12-25-2012, 05:14 PM
Chế phẩm máu bao gồm các sản phẩm điều trị được điều chế từ máu người. Chế phẩm máu có thể được điều chế từ máu toàn phần của người cho bằng cách ly tâm phân lớp theo tỷ trọng, điều chế bằng máy tách các thành phần máu tự động hoặc sản xuất theo các công nghệ đặc biệt từ huyết tương hỗn hợp của rất nhiều người cho (gọi là các sản phẩm chiết tách từ huyết tương).
1. MÁU TOÀN PHẦN (VỚI DUNG DỊCH BẢO QUẢN CPD-A1)
Máu toàn phần được thu gom từ người cho máu và chứa trong túi chất dẻo vô trùng có dung dịch chống đông – bảo quản bao gồm các chất citrate, phosphate, dextrose và thường có adenine (CPD-A).
Mỗi đơn vị máu toàn phần có thể tích 250-350-450 ml (tùy loại túi lấy máu), chứa khoảng 63 ml dung dịch chống đông (đối với đơn vị máu 450 ml), nồng độ hemoglobin xấp xỉ 12 g/100 ml, không có tiểu cầu còn chức năng hoạt động và không có các yếu tố đông máu không bền vững (V hoặc VIII).
Máu toàn phần không vô trùng, do đó có thể lây truyền tác nhân nhiễm trùng khu trú trong tế bào hoặc huyết tương nếu người cho máu bị nhiễm bệnh mà không được phát hiện khi sàng lọc túi máu như HIV-1&2, viêm gan B và C, các virus viêm gan khác, giang mai, sốt rét.
Máu toàn phần được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ trong khoảng 2-6oC trong tủ lạnh chuyên dùng cho ngân hàng máu. Thời hạn bảo quản tối đa là 42 ngày trong dung dịch chống đông phù hợp như citrate phosphate dextrose có bổ sung adenine (CPD A-1). Máu toàn phần phải được truyền trong vòng 30 phút sau khi đưa khỏi tủ bảo quản ở 2-6oC và truyền xong trong vòng 4 giờ.
Máu toàn phần được chỉ định để điều trị:
(1) thay thế hồng cầu trong mất máu cấp kèm theo giảm thể tích tuần hoàn (mất máu khối lượng lớn trên 30% thể tích máu, tương ứng với trên 1500 ml máu ở người có khối lượng khoảng 50kg);
(2) truyền thay máu;
(3) khi bệnh nhân cần truyền hồng cầu nhưng không có sẵn khối hồng cầu.
Máu toàn phần truyền cho bệnh nhân phải phù hợp nhóm ABO và RhD giữa người cho và người nhận. Không khi nào được truyền chung một đường truyền tĩnh mạch các dược phẩm và dịch truyền cùng với máu, trừ dung dịch nước muối sinh lý. Lý do là vì các thuốc và dịch truyền có thể chứa các chất như calci gây đông máu còn dung dịch glucose 5% có thể gây tan hồng cầu. Ngoài ra nếu có tai biến xảy ra trong quá trình truyền máu thì sẽ khó xác định nguyên nhân do máu hay dược phẩm hoặc do tác động tương tác của chúng.
2. KHỐI HỒNG CẦU ĐẬM ĐẶC
Mỗi đơn vị khối hồng cầu đậm đặc điều chế từ một đơn vị máu toàn phần lấy từ một người cho, chứa 150-200 ml hồng cầu đã loại bỏ hầu hết huyết tương với nồng độ hemoglobin xấp xỉ 18-20 g/100 ml, hematocrit khoảng 55-75%.
Nguy cơ nhiễm trùng và điều kiện bảo quản khối hồng cầu đậm đặc giống như máu toàn phần.
Khối hồng cầu đậm đặc được chỉ định để điều trị: (1) thay thế hồng cầu đối với bệnh nhân thiếu máu; hoặc (2) sử dụng cùng với các dung dịch thay thế đường tĩnh mạch (dung dịch keo hoặc dung dịch điện giải) trong điều trị tình trạng mất máu cấp. Vì khối hồng cầu khá đặc nên để nâng cao tốc độ dòng chảy của máu có thể bổ sung dung dịch NaCl 0,9% (50-70 ml) qua chạc nối chữ Y khi truyền máu.
3. KHỐI HỒNG CẦU HOÀ LOÃNG (khối hồng cầu có dung dịch bảo quản)
Khối hồng cầu hoà loãng được điều chế bằng cách loại bỏ huyết tương từ máu toàn phần bằng ly tâm ở nhiệt độ 2-6oC trong máy ly tâm lạnh chuyên dụng. Sau đó người ta bổ sung dung dịch bảo quản có thành phần hóa học giúp duy trì chức năng hồng cầu tốt nhất. Đây thường là dung dịch muối có bổ sung thêm các chất như adenine, glucose và manitol.
