11-13-2012, 01:27 AM
Đơn bào là những động vật mà toàn thân chỉ là một tế bào, nhưng tế bào này có khả năng đảm nhận tất cả những chức năng phức tạp của đời sống sinh vật. Hầu hết đơn bào sống tự do, một số ít sống ký sinh.
1. Cấu tạo
Đơn bào rất nhỏ, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. Hình dạng thay đổi tuỳ theo giống, loại. Nhìn chung đơn bào đều có cấu tạo gồm 2 bộ phận là nhân và nguyên sinh chất.
1.1. Nhân
Đơn bào có một hoặc nhiều nhân giống nhau. Cá biệt có loại nhiều nhân nhưng không giống nhau như trùng lông. Mỗi nhân thường có màng nhân, dịch nhân, hạt nhiễm sắc ở sát màng nhân và trung thể ở giữa nhân.
1.2. Nguyên sinh chất
Nội nguyên sinh chất: ở phía trong gần nhân, lấm tấm hạt mịn. Chứa các hạt, thức ăn, không bào, những thể bắt màu như các hạt nhiễm sắc. Các chức năng của nội nguyên sinh chất là dinh dưỡng và sinh sản. Không bào co bóp có chức năng điều chỉnh áp lực thẩm thấu và bài tiết. Không bào tiêu hoá giúp cho việc dự trữ thức ăn.
Ngoại nguyên sinh chất: ở phía ngoài, màu trong, không có hạt, chức năng của ngoại nguyên sinh chất là chuyển động, tiêu hoá thức ăn, hô hấp và các đặc trưng thuộc về bảo vệ.
Các bộ phận vận động của đơn bào nhờ sự kéo dài của ngoại nguyên sinh chất dưới hình thức:
1. Các chân giả: như amip.
2. Các lông chuyển: như trùng lông.
3. Các roi và màng vây: trùng roi.
2. Hình thể và kích thước.
Hình thể của đơn bào thay đổi tuỳ theo những lớp, bộ khác nhau và cũng thay đổi tuỳ theo từng giai đoạn của chu kỳ đơn bào. Có một số đơn bào, do vận động cũng có sự thay đổi hình dạng đáng kể.
2.1.Thể hoạt động
ở thể hoạt động , hình thể của đơn bào không cố định. Hình dạng biến đổi theo cách chuyển động, có thể nhìn thấy chân giả hoặc roi, lông. Khi không chuyển động, hầu hết đơn bào có hình bầu dục. Kích thước của đa số đơn bào khoảng vài đến vài chục mm.
2.2. Thể bào nang
Các đơn bào có bào nang thì bào nang có kích thước nhỏ hơn thể hoạt động, hình tròn hoặc bầu dục, vỏ dầy.
bào nang amip
3. Sinh thái của đơn bào
3.1. Dinh dưỡng
Với đặc điểm cấu tạo của đơn bào, dinh dưỡng chủ yếu là thẩm thấu và thực bào. Thