 tháng thì hiệu quả miễn dịch vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, không nên kéo dài thời gian giữa các lần tiêm chủng vì có thể bị mắc bệnh trước khi vacxin được dùng đầy đủ.
- Thời gian dùng nhắc lại: Khi dùng nhắc lại vacxin, thời gian để có miễn dịch sẽ ngắn lại, hiệu giá kháng thể sẽ đạt cao nhất chỉ sau một số ngày nhờ những tế bào lympho có trí nhớ miễn dịch. Đó là kết quả của đáp ứng miễn dịch thứ phát. Thời gian dùng nhắc lại tuỳ theo từng loại vacxin, phụ thuộc vào thời gian duy trì được tình trạng miễn dịch có đủ hiệu lực bảo vệ của mỗi loại vacxin. Thí dụ: đậu mùa 5 năm, bại liệt 3 năm, thương hàn 1 năm, tả 6 tháng…Sau thời gian tồn tại miễn dịch, cần được dùng nhắc lại vacxin 1 lần. Với lần này, cơ thể sẽ đáp ứng miễn dịch nhanh hơn và mạnh hơn mặc dù kháng thể của lần trước chỉ còn rất ít.
1.3.5. Liều lượng và đường đưa vacxin vào cơ thể.
* Liều lượng: Tuỳ theo từng loại vacxin và đường đưa vacxin vào cơ thể mà dùng liều lượng thích hợp. Liều lượng quá thấp sẽ không đủ khả năng kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch. Ngược lại, liều lượng quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng tê liệt miễn dịch đặc hiệu đối với những lần tiêm chủng tiếp theo (hệ thống miễn dịch bình thường của cơ thể không có phản ứng chống lại các kháng nguyên ).
* Đường dùng vacxin
- Đường tiêm chủng:
+ Tiêm d¬ới da: Đa số các loại vacxin đưa vào cơ thể bằng đường này, phương pháp này có hiệu quả chắc chắn hơn nhưng dễ gây phản ứng hơn, liều vacxin nhiều so với tiêm trong da (0,5 ml ).
+ Tiêm trong da: Phương pháp tiêm trong da chỉ cần một lượng vacxin nhỏ ( 0,1 ml ), ít gây phản ứng nhưng cần lưu ý phải tiêm đúng kỹ thuật, nếu không đảm bảo kỹ thuật thì tác dụng gây miễn dịch kém.
+ Tiêm bắp: Hiện nay có một số vacxin phải tiêm bắp mới ít biến chứng và hiệu lực miễn dịch cao như vacxin tam liên bạch hầu, uốn ván, ho gà hoặc vacxin giải độc tố uốn ván.
+ Đường chủng: Đó là hình thức rạch da đưưa vacxin vào như chủng vacxin phòng bệnh đậu mùa . Đây là phương pháp thô sơ và cổ điển nhất.
- Đường uống: Đường uống là đường đưa vacxin vào cơ thể dễ dàng và tiện lợi nhất, không gây phản ứng. Tuy nhiên chỉ thực hiện được với những vacxin không bị đường tiêu hoá phá huỷ. Đường uống kích thích miễn dịch tiết tại chỗ mạnh hơn nhiều so với đường tiêm.
Ví dụ: vacxin Sabin phòng bại liệt.
Ngoài các đường chủ yếu trên, vacxin còn có thể được đưa vào cơ thể bằng đường khí dung, đặt dưới lưỡi, thụt đại tràng nhưng ít được sử dụng vì không thuận lợi.
1.3.6. Các phản ứng phụ do dùng vacxin.
Khi dùng vacxin, ở một số người có thể xẩy ra phản ứng phụ như:
- Tại chỗ: Có thể đau, hơi s¬ng hoặc nổi cục đỏ, hiện tượng này mất đi sau một vài ngày. Nếu tiêm chủng không đảm bảo vô khuẩn có thể gặp viêm nhiễm có mủ, loét chỗ tiêm.
-Toàn thân: Thường gặp nhiều nhất là sốt (10-20%), sốt thường hết sau vài ngày. Có thể gặp tỉ lệ rất thấp bị co giật, sốc phản vệ. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm do vacxin gây ra nhỏ hơn rất nhiều so với mức độ nguy hiểm do bệnh nhiễm trùng gây ra . Vì vậy rất cần thiết phải dùng vacxin để phòng bệnh. Nếu sau khi dùng vacxin 2 -3 ngày mà các phản ứng vẫn còn, phải đến y tế để kiểm tra.
1.3.7. Bảo quản vacxin.
Vacxin là một sinh phẩm nên dễ bị hỏng nếu không được bảo quản đúng. Mỗi loại vacxin có yêu cầu bảo quản riêng nhưng nói chung phải bảo quản ở điều kiện khô, tối và lạnh. Nhiệt độ cao, ánh sáng, đông lạnh phá huỷ nhiều vacxin. Nhiệt độ bảo quản tốt từ 2-80C. Mỗi loại vacxin có thời hạn sử dụng nhất định đã được ghi trên nhãn nên cần được kiểm tra trước khi sử dụng.
2. HUYẾT THANH MIỄN DỊCH
2.1. NGUYÊN LÝ.
Dùng huyết thanh miễn dịch là đưa vào cơ thể một loại kháng thể có nguồn gốc từ người hay động vật , làm cho cơ thể có ngay kháng thể đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh .
Đây là miễn dịch thụ động nên chóng hết, chỉ tồn tại trong cơ thể vài ngày.
2.2. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG
2.2.1. Đối tượng.
Huyết thanh được dùng để điều trị và phòng bệnh cho những bệnh nhân đã nhiễm vi sinh vật hay độc tố cấp tính. Cần đưa ngay kháng thể để trung hoà tác nhân gây bệnh . Huyết thanh chỉ có hiệu lực với những bệnh mà cơ chế bảo vệ chủ yếu nhờ miễn dịch dịch thể. Ví dụ: huyết thanh chống uốn ván SAT, huyết thanh chống bạch hầu SAD, huyết thanh kháng dại…
Khi dùng huyết thanh thường phối hợp với kháng sinh để diệt khuẩn và với vacxin để gây miễn dịch chủ động và bảo vệ lâu dài hơn.
2.1.2. Liều lượng..
Tuỳ theo từng lứa tuổi và mức độ của bệnh mà sử dụng liều khác nhau nhưng nguyên tắc chung là dùng ít lần và liều cao. Trung bình 0,1-1ml/kg cân nặng. Một số huyết thanh được tính theo đơn vị như kháng độc tố uốn ván, bạch hầu. Trung bình là 250 đơn vị cho 1 lần.
2.1.3. Đường đưa huyết thanh vào cơ thể.
Đa số các loại huyết thanh được tiêm bắp. Đối với những huyết thanh có nguồn gốc từ người đã được tinh chế đạt tiêu chuẩn cao có thể tiêm tĩnh mạch nhưng cũng rất hạn chế. Không đ¬ợc tiêm tĩnh mạch những huyết thanh có nguồn gốc động vật .
2.1.4. Đề phòng phản ứng.
Để đề phòng phản ứng do huyết thanh , trước khi dùng cần chú ý:
- Hỏi bệnh nhân đã dùng huyết thanh lần nào chưa. Thận trọng khi dùng từ lần thứ 2 trở đi vì tỉ lệ phản ứng cao hơn so với lần thứ nhất.
- Làm phản ứng giải mẫn cảm: Pha loãng huyết thanh 10 lần với nước muối sinh lý vô khuẩn. Tiêm 0,1ml vào trong da, 30 phút sau không có hiện tượng quầng đỏ thì có thể tiêm huyết thanh . Nếu có quầng đỏ tại nơi tiêm thì không nên tiêm. Trong trường hợp tình trạng bệnh nhân bắt buộc phải dùng thì chia nhỏ tổng liều để tiêm dần, cách nhau 20-30 phút.
- Trong qúa trình truyền huyết thanh phải theo dõi liên tục và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để sử trí kịp thời nếu có phản ứng xẩy ra.
2.3. CÁC PHẢN ỨNG HUYẾT THANH.
2.3.1. Tại chỗ.
Nơi tiêm có thể đau, mẩn đỏ, hết sau vài ngày và không gây nguy hiểm.
2.3.2. Toàn thân.
Bệnh nhân rét run, khó thở, đau khớp, có thể nhức đầu và nôn. Nặng nhất là sốc huyết thanh có thể xuất hiện sau khi tiêm lần thứ nhất 10-14 ngày vì lúc đó cơ thể đã sinh kháng thể chống lại hoặc xảy ra ngay sau khi tiêm hoặc một vài ngày sau khi tiêm huyết thanh lần thứ 2. Triệu chứng thường gặp là khó thở, ngứa và nổi mề đay toàn thân, đau bụng, bí đái…
1.1. NGUYÊN LÝ
Dùng vacxin để phòng bệnh là đưa vào cơ thể kháng nguyên vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh đã được bào chế đến mức không còn khả năng gây bệnh hay chỉ gây bệnh rất nhẹ không ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người nhưng có khả năng kích thích cơ thể hình thành miễn dịch đặc hiệu và không bị mắc bệnh khi có nhiễm trùng tái phát.
Cơ thể có được miễn dịch là kết quả của sự đáp ứng miễn dịch đối với các thành phần kháng nguyên có trong vacxin. Tuỳ theo từng loại vacxin mà cơ thể có miễn dịch thể dịch hay miễn dịch qua trung gian tế bào hoặc phối hợp cả hai loại.
Chỉ có những bệnh truyền nhiễm sau khi người mắc bệnh khỏi cơ thể thu được miễn dịch bảo vệ mới có khả năng sản xuất vacxin.
1.2. PHÂN LOẠI VACXIN
1.2.1. Theo nguồn gốc:
- Vacxin vi sinh vật chết: Nuôi cấy vi sinh vật gây bệnh có độc lực mạnh trong môi trường thích hợp để lấy khuẩn lạc. Dùng các nhân tố lý học hoặc hoá học để giết chết vi sinh vật nhưng vẫn còn tính kháng nguyên . Ví dụ vacxin phòng tả.
- Vacxin vi sinh vật sống: Là những vi sinh vật đã làm mất độc lực nhưng vẫn còn tính kháng nguyên. Có thể nuôi cấy vi sinh vật trong những điều kiện nhất định hoặc cấy chuyển nhiều lần ở môi trường như nuôi cấy vi khuẩn lao trong môi trường mật bò. Cũng có thể tiêm truyền qua động vật nhiều lần như chủng virus đậu mùa qua bò nhiều lần để có vacxin phòng bệnh đậu mùa. Các vacxin vi sinh vật sống phải được đảm bảo thuần khiết về mặt di truyền học, nghĩa là những vi sinh vật đó không bao giờ có thể trở lại dạng gây bệnh . Ví dụ vacxin BCG phòng lao, vacxin Sabin phòng bại liệt.
Vacxin vi sinh vật sống có tác dụng miễn dịch lâu dài hơn vacxin chết.
- Vacxin là giải độc tố: Là vacxin được sản xuất từ ngoại độc tố của vi sinh vật. Dùng các nhân tố lý học, hoá học để làm mất độc lực nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên , ví dụ giải độc tố bạch hầu, uốn ván.
1.2.2. Theo hiệu lực miễn dịch.
- Vacxin đơn giá: Vacxin được sản xuất từ một chủng vi sinh vật , do đó chỉ tác dụng phòng ngừa một bệnh đó như vacxin phòng bệnh lao, bại liệt.
- Vacxin đa giá: Vacxin gồm nhiều loại kháng nguyên cùng một lúc đưa vào cơ thể để phòng nhiều bệnh với điều kiện các nguyên này không ức chế lẫn nhau. Ví dụ vacxin bạch hầu, uốn ván, ho gà.
1.3. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG VACXIN.
1.3.1. Phải dùng rộng rãi
- Về phạm vi tiêm chủng: Phạm vi tiêm chủng được qui định tuỳ theo tình hình dịch tễ của từng bệnh. Nói chung dùng vacxin càng rộng rãi càng tốt nhưng cần chú ý đến khả năng kinh phí, chú ý những vùng đông dân cư, vùng trọng điểm thường có dịch xẩy ra.
- Về tỉ lệ tiêm chủng: Những khu vực có bệnh truyền nhiễm lưu hành thì tiêm chủng phải đạt trên 80% đối tượng cảm thụ mới có khả năng ngăn ngừa được dịch. Tiêm chủng 50-80% thì nguy cơ dịch vẫn xẩy ra, dưới 50% thì không ngăn ngừa được dịch.
1.3.2. Đối tượng dùng vacxin.
Những người có điều kiện tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh mà chưa có miễn dịch đều được dùng vacxin. Riêng trẻ em sau khi hết miễn dịch thụ động do mẹ truyền cho thì nguy cơ mắc bệnh rất cao, cần được tiêm chủng một cách triệt để bởi vì trẻ em càng nhỏ bệnh nhiễm vi sinh vật càng nặng và tỉ lệ tử vong càng cao.
Đối với người lớn đối tượng tiêm chủng ít hơn, thường chỉ tiêm chủng cho những người có nguy cơ cao.
1.3.3. Điều kiện sức khoẻ.
Để đảm bảo vacxin có đủ điều kiện gây được miễn dịch, nói chung nên dùng cho những người khoẻ mạnh. Với mỗi loại vacxin có diện chống chỉ định riêng song không được dùng vacxin cho các đối tượng sau:
- Những người đang sốt cao, tuy nhiên một số trường hợp sốt nhẹ cũng vẫn cần phải dùng vacxin.
- Những người đang bị bệnh dị ứng. Người có cơ địa dị ứng hoặc gia đình có tiền sử dị ứng khi dùng vacxin cần được theo dõi cẩn thận.
- Vacxin vi sinh vật sống giảm độc lực không được dùng cho những người suy giảm miễn dịch, người đang dùng thuốc gây suy giảm miễn dịch hoặc những người mắc bệnh ác tính.
- Đối với phụ nữ có thai không đ¬ợc dùng các loại vacxin là virus sống giảm độc lực.
1.3.4. Thời gian dùng vacxin.
- Miễn dịch do vacxin đòi hỏi phải có thời gian nhất định, th¬ờng thì phải sau 7-10 ngày mới gây được miễn dịch. Vì vậy, muốn phòng được dịch phải dùng vacxin trước mùa dịch thường xảy ra. Hiệu giá kháng thể đạt cao nhất sau khoảng 2 tuần, đó là đáp ứng miễn dịch tiên phát.
- Khoảng cách giữa các lần dùng vacxin: Tuỳ theo từng loại vacxin mà có thể dùng một lần hay nhiều lần. Đối với những vacxin phải dùng nhiều lần thì khoảng cách tốt nhất giữa các lần là 1 tháng. Nếu khoảng cách này ngắn hơn thì mặc dù dùng lần sau nhưng kết quả đáp ứng miễn dịch vẫn chỉ như tiên phát. Nhưng nếu dùng lần 2 sau lần 1 hơn 1 tháng thì hiệu quả miễn dịch vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, không nên kéo dài thời gian giữa các lần tiêm chủng vì có thể bị mắc bệnh trước khi vacxin được dùng đầy đủ.
- Thời gian dùng nhắc lại: Khi dùng nhắc lại vacxin, thời gian để có miễn dịch sẽ ngắn lại, hiệu giá kháng thể sẽ đạt cao nhất chỉ sau một số ngày nhờ những tế bào lympho có trí nhớ miễn dịch. Đó là kết quả của đáp ứng miễn dịch thứ phát. Thời gian dùng nhắc lại tuỳ theo từng loại vacxin, phụ thuộc vào thời gian duy trì được tình trạng miễn dịch có đủ hiệu lực bảo vệ của mỗi loại vacxin. Thí dụ: đậu mùa 5 năm, bại liệt 3 năm, thương hàn 1 năm, tả 6 tháng…Sau thời gian tồn tại miễn dịch, cần được dùng nhắc lại vacxin 1 lần. Với lần này, cơ thể sẽ đáp ứng miễn dịch nhanh hơn và mạnh hơn mặc dù kháng thể của lần trước chỉ còn rất ít.
1.3.5. Liều lượng và đường đưa vacxin vào cơ thể.
* Liều lượng: Tuỳ theo từng loại vacxin và đường đưa vacxin vào cơ thể mà dùng liều lượng thích hợp. Liều lượng quá thấp sẽ không đủ khả năng kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch. Ngược lại, liều lượng quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng tê liệt miễn dịch đặc hiệu đối với những lần tiêm chủng tiếp theo (hệ thống miễn dịch bình thường của cơ thể không có phản ứng chống lại các kháng nguyên ).
* Đường dùng vacxin
- Đường tiêm chủng:
+ Tiêm d¬ới da: Đa số các loại vacxin đưa vào cơ thể bằng đường này, phương pháp này có hiệu quả chắc chắn hơn nhưng dễ gây phản ứng hơn, liều vacxin nhiều so với tiêm trong da (0,5 ml ).
+ Tiêm trong da: Phương pháp tiêm trong da chỉ cần một lượng vacxin nhỏ ( 0,1 ml ), ít gây phản ứng nhưng cần lưu ý phải tiêm đúng kỹ thuật, nếu không đảm bảo kỹ thuật thì tác dụng gây miễn dịch kém.
+ Tiêm bắp: Hiện nay có một số vacxin phải tiêm bắp mới ít biến chứng và hiệu lực miễn dịch cao như vacxin tam liên bạch hầu, uốn ván, ho gà hoặc vacxin giải độc tố uốn ván.
+ Đường chủng: Đó là hình thức rạch da đưưa vacxin vào như chủng vacxin phòng bệnh đậu mùa . Đây là phương pháp thô sơ và cổ điển nhất.
- Đường uống: Đường uống là đường đưa vacxin vào cơ thể dễ dàng và tiện lợi nhất, không gây phản ứng. Tuy nhiên chỉ thực hiện được với những vacxin không bị đường tiêu hoá phá huỷ. Đường uống kích thích miễn dịch tiết tại chỗ mạnh hơn nhiều so với đường tiêm.
Ví dụ: vacxin Sabin phòng bại liệt.
Ngoài các đường chủ yếu trên, vacxin còn có thể được đưa vào cơ thể bằng đường khí dung, đặt dưới lưỡi, thụt đại tràng nhưng ít được sử dụng vì không thuận lợi.
1.3.6. Các phản ứng phụ do dùng vacxin.
Khi dùng vacxin, ở một số người có thể xẩy ra phản ứng phụ như:
- Tại chỗ: Có thể đau, hơi s¬ng hoặc nổi cục đỏ, hiện tượng này mất đi sau một vài ngày. Nếu tiêm chủng không đảm bảo vô khuẩn có thể gặp viêm nhiễm có mủ, loét chỗ tiêm.
-Toàn thân: Thường gặp nhiều nhất là sốt (10-20%), sốt thường hết sau vài ngày. Có thể gặp tỉ lệ rất thấp bị co giật, sốc phản vệ. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm do vacxin gây ra nhỏ hơn rất nhiều so với mức độ nguy hiểm do bệnh nhiễm trùng gây ra . Vì vậy rất cần thiết phải dùng vacxin để phòng bệnh. Nếu sau khi dùng vacxin 2 -3 ngày mà các phản ứng vẫn còn, phải đến y tế để kiểm tra.
1.3.7. Bảo quản vacxin.
Vacxin là một sinh phẩm nên dễ bị hỏng nếu không được bảo quản đúng. Mỗi loại vacxin có yêu cầu bảo quản riêng nhưng nói chung phải bảo quản ở điều kiện khô, tối và lạnh. Nhiệt độ cao, ánh sáng, đông lạnh phá huỷ nhiều vacxin. Nhiệt độ bảo quản tốt từ 2-80C. Mỗi loại vacxin có thời hạn sử dụng nhất định đã được ghi trên nhãn nên cần được kiểm tra trước khi sử dụng.