Mỗi đơn vị khối hồng cầu hòa loãng điều chế từ một đơn vị máu toàn phần lấy từ một người cho, chứa 150-200 ml hồng cầu còn lại rất ít huyết tương và khoảng 110 ml dung dịch bảo quản gồm muối đẳng trương, adenine, glucose, mannitol (SAGM) hoặc dung dịch nuôi dưỡng hồng cầu khác, với nồng độ hemoglobin xấp xỉ 14-15 g/100 ml và hematocrit khoảng 50-70%.
Điều kiện bảo quản và nguy cơ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu giống như đối với máu toàn phần.
Khối hồng cầu hòa loãng được chỉ định để điều trị
(1) thay thế hồng cầu đối với bệnh nhân thiếu máu;
(2) sử dụng cùng với các dung dịch thay thế đường tĩnh mạch (dung dịch keo hoặc dung dịch điện giải) trong điều trị tình trạng mất máu cấp.
4. KHỐI HỒNG CẦU LOẠI BỎ BẠCH CẦU
Khối hồng cầu loại bỏ bạch cầu là khối hồng cầu hoà loãng hoặc đậm đặc chứa ít hơn 5 x 106 bạch câu trong mỗi túi máu bằng cách lọc bạch cầu.
Tuy việc loại bỏ bạch cầu làm giảm nguy cơ lây truyền cytomegalovirus (CMV) nhưng nhìn chung nguy cơ lây nhiễm các bệnh nhiễm trung khác vẫn không giảm so với máu toàn phần. Điều kiện bảo quản khối hồng cầu loại bỏ bạch cầu giống như đối với máu toàn phần.
Khối hồng cầu loại bỏ bạch cầu được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân truyền máu nhiều lần để làm giảm nguy cơ mẫn cảm với bạch cầu hoặc trong các trường hợp cần phòng tránh lây nhiễm CMV, trong trường hợp bệnh nhân giảm miễn dịch.
5. KHỐI BẠCH CẦU
Khối bạch cầu có thể được điều chế từ nhiều đơn vị máu toàn phần. Truyền bạch cầu hạt tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn và các bệnh lây qua đường truyền máu cũng như bất đồng miễn dịch thuộc hệ HLA.
Chỉ định truyền khối bạch cầu rất hẹp. Cân nhắc truyền khối bạch cầu cho bệnh nhân nhiễm trùng nặng không kiểm soát được bằng kháng sinh đồng thời có giảm nặng bạch cầu hạt (số lượng dưới 0,5 x 109/L).
6. KHỐI TIỂU CẦU ĐẬM ĐẶC (ĐIỀU CHẾ TỪ MÁU TOÀN PHẦN CỦA NGƯỜI CHO)
Khối tiểu cầu đậm đặc điều chế từ một đơn vị máu toàn phần của một người cho, có thể tích khoảng 50-60 ml và chứa ít nhất 50-55 x 109 tiểu cầu. Khi truyền cho bệnh nhân thường người ta gộp 3-4 đơn vị này thành tập hợp (pool) tiểu cầu. Khối tiểu cầu đậm đặc lấy từ một người cho bằng máy tách thành phần máu có thể tích khoảng 300 ml và chứa khoảng 3 x 1011 tiểu cầu.
Khối tiểu cầu đậm đặc tiềm ẩn nguy cơ truyền bệnh nhiễm trùng qua đường máu cao hơn máu toàn phần do được pool từ nhiều người cho. Ngoài ra, khoảng 1% túi tiểu cầu pool bị tạp nhiễm vi khuẩn. Việc trộn lẫn tiểu cầu dẫn tới tăng nguy cơ truyền bệnh nhiễm trùng và các vấn đề liên quan đến bất đồng miễn dịch. Tiểu cầu từ một người cho điều chế bằng máy tách thành phần máu giúp giảm đáng kể nguy cơ này.
Khối tiểu cầu đậm đặc được bảo quản ở 20oC-24oC (có lắc liên tục trong máy bảo quản tiểu cầu chuyên dụng) tối đa 5 ngày. Nếu được điều chế trong hệ thống hở thì phải sử dụng trong 24 giờ. Sau khi pool, khối tiểu cầu đậm đặc phải được truyền trong vòng 24 giờ để tránh nguy cơ vi khuẩn sinh sản. Sau khi phát máu, khối tiểu cầu phải được đặt trong hộp cách nhiệt để giữ nhiệt độ 20-24C và phải được truyền sớm sau khi lĩnh. Không được bỏ khối tiểu cầu vào tủ lạnh vì sẽ làm giảm chức năng tiểu cầu.
Khối tiểu cầu đậm đặc thường được phát dưới dạng đơn vị tiểu cầu trộn lẫn (pool) (được điều chế từ 3-4 đơn vị tiểu cầu từ 1 người cho trộn lẫn thành 1 túi chứa ít nhất 2 x 1011 tiểu cầu). Nên dùng sử dụng khối tiểu cầu đậm đặc phù hợp nhóm máu ABO.
Khối tiểu cầu đậm đặc được chỉ định để điều trị: (1) tình trạng xuất huyết do giảm số lượng hoặc chức năng tiểu cầu; (2) phòng ngừa xuất huyết nội tạng do giảm tiểu cầu dưới 20 x 109/L.
