02-07-2012, 10:37 PM
MỤC TIÊU:
- Phân loại được các loại mẫu trong phân tích giám định
- Trình bày được cách phân chia mẫu trong phân tích giám định độc chất
- Cách sử lý mẫu phân tích chất độc bay hơi
- Cách sử lý mẫu phân tích chất độc hữu cơ.
- Cách sử lý mẫu phân tích chất độc vô cơ.
NỘI DUNG:
1. Mẫu thử trong KNĐCPY.
Mẫu thử trong KNĐCPY thường rất đa dạng và phức tạp: Về chủng loại chúng có thể là các mẫu phủ tạng(người hoặc động vật) ,các dịch sinh lý như : máu, nước tiểu,chất nôn, dịch dạ dày hoặc chất chứa trong dạ dày, dịch não tuỷ.v.v...Các phần cứng hoặc sừng hoá như xương, lông, móng, tóc.v.v...Đều là đối tượng trong KNĐCPY
Các tang vật kèm theo mẫu phủ tạng cũng rất đa dạng và phức tạp, chúng thường là: Đồ ăn, thức uống nghi ngờ có chất độc hoặc gói hoá chất, Viên thuốc, đất cát, thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt của cây có hoặc nghi ngờ có chất độc hoặc các vật dụng thường ngày nghi ngờ có hoặc bị nhiễm chất độc. Ngoài ra còn một số chất khí độc có sẵn trong thiên nhiên, nhân tạo hoặc sinh ra trong quá trình liên kết hay phản ứng hoá học, phân rã tự nhiên do độ ẩm, nhiệt độ, không khí môi trường.v.v...
2. Số lượng mẫu thử trong KNĐCPY:
2.1. Với mẫu thử là phủ tạng:
Yêu cầu phải gửi ít nhất là 300gam mới đủ để tiến hành PTGĐ, chỉ cần bác sĩ pháp y chú ý lấy đủ và chú ý lấy các bộ phận mà chất độc tích luỹ nhiều nhất trong cơ thể.
Ví dụ:
- Nếu nghi ngờ nạn nhân bị ngộ độc và tử vong do một loại chất độc nào đó thì phải xem xét tới tính chất sinh hoá, lí hoá của chất độc đó và lấy nơi phủ tạng có chứa nhiều nhất loại chất độc nghi ngờ.
- Nếu nghi ngờ nạn nhân tử vong do bacbiturat thì phải lấy não, chất chứa dạ dày, gan và máu.
- Nếu nghi ngờ nạn nhân tử vong do cyanid hoặc ancaloid của cây lá ngón thì phải lấy máu , gan và chất chưá dạ dày.
2.2. Mẫu PTGĐ là các tang vật của các vụ án kèm theo mẫu phủ tạng:
- Số lượng: Tuỳ thuộc vào cơ quan điều tra thu giữ được bao nhiêu thì gửi bấy nhiêu, tuỳ theo số lượng gửi tới và tính chất của từng loại mà ta quyết định sử dụng một phần hay toàn bộ để tiến hành PTGĐ.
- Nếu không có yêu cầu cụ thể ghi trong quyết định trưng cầuPTGĐ là những mẫu vật mà không được phá huỷ trong quá trình PTGĐ thì KNV có quyền phá huỷ mẫu vật đó trong quá trình PTGĐ
- Khi tiến hành PTGĐ xong phải lưu giữ những mẫu vật (nếu còn đủ điều kiện có thể lưu giữ được) theo đúng quy trình lưu giữ các mẫu tang vật để khi cần thiết tái giám định.
- Do tính chất đa dạng và phức tạp của các mẫu tang vật nên tuỳ từng loại mà ta có hướng để PTGĐ các chất độc khác nhau. Đôi khi có thể tiến hành PTGĐ mở rộng.
Ví dụ:
- Nếu mẫu tang vật là cây cỏ thì ta phân tích các Ancaloid, Glycozid hoặc có các loại thuốc trừ sâu có trong đó.
- Nếu mẫu tang vật là gói bột màu trắng có mùi hắc (hạnh nhân),dễ tan trong nước và có pH rất kiềm thì có thể hướng tới các muối Cyanid (NaCN hoặc KCN.v.v...) thường dùng để đãi vàng sa khoáng hoặc trong công nghệ mạ kim loại v.v...