2. HUYẾT THANH MIỄN DỊCH
2.1. NGUYÊN LÝ.
Dùng huyết thanh miễn dịch là đưa vào cơ thể một loại kháng thể có nguồn gốc từ người hay động vật , làm cho cơ thể có ngay kháng thể đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh .
Đây là miễn dịch thụ động nên chóng hết, chỉ tồn tại trong cơ thể vài ngày.
2.2. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG
2.2.1. Đối tượng.
Huyết thanh được dùng để điều trị và phòng bệnh cho những bệnh nhân đã nhiễm vi sinh vật hay độc tố cấp tính. Cần đưa ngay kháng thể để trung hoà tác nhân gây bệnh . Huyết thanh chỉ có hiệu lực với những bệnh mà cơ chế bảo vệ chủ yếu nhờ miễn dịch dịch thể. Ví dụ: huyết thanh chống uốn ván SAT, huyết thanh chống bạch hầu SAD, huyết thanh kháng dại…
Khi dùng huyết thanh thường phối hợp với kháng sinh để diệt khuẩn và với vacxin để gây miễn dịch chủ động và bảo vệ lâu dài hơn.
2.1.2. Liều lượng..
Tuỳ theo từng lứa tuổi và mức độ của bệnh mà sử dụng liều khác nhau nhưng nguyên tắc chung là dùng ít lần và liều cao. Trung bình 0,1-1ml/kg cân nặng. Một số huyết thanh được tính theo đơn vị như kháng độc tố uốn ván, bạch hầu. Trung bình là 250 đơn vị cho 1 lần.
2.1.3. Đường đưa huyết thanh vào cơ thể.
Đa số các loại huyết thanh được tiêm bắp. Đối với những huyết thanh có nguồn gốc từ người đã được tinh chế đạt tiêu chuẩn cao có thể tiêm tĩnh mạch nhưng cũng rất hạn chế. Không đ¬ợc tiêm tĩnh mạch những huyết thanh có nguồn gốc động vật .
2.1.4. Đề phòng phản ứng.
Để đề phòng phản ứng do huyết thanh , trước khi dùng cần chú ý:
- Hỏi bệnh nhân đã dùng huyết thanh lần nào chưa. Thận trọng khi dùng từ lần thứ 2 trở đi vì tỉ lệ phản ứng cao hơn so với lần thứ nhất.
- Làm phản ứng giải mẫn cảm: Pha loãng huyết thanh 10 lần với nước muối sinh lý vô khuẩn. Tiêm 0,1ml vào trong da, 30 phút sau không có hiện tượng quầng đỏ thì có thể tiêm huyết thanh . Nếu có quầng đỏ tại nơi tiêm thì không nên tiêm. Trong trường hợp tình trạng bệnh nhân bắt buộc phải dùng thì chia nhỏ tổng liều để tiêm dần, cách nhau 20-30 phút.
- Trong qúa trình truyền huyết thanh phải theo dõi liên tục và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để sử trí kịp thời nếu có phản ứng xẩy ra.
2.3. CÁC PHẢN ỨNG HUYẾT THANH.
2.3.1. Tại chỗ.
Nơi tiêm có thể đau, mẩn đỏ, hết sau vài ngày và không gây nguy hiểm.
2.3.2. Toàn thân.
Bệnh nhân rét run, khó thở, đau khớp, có thể nhức đầu và nôn. Nặng nhất là sốc huyết thanh có thể xuất hiện sau khi tiêm lần thứ nhất 10-14 ngày vì lúc đó cơ thể đã sinh kháng thể chống lại hoặc xảy ra ngay sau khi tiêm hoặc một vài ngày sau khi tiêm huyết thanh lần thứ 2. Triệu chứng thường gặp là khó thở, ngứa và nổi mề đay toàn thân, đau bụng, bí đái…