Liều điều trị thông thường là 1 đơn vị tiểu cầu đậm đặc với mỗi 10 kg trọng lượng cơ thể, cụ thể là người lớn nặng 60-70 kg được truyền 1 đơn vị tiểu cầu pool (từ 3-4 người cho và chứa ít nhất 2 x 1011 tiểu cầu), có thể làm tăng số lượng tiểu cầu của người nhận sau khi truyền lên thêm 20-40 x 109/L.
7. HUYẾT TƯƠNG TƯƠI ĐÔNG LẠNH
Huyết tương tươi đông lạnh được điều chế bằng cách chiết tách từ máu toàn phần trong vòng 6 giờ sau khi thu gom và làm đông nhanh đến -25oC hoặc lạnh hơn để giữ được các yếu tố đông máu không bền vững (yếu tố V và VIII). Cũng có thể tách huyết tương bằng máy tách thành phần máu tự động. Một đơn vị huyết tương tươi đông lạnh có thể tích khoảng 200-300 ml và chứa một lượng bình thường các yếu tố đông máu bền vững, yếu tố VIII (với nồng độ ít nhất là 70% nồng độ bình thường trong huyết tương tươi), albumin và immunoglobulin.
Huyết tương tươi đông lạnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường truyền máu như máu toàn phần trừ khi được xử lý bằng xanh methylen/tia cực tím để bất hoạt virus. Huyết tương tươi đông lạnh được bảo quản ở -25oC hoặc lạnh hơn trong thời gian tối đa 1 năm và có thể lâu hơn nếu nhiệt độ bảo quản thấp hơn. Huyết tương tươi đông lạnh được làm tan đông tại ngân hàng máu trong bể làm ấm chuyên dụng (waterbath) ở nhiệt độ 0-37oC và vận chuyển trong thùng cách nhiệt để giữ được nhiệt độ trong khoảng 2-6oC. Khi đã phá đông và bảo quản huyết tương ở nhiệt độ 2oC-6oC, các yếu tố đông máu không bền vững như yếu tố V và VIII sẽ giảm hoạt tính khá nhanh sau 24 giờ. Do đó nếu chưa sử dụng ngay, phải bảo quản huyết tương trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2-6oC và truyền trong vòng 24 giờ.Huyết tương tươi đông lạnh cần được truyền trong vòng 30 phút sau khi phá đông.
Huyết tương tươi đông lạnh được chỉ định để điều trị các rối loạn đông máu do giảm các yếu tố đông máu:
(1) thay thế tình trạng thiếu nhiều yếu tố đông máu chẳng hạn như trong bệnh gan;
(2) điều trị quá liều thuốc chống đông warfarin;
(3) điều trị tình trạng giảm yếu tố đông máu do hòa loãng trên bệnh nhân truyền máu khối lượng lớn;
(4) đông máu rải rác trong lòng mạch.
Huyết tương không được khuyến cáo sử dụng để bù thể tích tuần hoàn vì:
(1) có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, viêm gan C và các bệnh nhiễm trùng khác truyền qua đường máu;
(2) không có bằng chứng cho thấy sử dụng huyết tương hiệu quả hơn là các dung dịch keo hoặc dung dịch điện giải truyền tĩnh mạch trong điều trị tình trạng giảm thể tích tuần hoàn;
(3) các dung dịch truyền thay thế đường tĩnh mạch không đắt và không chứa nguy cơ lây truyền bệnh nhiễm trùng.
8. HUYẾT TƯƠNG LOẠI BỎ TỦA
Huyết tương đã bị loại bỏ khoảng một nửa lượng fibrinogen và yếu tố VIII sau khi sản xuất tủa lạnh. Tuy nhiên huyết tương này vẫn còn chứa các thành phần protein khác của huyết tương bình thường.
9. HUYẾT TƯƠNG ĐÃ BẤT HOẠT VIRUS
Huyết tương đã bất hoạt vi rus là huyết tương đã được xử lý bằng xanh methylene/tia cực tím để làm giảm nguy cơ lây nhiễm virus HIV, viêm gan B và viêm gan C. Việc bất hoạt các virus khác như virus viêm gan A và human parvovirus B19 ít hiệu quả hơn.
10. TỦA LẠNH
Tủa lạnh được điều chế từ huyết tương tươi đông lạnh bằng cách thu gom tủa lạnh sau khi phá đông có kiểm soát và giữ lại khoảng 10-20 ml huyết tương. Tủa lạnh chứa khoảng một nửa lượng yếu tố VIII và fibrinogen có trong máu toàn phần, ví dụ nồng độ yếu tố VIII là 80-100 i.u./đơn vị; nồng độ fibrinogen là 150-300 mg/đơn vị. Tủa lạnh thường được phát dưới dạng túi đơn hoặc túi pool. Người ta thường trộn từ 6-8 đơn vị túi đơn từ 1 người cho.
Cũng như huyết tương, tủa lạnh tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây qua đường truyền máu nhưng nguy cơ cao hơn do bệnh nhân được truyền chế phẩm có nguồn gốc từ 6-8 người cho khác nhau. Điều kiện bảo quản tủa lạnh giống như huyết tương tươi đông lạnh.