- Cũng có thể tuỳ hoàn cảnh địa lí các vùng khác nhau của đất nước (thành thị, nông thôn, miền núi.v.v...) mà suy luận và hướng tìm các loại chất độc khác nhau. Ví dụ: Các thành phố lớn thường gặp các thuốc an thần, gây ngủ còn nông thôn và miền núi thường gặp thuốc trừ sâu, diệt cỏ hoặc Ancaloid của cây lá ngón, hạt mã tiền v.v...
Quy trình xử lý mẫu và phân tích từng loại tang vật để tìm các chất độc cụ thể, được phân tích theo quy trình PTGĐ các chất độc đã có hướng phân tích theo từng chuyên luận riêng biệt.
3. Quy trình sử lí mẫu phủ tạng khi không có hướng PTGĐ cụ thể.
3.1. Nhận xét cảm quan.
Mẫu phủ tạng(người hoặc súc vật) được lấy từ nơi bảo quản lạnh, các KNV nhận xét hình thức đóng gói, niêm phong, số lượng chai lọ được đóng gói, nhãn mác ghi bên ngoài (nếu có) . Tất cả phải được ghi vào sổ tay KNV.
Mở bao gói, đổ toàn bộ phủ tạng ra bát thép không gỉ (hoặc bằng sứ hoặc bằng thuỷ tinh) ghi nhận xét mẫu gửi tới gồm những bộ phận phủ tạng gì, cân tổng số hoặc cân riêng từng loại, xem xét kĩ mẫu phủ tạng gửi tới có gì đặc biệt không.ví dụ: Bột màu đen trong chất chứa dạ dày gợi ý cho ta nạn nhân có thể bị đầu độc hoặc tự sát bằng kẽm phosphid, bột màu trắng hoặc mảnh vỡ của viên thuốc có thể nghĩ tới các loại thuốc tân dược, mùi hạnh nhân có thể gợi ý tìm cyanid, mùi hắc đặc biệt có thể lưu ý tìm các thuốc trừ sâu diệt cỏ, mảnh vụn của lá cây hướng tới các loại cây độc như lá ngón.v.v...
3.2. Phân chia mẫu để PTGĐ
3.2.1. Phân chia mẫu phủ tạng để PTGĐ khi không có hướng
Toàn bộ phủ tạng và chất chứa trong dạ dày được cắt hoặc xay nhỏ và được phân chia như sau:
- Nếu số lượng phủ tạng ³ 300ghủ tạng được chia làm 04 phần để lần lượt phân tích tìm:
+01 phần phân tích tìm chất độc bay hơi.
+01 phần phân tích tìm chất độc hữu cơ.
+01 phần phân tích tìm chất độc vô cơ.
+01 phần lưu trữ để khi cần thiết phân tích lại hoặc tái giám định khi có yêu cầu của cơ quan điều tra.
- Nếu số lượng mẫu phủ tạng từ 150g®300g:chia 03 phần để phân tích như trên, không có mẫu để lưu.
- Nếu số lượng mẫu phủ tạng <150g: chia 02 phần:
+01 phần để tìm chất độc bay hơi, bã còn lại để vô cơ hoá tìm các chất độc vô cơ.
+01 phần để phân tích tìm các chất độc hữu cơ.
- Nếu số lượng mẫu phủ tạng gửi tới rất ít (thường<50g): Tiến hành phân tích tìm các chất độc bay hơi, bã được ngâm cồn và acid tactric tới pH=4-5,lọc, loại Albumin, chiết xuất liên tiếp ở 2 môi trường acid và kiềm để tìm chất độc hữu cơ, bã và giấy lọc vô cơ hoá để tìm chất độc vô cơ.
KNV có quyền từ chối phân tích, giám định khi nhận thấy mẫu phủ tạng hoặc các tang vật gửi tới không đủ điều kiện để phân tích, giám định. (Trích điều 44 luật tố tụng hình sự).
3.2.2. Phân chia mẫu phủ tạng để PTGĐ khi có hướng :(Có chỉ dẫn cụ thể của cơ quan điều tra và bác sĩ pháp y hoặc cuả các Tổ chức giám định pháp y ở TW hoặc các địa phương).
Phủ tạng cũng được cắt hoặc xay nhỏ chia 02 phần:
- 01 phần để phân tích theo hướng đã được chỉ dẫn của cơ quan điều tra hoặc bác sĩ pháp y theo qui trình riêng biệt phân tích giám định các chất độc trong từng chuyên luận cụ thể:
+Phân tích tìm chất độc bay hơi.
+Phân tích tìm chất độc hữu cơ.
+Phân tích tìm chất độc vô cơ.
- 01 phần để lưu mẫu khi cần phân tích mở rộng, phân tích lại hoặc tái giám định khi có yêu cầu.
4. Phân tích phát hiện các chất độc bay hơi khi không có hướng không có chỉ dẫn cụ thể của cơ quan trưng cầu giám định).
4.1-Chuẩn bị dụng cụ:
Chuẩn bị bộ cất kéo hơi nước: Rửa sạch các ống dẫn hơi bằng hơi nước nóng, bình sinh hơi nước đã được đun sôi từ trước.
Chuẩn bị bình hứng: 02 bình nón có nắp mài, đánh số 1 & 2 dung tích 100ml bên trong có sẵn 5 ml nước cất đã được kiềm hoá trước tới pH=9-10 bằng NaOH hoặc KOH 30% và 01 bình hứng có sẵn 10ml nước Brom bão hoà. Tất cả bình hứng khi tiến hành hứng dịch cất được đặt trong 01 bát sứ có sẵn đá cục để làm lạnh.
4.2-Chuẩn bị mẫu thử:
4.2.1. Mẫu thử là phủ tạng (Người hoặc súc vật): Phủ tạng khoảng 100gam được cắt nhỏ hoặc xay nhỏ cho vào bình cất có dung tích thích hợp (thường là 500ml), thêm 50ml nước để tạo thành hỗn hợp đặc sệt, lắc đều. Thêm 5ml Acid sulfuric 10% lắc nhẹ và lắp ngay vào bộ cất kéo hơi nước đã chuẩn bị sẵn
Làm nóng đều bình đựng mẫu lên từ từ rồi tăng mạnh nhiệt độ bình sinh hơi để cho hơi nước sục mạnh vào bình đựng mẫu
Hứng trực tiếp vào bình hứng số1 từ 15-20 ml dịch cất đầu tiên, chia 3 phần để sơ bộ tìm:
-5ml dịch cất để tìm rượu
-5ml dịch cất để tìm Cyanid.
-5ml dịch cất để tìm Clo hữu cơ
Nếu một trong các phản ứng nêu trên dương tính thì ta tiến hành phân tích các chất đó ở bình hứng số 2
Hứng tiếp 50-100ml dịch cất bay hơi vào bình hứng thứ 2.
*Chú ý:-Trong quá trình cất, nếu thấy dịch hứng trong kiềm ở bình hứng số 1 hoặc số 2 có màu vàng chanh thì ta hướng vào phân tích tìm các thuốc trừ sâu có gốc Paranitrophenol (Wofatox, Parathion).
- Nếu phản ứng tìm Clo hữu cơ (thuỷ phân bằng HNO[sub]3[/sub] và tìm Cl[sup]-[/sup] bằng AgNO[sub]3[/sub]) dương tính, hướng ta vào phân tích tìm các thuốc trừ sâu có Cl[sup]-[/sup] như DDT, 666, Cypermethrin....
- Nếu phản ứng tìm rượu hoặc CN[sup]-[/sup] dương tính, tốt nhất là có mẫu máu hoặc ta sẽ tiến hành phân tích lại ở mẫu phủ tạng dự trữ.
- Nếu có nghi ngờ nạn nhân bị ngộ độc do Kẽm phosphid thì hứng dịch cất bay hơi vào bình nón thứ 3 đã chuẩn bị ở trên có sẵn 10ml dung dịch nước Brom bão hoà. Hứng cho tới khi dịch cất nhỏ xuống không làm mất màu vàng của nước Brom bão hoà tức là lúc kết thúc quá trình cất. Lấy dịch cất được cô bớt trên bát sứ để giảm thể tích và đuổi hết Brom thừa (hết màu vàng) và tiến hành tìm phosphat bằng thuốc thử Nitromolipdic.