Tủa lạnh nên được truyền phù hợp nhóm ABO. Sau khi phá đông cần truyền sớm trong vòng 6 giờ.
Tủa lạnh được chỉ định để điều trị: (1) các bệnh thiếu hụt di truyền các yếu tố đông máu như yếu tố von Willebrand trong bệnh von Willebrand, yếu tố VIII (bệnh hemophilia A), yếu tố XIII; (3) các bệnh lý đông máu mắc phải có thiếu hụt fibrinogen như hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch.
11. CÁC SẢN PHẨM CHIẾT TÁCH TỪ HUYẾT TƯƠNG
Các sản phẩm chiết tách từ huyết tương là các protein người được sản xuất từ huyết tương bằng các công nghệ chiết tách khác nhau, bao gồm albumin, immunoglobulin và các yếu tố đông máu như yếu tố VIII và IX. Thông thường mỗi đơn vị chế phẩm này chứa huyết tương của khoảng 30.000 người cho máu. Sản phẩm được dùng cho rất nhiều bệnh nhân ở nhiều nước khác nhau, do đó tiềm ẩn nguy cơ lây các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu rất lớn.
Chính vì vậy ngày nay các sản phẩm chiết tách từ huyết tương được xử lý bằng nhiệt hoặc hoá chất để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus. Phương pháp bất hoạt virus rất hiệu quả đối với các virus có vỏ lipid như HIV-1&2, viêm gan B, viêm gan C, HTLV-I&II. Tuy nhiên, việc bất hoạt virus có vỏ không phải là lipid như virus viêm gan A và human parvovirus B19 ít hiệu quả hơn.
11.1. Các dung dịch albumin người
Các dung dịch albumin người được chiết tách từ huyết tương người của một pool gồm rất nhiều người cho (30.000-50.000 người cho). Chế phẩm có nhiều loại như Albumin 5% (chứa 50 mg/ml albumin), Albumin 20% (chứa 200 mg/ml albumin), Albumin 25% (chứa 250 mg/ml albumin).
Chế phẩm albumin không còn nguy cơ lây nhiễm virus nếu được sản xuất và bất hoạt đúng quy cách.
Dung dịch albumin người được chỉ định trong điều trị: (1) bù thể tích tuần hoàn; (2) bỏng và các bệnh lý gây giảm albumin máu; (3) là dung dịch thay thế khi điều trị trao đổi huyết tương (thường dùng albumin 5%); (4) điều trị triệu chứng phù không đáp ứng với lợi tiểu trên bệnh nhân giảm protein máu (chẳng hạn trong hội chứng thận hư hoặc xơ gan cổ chướng) (trong trường hợp này thường dùng albumin 20% phối hợp với thuốc lợi tiểu. Cần lưu ý rằng cho đến nay chưa có bằng chứng cho thấy dung dịch albumin ưu việt hơn dung dịch điện giải thông thường dùng điều trị bù thể tích tuần hoàn.
11.2. Các yếu tố đông máu
11.2.1. Yếu tố VIII đậm đặc
Yếu tố VIII tinh khiết một phần được điều chế từ huyết tương của người cho máu, chứa ít nhất 0,5-20 i.u./mg protein. Các sản phẩm thương mại được xử lý bằng nhiệt và/hoặc hoá chất để bất hoạt virus do đó trên thực tế không còn nguy cơ lây nhiễm HIV, HTLV và viêm gan C (là các virus có vỏ lipid). Đối với các virus không vỏ lipid như viêm gan A, phương pháp bất hoạt ít tác dụng hơn.
Điều kiện bảo quản thường là ở nhiệt độ 2-6oC cho đến hết hạn sử dụng, trừ khi có hướng dẫn khác của nhà sản xuất.
Yếu tố VIII được chỉ định điều trị bệnh hemophilia A và bệnh von Willebrand (trường hợp này chỉ sử dụng sản phẩm có độ tinh khiết trung bình có chứa yếu tố von Willebrand).
11.2.2. Tổ hợp prothrombin đậm đặc (PCC)
Tổ hợp prothrombin đậm đặc có chứa yếu tố II, VII, IX, X được chỉ định để điều trị bệnh hemophilia B (bệnh Christmas) hoặc các bệnh lý gây kéo dài thời gian prothrombin.
11.3. Các chế phẩm immunoglobulin
Chế phẩm immunoglobulin được sản xuất bằng cách chiết tách bằng ethanol lạnh từ huyết tương người cho máu. Hiện nay có một số chế phẩm như immunoglobulin dùng tiêm trong cơ hoặc tiêm tĩnh mạch chứa IgG huyết tương, immunoglobulin anti-Rh D (Anti-D RhIG).
Các chế phẩm immunoglobulin chứa một lượng lớn kháng thể chống lại vi sinh vật có thể được sử dụng để bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm khuẩn theo cơ chế miễn dịch thụ động.
Các chế phẩm immunoglobulin dùng trong điều trị các bệnh lý miễn dịch như xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch và một số bệnh miễn dịch khác, các tình trạng thiếu hụt miễn dịch, tình trạng giảm immunoglobulin máu, phòng ngừa bệnh tan máu của trẻ sơ sinh có mẹ thuộc nhóm máu Rh âm.
1. MÁU TOÀN PHẦN (VỚI DUNG DỊCH BẢO QUẢN CPD-A1)
Máu toàn phần được thu gom từ người cho máu và chứa trong túi chất dẻo vô trùng có dung dịch chống đông – bảo quản bao gồm các chất citrate, phosphate, dextrose và thường có adenine (CPD-A).
Mỗi đơn vị máu toàn phần có thể tích 250-350-450 ml (tùy loại túi lấy máu), chứa khoảng 63 ml dung dịch chống đông (đối với đơn vị máu 450 ml), nồng độ hemoglobin xấp xỉ 12 g/100 ml, không có tiểu cầu còn chức năng hoạt động và không có các yếu tố đông máu không bền vững (V hoặc VIII).
Máu toàn phần không vô trùng, do đó có thể lây truyền tác nhân nhiễm trùng khu trú trong tế bào hoặc huyết tương nếu người cho máu bị nhiễm bệnh mà không được phát hiện khi sàng lọc túi máu như HIV-1&2, viêm gan B và C, các virus viêm gan khác, giang mai, sốt rét.
Máu toàn phần được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ trong khoảng 2-6oC trong tủ lạnh chuyên dùng cho ngân hàng máu. Thời hạn bảo quản tối đa là 42 ngày trong dung dịch chống đông phù hợp như citrate phosphate dextrose có bổ sung adenine (CPD A-1). Máu toàn phần phải được truyền trong vòng 30 phút sau khi đưa khỏi tủ bảo quản ở 2-6oC và truyền xong trong vòng 4 giờ.
Máu toàn phần được chỉ định để điều trị:
(1) thay thế hồng cầu trong mất máu cấp kèm theo giảm thể tích tuần hoàn (mất máu khối lượng lớn trên 30% thể tích máu, tương ứng với trên 1500 ml máu ở người có khối lượng khoảng 50kg);
(2) truyền thay máu;
(3) khi bệnh nhân cần truyền hồng cầu nhưng không có sẵn khối hồng cầu.
Máu toàn phần truyền cho bệnh nhân phải phù hợp nhóm ABO và RhD giữa người cho và người nhận. Không khi nào được truyền chung một đường truyền tĩnh mạch các dược phẩm và dịch truyền cùng với máu, trừ dung dịch nước muối sinh lý. Lý do là vì các thuốc và dịch truyền có thể chứa các chất như calci gây đông máu còn dung dịch glucose 5% có thể gây tan hồng cầu. Ngoài ra nếu có tai biến xảy ra trong quá trình truyền máu thì sẽ khó xác định nguyên nhân do máu hay dược phẩm hoặc do tác động tương tác của chúng.
2. KHỐI HỒNG CẦU ĐẬM ĐẶC
Mỗi đơn vị khối hồng cầu đậm đặc điều chế từ một đơn vị máu toàn phần lấy từ một người cho, chứa 150-200 ml hồng cầu đã loại bỏ hầu hết huyết tương với nồng độ hemoglobin xấp xỉ 18-20 g/100 ml, hematocrit khoảng 55-75%.
Nguy cơ nhiễm trùng và điều kiện bảo quản khối hồng cầu đậm đặc giống như máu toàn phần.
Khối hồng cầu đậm đặc được chỉ định để điều trị: (1) thay thế hồng cầu đối với bệnh nhân thiếu máu; hoặc (2) sử dụng cùng với các dung dịch thay thế đường tĩnh mạch (dung dịch keo hoặc dung dịch điện giải) trong điều trị tình trạng mất máu cấp. Vì khối hồng cầu khá đặc nên để nâng cao tốc độ dòng chảy của máu có thể bổ sung dung dịch NaCl 0,9% (50-70 ml) qua chạc nối chữ Y khi truyền máu.
3. KHỐI HỒNG CẦU HOÀ LOÃNG (khối hồng cầu có dung dịch bảo quản)
Khối hồng cầu hoà loãng được điều chế bằng cách loại bỏ huyết tương từ máu toàn phần bằng ly tâm ở nhiệt độ 2-6oC trong máy ly tâm lạnh chuyên dụng. Sau đó người ta bổ sung dung dịch bảo quản có thành phần hóa học giúp duy trì chức năng hồng cầu tốt nhất. Đây thường là dung dịch muối có bổ sung thêm các chất như adenine, glucose và manitol.
Mỗi đơn vị khối hồng cầu hòa loãng điều chế từ một đơn vị máu toàn phần lấy từ một người cho, chứa 150-200 ml hồng cầu còn lại rất ít huyết tương và khoảng 110 ml dung dịch bảo quản gồm muối đẳng trương, adenine, glucose, mannitol (SAGM) hoặc dung dịch nuôi dưỡng hồng cầu khác, với nồng độ hemoglobin xấp xỉ 14-15 g/100 ml và hematocrit khoảng 50-70%.