4.2.2-Mẫu thử là tang vật:
Tuỳ tính chất cụ thể của từng tang vật và số lượng mẫu tang vật do cơ quan điều tra thu giữ được mà ta chọn lựa phương pháp sử lý và phân tích thích hợp.
Mẫu tang vật là các vật rắn như đất, cát, cơm, rau, cây cỏ, thức ăn, đồ uống, dung dịch... ta có thể cất kéo hơi nước như phủ tạng hoặc dùng phương pháp thử nghiệm nhanh bằng các test mầu hoặc giấy tẩm sẵn các thuốc thử. Ví dụ: -Giấy Picrosode phát hiện Cyanid
-Test tạo màu xanh lam phổ phát hiện Cyanid.
-Giấy tẩm HgCl[sub]2[/sub] phát hiện PH[sub]3[/sub](Phosphid hydro)...
5. Phân tích phát hiện các chất độc hữu cơ:
5.1-Mẫu thử là phủ tạng (khoảng 100g):
Phủ tạng được cắt hoặc xay nhỏ, ngâm cồn Ethanol và Acid tartric (dung dịch Acid tactric 30%trong Ethanol) tới pH=4®5 trong 1 bình nón nắp màimiệng rộng có dung tích thích hợp (500ml), đậy kín,để qua đêm (khoảng 24 giờ).Lọc bằng giấy lọc gấp nếplấy dịch lọc,cô trên cách thuỷ tới dạng sền sệt như sirô, để nguội. Dùng đũa thuỷ tinh khuấy nhẹ, vừa khuấy vừa cho thêm cồn Ethanol 96° tới khi không còn thấy tủa Anbumin màu trắng đục, lọc qua giấy lọc gấp nếp,lấy dịch lọc và tiếp tục loại anbumin như trênthêm 1 hoặc 2 lần nữa đến khi nhỏ 1 giọt cồn Ethanol vào dịch cô đặc không thấy tủa màu trắng xuất hiện là việc loại Anbumin đã hoàn thành (chú ý quá trình trên phải thử và điều chỉnh pH môi trường để dịch lọc lúc nào cũng có pH=4à5).Dịch cô đặc trên được hoà vào 40à50 ml nước cất(có thể lọc qua giấy lọc),dung dịch nước ở pH =4à5 trên được chiết xuất bằng 20nl Ether dầu hoả 1-2 lần để loại mỡ và các tạp chất tương tự ra khỏi dịch lọc. Bỏ lớp Ether dầu hoả,lớp nước trên được chiết xuất liên tiếp ở môi trường acid (pH =4à5) và môi trường kiềm (pH =9à10) bằng các dung môi hữu cơ thích hợp (Ether hoặc Cloroform v.v..).Cô trên cách thuỷ đến cắn khô ta được cắn chiết ở 2 môi trường acid và kiềm. Cắn này dùng để phân tích tìm các chất độc hữu cơ.( theo sơ đồ 2).
5.2-Mẫu thử là các tang vật:
Mẫu thửlà các chất rắn khó hoà tan hoặc không tan trong nước ta có thể dùng dung môi hữu cơ(DMHC) thích hợp ngâm trực tiếp vào mẫu thử ở các môi trường acid hoặc kiềm thích hợp, lọc qua giấy lọc khi cần thiết, loại tạp chất và làm tinh khiết dịch chiết khi cần thiết,cô trên cách thuỷ tới cắn khô(cắn Avà B), dùng để tiến hành phân tích tìm các chất độc hữu cơ.
Nếu mẫu thử là các dung dịch hoặc chất dễ tan trong nước thì ta chọn phương pháp hoà tan vào nước với thể tích phù hợp với mẫu thử rồi chiết xuất theo sơ đồ 2 thu được cắn A và B dùng để phân tích tìm các chất độc hữu cơ.