Điều kiện bảo quản và nguy cơ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu giống như đối với máu toàn phần.
Khối hồng cầu hòa loãng được chỉ định để điều trị
(1) thay thế hồng cầu đối với bệnh nhân thiếu máu;
(2) sử dụng cùng với các dung dịch thay thế đường tĩnh mạch (dung dịch keo hoặc dung dịch điện giải) trong điều trị tình trạng mất máu cấp.
4. KHỐI HỒNG CẦU LOẠI BỎ BẠCH CẦU
Khối hồng cầu loại bỏ bạch cầu là khối hồng cầu hoà loãng hoặc đậm đặc chứa ít hơn 5 x 106 bạch câu trong mỗi túi máu bằng cách lọc bạch cầu.
Tuy việc loại bỏ bạch cầu làm giảm nguy cơ lây truyền cytomegalovirus (CMV) nhưng nhìn chung nguy cơ lây nhiễm các bệnh nhiễm trung khác vẫn không giảm so với máu toàn phần. Điều kiện bảo quản khối hồng cầu loại bỏ bạch cầu giống như đối với máu toàn phần.
Khối hồng cầu loại bỏ bạch cầu được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân truyền máu nhiều lần để làm giảm nguy cơ mẫn cảm với bạch cầu hoặc trong các trường hợp cần phòng tránh lây nhiễm CMV, trong trường hợp bệnh nhân giảm miễn dịch.
5. KHỐI BẠCH CẦU
Khối bạch cầu có thể được điều chế từ nhiều đơn vị máu toàn phần. Truyền bạch cầu hạt tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn và các bệnh lây qua đường truyền máu cũng như bất đồng miễn dịch thuộc hệ HLA.
Chỉ định truyền khối bạch cầu rất hẹp. Cân nhắc truyền khối bạch cầu cho bệnh nhân nhiễm trùng nặng không kiểm soát được bằng kháng sinh đồng thời có giảm nặng bạch cầu hạt (số lượng dưới 0,5 x 109/L).
6. KHỐI TIỂU CẦU ĐẬM ĐẶC (ĐIỀU CHẾ TỪ MÁU TOÀN PHẦN CỦA NGƯỜI CHO)
Khối tiểu cầu đậm đặc điều chế từ một đơn vị máu toàn phần của một người cho, có thể tích khoảng 50-60 ml và chứa ít nhất 50-55 x 109 tiểu cầu. Khi truyền cho bệnh nhân thường người ta gộp 3-4 đơn vị này thành tập hợp (pool) tiểu cầu. Khối tiểu cầu đậm đặc lấy từ một người cho bằng máy tách thành phần máu có thể tích khoảng 300 ml và chứa khoảng 3 x 1011 tiểu cầu.
Khối tiểu cầu đậm đặc tiềm ẩn nguy cơ truyền bệnh nhiễm trùng qua đường máu cao hơn máu toàn phần do được pool từ nhiều người cho. Ngoài ra, khoảng 1% túi tiểu cầu pool bị tạp nhiễm vi khuẩn. Việc trộn lẫn tiểu cầu dẫn tới tăng nguy cơ truyền bệnh nhiễm trùng và các vấn đề liên quan đến bất đồng miễn dịch. Tiểu cầu từ một người cho điều chế bằng máy tách thành phần máu giúp giảm đáng kể nguy cơ này.
Khối tiểu cầu đậm đặc được bảo quản ở 20oC-24oC (có lắc liên tục trong máy bảo quản tiểu cầu chuyên dụng) tối đa 5 ngày. Nếu được điều chế trong hệ thống hở thì phải sử dụng trong 24 giờ. Sau khi pool, khối tiểu cầu đậm đặc phải được truyền trong vòng 24 giờ để tránh nguy cơ vi khuẩn sinh sản. Sau khi phát máu, khối tiểu cầu phải được đặt trong hộp cách nhiệt để giữ nhiệt độ 20-24C và phải được truyền sớm sau khi lĩnh. Không được bỏ khối tiểu cầu vào tủ lạnh vì sẽ làm giảm chức năng tiểu cầu.
Khối tiểu cầu đậm đặc thường được phát dưới dạng đơn vị tiểu cầu trộn lẫn (pool) (được điều chế từ 3-4 đơn vị tiểu cầu từ 1 người cho trộn lẫn thành 1 túi chứa ít nhất 2 x 1011 tiểu cầu). Nên dùng sử dụng khối tiểu cầu đậm đặc phù hợp nhóm máu ABO.
Khối tiểu cầu đậm đặc được chỉ định để điều trị: (1) tình trạng xuất huyết do giảm số lượng hoặc chức năng tiểu cầu; (2) phòng ngừa xuất huyết nội tạng do giảm tiểu cầu dưới 20 x 109/L.
Liều điều trị thông thường là 1 đơn vị tiểu cầu đậm đặc với mỗi 10 kg trọng lượng cơ thể, cụ thể là người lớn nặng 60-70 kg được truyền 1 đơn vị tiểu cầu pool (từ 3-4 người cho và chứa ít nhất 2 x 1011 tiểu cầu), có thể làm tăng số lượng tiểu cầu của người nhận sau khi truyền lên thêm 20-40 x 109/L.
7. HUYẾT TƯƠNG TƯƠI ĐÔNG LẠNH
Huyết tương tươi đông lạnh được điều chế bằng cách chiết tách từ máu toàn phần trong vòng 6 giờ sau khi thu gom và làm đông nhanh đến -25oC hoặc lạnh hơn để giữ được các yếu tố đông máu không bền vững (yếu tố V và VIII). Cũng có thể tách huyết tương bằng máy tách thành phần máu tự động. Một đơn vị huyết tương tươi đông lạnh có thể tích khoảng 200-300 ml và chứa một lượng bình thường các yếu tố đông máu bền vững, yếu tố VIII (với nồng độ ít nhất là 70% nồng độ bình thường trong huyết tương tươi), albumin và immunoglobulin.
Huyết tương tươi đông lạnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường truyền máu như máu toàn phần trừ khi được xử lý bằng xanh methylen/tia cực tím để bất hoạt virus. Huyết tương tươi đông lạnh được bảo quản ở -25oC hoặc lạnh hơn trong thời gian tối đa 1 năm và có thể lâu hơn nếu nhiệt độ bảo quản thấp hơn. Huyết tương tươi đông lạnh được làm tan đông tại ngân hàng máu trong bể làm ấm chuyên dụng (waterbath) ở nhiệt độ 0-37oC và vận chuyển trong thùng cách nhiệt để giữ được nhiệt độ trong khoảng 2-6oC. Khi đã phá đông và bảo quản huyết tương ở nhiệt độ 2oC-6oC, các yếu tố đông máu không bền vững như yếu tố V và VIII sẽ giảm hoạt tính khá nhanh sau 24 giờ. Do đó nếu chưa sử dụng ngay, phải bảo quản huyết tương trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2-6oC và truyền trong vòng 24 giờ.Huyết tương tươi đông lạnh cần được truyền trong vòng 30 phút sau khi phá đông.
Huyết tương tươi đông lạnh được chỉ định để điều trị các rối loạn đông máu do giảm các yếu tố đông máu:
(1) thay thế tình trạng thiếu nhiều yếu tố đông máu chẳng hạn như trong bệnh gan;
(2) điều trị quá liều thuốc chống đông warfarin;
(3) điều trị tình trạng giảm yếu tố đông máu do hòa loãng trên bệnh nhân truyền máu khối lượng lớn;
(4) đông máu rải rác trong lòng mạch.
Huyết tương không được khuyến cáo sử dụng để bù thể tích tuần hoàn vì:
(1) có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, viêm gan C và các bệnh nhiễm trùng khác truyền qua đường máu;
(2) không có bằng chứng cho thấy sử dụng huyết tương hiệu quả hơn là các dung dịch keo hoặc dung dịch điện giải truyền tĩnh mạch trong điều trị tình trạng giảm thể tích tuần hoàn;
(3) các dung dịch truyền thay thế đường tĩnh mạch không đắt và không chứa nguy cơ lây truyền bệnh nhiễm trùng.
8. HUYẾT TƯƠNG LOẠI BỎ TỦA
Huyết tương đã bị loại bỏ khoảng một nửa lượng fibrinogen và yếu tố VIII sau khi sản xuất tủa lạnh. Tuy nhiên huyết tương này vẫn còn chứa các thành phần protein khác của huyết tương bình thường.
9. HUYẾT TƯƠNG ĐÃ BẤT HOẠT VIRUS
Huyết tương đã bất hoạt vi rus là huyết tương đã được xử lý bằng xanh methylene/tia cực tím để làm giảm nguy cơ lây nhiễm virus HIV, viêm gan B và viêm gan C. Việc bất hoạt các virus khác như virus viêm gan A và human parvovirus B19 ít hiệu quả hơn.
10. TỦA LẠNH
Tủa lạnh được điều chế từ huyết tương tươi đông lạnh bằng cách thu gom tủa lạnh sau khi phá đông có kiểm soát và giữ lại khoảng 10-20 ml huyết tương. Tủa lạnh chứa khoảng một nửa lượng yếu tố VIII và fibrinogen có trong máu toàn phần, ví dụ nồng độ yếu tố VIII là 80-100 i.u./đơn vị; nồng độ fibrinogen là 150-300 mg/đơn vị. Tủa lạnh thường được phát dưới dạng túi đơn hoặc túi pool. Người ta thường trộn từ 6-8 đơn vị túi đơn từ 1 người cho.
Cũng như huyết tương, tủa lạnh tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây qua đường truyền máu nhưng nguy cơ cao hơn do bệnh nhân được truyền chế phẩm có nguồn gốc từ 6-8 người cho khác nhau. Điều kiện bảo quản tủa lạnh giống như huyết tương tươi đông lạnh.
Tủa lạnh nên được truyền phù hợp nhóm ABO. Sau khi phá đông cần truyền sớm trong vòng 6 giờ.