6. Phương pháp phân tích các chất độc vô cơ
6.1. Phương pháp đốt ướt (phương pháp sunfonitric):
*Mẫu vô cơ là phủ tạng(khoảng 100g):
Phủ tạng được cắt hoặc xay nhỏ, cho vào bát sứ có dung tích thích hợp, thêm 25ml nước cất, khuấy đều,thêm từ từ 25 ml Acid sunfuric đặc(d=1,98),vừa cho vừa khuấy nhẹ, để trong tủ hốt khoảng 12à24 giờ. Đặt mẫu thử lên đèn gaz(đun cách lưới amian), đốt từ từ cho mẫu thử tan nhuyễn hết, vừa đốt vừa cho từng giọt Acid nitric 50% đến khi mẫu thử có màu vàng (chú ý không để mẫu phủ tạng bị cháy đen rất khó chữa). Ngừng đốt, để nguội, lọc(gạn) bỏ lớp mỡ bên trên, lấy dịch trong(5ml) sơ bộ tìm thuỷ ngân. Nếu có thuỷ ngân ta dùng 1/2 lương mẫu thử để bán định lượng thuỷ ngân.1/2 lượng mẫu thử còn lại cho vào bình keldal tăng lửa đốt mạnh, nếu thấy mẫu thử có màu vàng nâu hoặc đen thì phải cho từ từ ít một dung dịch Acid nitric 50% hoặc nước Oxy già 30V đến khi mẫu thử có màu trắng và có khói trắng bốc lên là quá trình vô cơ hoá hoàn thành. Dịch vô cơ hoá này dùng để phân tích tìm Kẽm, Asenic,Chì v.v..
Nhận xét sơ bộ:
+Nếu có tủa màu trắng lắng xuống bình Keldal thì có thể là tủa PbSO[sub]4[/sub] .
+Nếu dịch vô cơ có màu xanh thì có thể có muối Crom III hoặc CuSO[sub]4[/sub] v.v...
6.2. Phương pháp vô cơ hoá khô phương pháp vô cơ hoá bằng natri kimloại):
Phương pháp này thường được áp dụng để vô cơ hoá 1 lượng ít hoặc rất ít (thường dùng để phân tích các nguyên tố trong mẫu thử là cặn chiết các mẫu thử là phủ tạng hoặc tang vật của các vụ án). Lấy lượng mẫu thử từ 0,001gà1g(tuỳ tính chất của mẫu thử) cho vào 1ống nghiệm, thêm 0,5g Canci cacbonat và 0,1g Natri kimloại và đốt ống nghiệm trên ngọn lửa đèn gaz cho tới khi nóng đỏ đáy ống nghiệm. Nhúng ngay đáy ống nghiệm vào 10ml nước cất đã chuẩn bị sẵn trong 1 cốc thuỷ tinh có mỏ. Rửa mảnh vỡ của ống nghiệm bằng nước cất và gộp dịch rửa với dịch trong cốc thuỷ tinh có mỏ, lọc qua giấy lọc đã thấm ướt bằng nước cất, điều chỉnh thể tích và pH của dịch lọc tới thể tích (bằng cách cô) và pH thích hợp để tìm các nguyên tố:S[sup]2-[/sup],P[sup]4-[/sup],Cl[sup]-[/sup] v.v...bằng các thuốc thử thích hợp.
6.3.Mẫu vô cơ hoá (mẫu thử) là tang vật của các vụ án:
Tuỳ tính chất của tang vật và yêu cầu (hướng) phân tích cụ thể của từng vụ án mà ta áp dụng các phương pháp vô cơ thích hợp:
Nếu số lượng mẫu thử nhiều (50-100g) ta áp dụng phương pháp vô cơ hoá ướt (phương pháp Sulfonitric)
Nếu lượng mẫu thử ít hoặc rất ít ta áp dụng phương pháp đốt khô (Phương pháp đốt với Canci cacbonat và Natri kim loại) Dịch vô cơ hoá thu được dùng để phân tích các nguyên tố độc như Thuỷ ngân, Chì, kẽm, Asenic, S[sup]2-[/sup],P[sup]4-[/sup],Cl[sup]-[/sup] v.v.. bằng những phép thử thích hợp.