Tủa lạnh được chỉ định để điều trị: (1) các bệnh thiếu hụt di truyền các yếu tố đông máu như yếu tố von Willebrand trong bệnh von Willebrand, yếu tố VIII (bệnh hemophilia A), yếu tố XIII; (3) các bệnh lý đông máu mắc phải có thiếu hụt fibrinogen như hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch.
11. CÁC SẢN PHẨM CHIẾT TÁCH TỪ HUYẾT TƯƠNG
Các sản phẩm chiết tách từ huyết tương là các protein người được sản xuất từ huyết tương bằng các công nghệ chiết tách khác nhau, bao gồm albumin, immunoglobulin và các yếu tố đông máu như yếu tố VIII và IX. Thông thường mỗi đơn vị chế phẩm này chứa huyết tương của khoảng 30.000 người cho máu. Sản phẩm được dùng cho rất nhiều bệnh nhân ở nhiều nước khác nhau, do đó tiềm ẩn nguy cơ lây các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu rất lớn.
Chính vì vậy ngày nay các sản phẩm chiết tách từ huyết tương được xử lý bằng nhiệt hoặc hoá chất để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus. Phương pháp bất hoạt virus rất hiệu quả đối với các virus có vỏ lipid như HIV-1&2, viêm gan B, viêm gan C, HTLV-I&II. Tuy nhiên, việc bất hoạt virus có vỏ không phải là lipid như virus viêm gan A và human parvovirus B19 ít hiệu quả hơn.
11.1. Các dung dịch albumin người
Các dung dịch albumin người được chiết tách từ huyết tương người của một pool gồm rất nhiều người cho (30.000-50.000 người cho). Chế phẩm có nhiều loại như Albumin 5% (chứa 50 mg/ml albumin), Albumin 20% (chứa 200 mg/ml albumin), Albumin 25% (chứa 250 mg/ml albumin).
Chế phẩm albumin không còn nguy cơ lây nhiễm virus nếu được sản xuất và bất hoạt đúng quy cách.
Dung dịch albumin người được chỉ định trong điều trị: (1) bù thể tích tuần hoàn; (2) bỏng và các bệnh lý gây giảm albumin máu; (3) là dung dịch thay thế khi điều trị trao đổi huyết tương (thường dùng albumin 5%); (4) điều trị triệu chứng phù không đáp ứng với lợi tiểu trên bệnh nhân giảm protein máu (chẳng hạn trong hội chứng thận hư hoặc xơ gan cổ chướng) (trong trường hợp này thường dùng albumin 20% phối hợp với thuốc lợi tiểu. Cần lưu ý rằng cho đến nay chưa có bằng chứng cho thấy dung dịch albumin ưu việt hơn dung dịch điện giải thông thường dùng điều trị bù thể tích tuần hoàn.
11.2. Các yếu tố đông máu
11.2.1. Yếu tố VIII đậm đặc
Yếu tố VIII tinh khiết một phần được điều chế từ huyết tương của người cho máu, chứa ít nhất 0,5-20 i.u./mg protein. Các sản phẩm thương mại được xử lý bằng nhiệt và/hoặc hoá chất để bất hoạt virus do đó trên thực tế không còn nguy cơ lây nhiễm HIV, HTLV và viêm gan C (là các virus có vỏ lipid). Đối với các virus không vỏ lipid như viêm gan A, phương pháp bất hoạt ít tác dụng hơn.
Điều kiện bảo quản thường là ở nhiệt độ 2-6oC cho đến hết hạn sử dụng, trừ khi có hướng dẫn khác của nhà sản xuất.
Yếu tố VIII được chỉ định điều trị bệnh hemophilia A và bệnh von Willebrand (trường hợp này chỉ sử dụng sản phẩm có độ tinh khiết trung bình có chứa yếu tố von Willebrand).
11.2.2. Tổ hợp prothrombin đậm đặc (PCC)
Tổ hợp prothrombin đậm đặc có chứa yếu tố II, VII, IX, X được chỉ định để điều trị bệnh hemophilia B (bệnh Christmas) hoặc các bệnh lý gây kéo dài thời gian prothrombin.
11.3. Các chế phẩm immunoglobulin
Chế phẩm immunoglobulin được sản xuất bằng cách chiết tách bằng ethanol lạnh từ huyết tương người cho máu. Hiện nay có một số chế phẩm như immunoglobulin dùng tiêm trong cơ hoặc tiêm tĩnh mạch chứa IgG huyết tương, immunoglobulin anti-Rh D (Anti-D RhIG).
Các chế phẩm immunoglobulin chứa một lượng lớn kháng thể chống lại vi sinh vật có thể được sử dụng để bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm khuẩn theo cơ chế miễn dịch thụ động.
Các chế phẩm immunoglobulin dùng trong điều trị các bệnh lý miễn dịch như xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch và một số bệnh miễn dịch khác, các tình trạng thiếu hụt miễn dịch, tình trạng giảm immunoglobulin máu, phòng ngừa bệnh tan máu của trẻ sơ sinh có mẹ thuộc nhóm máu Rh âm.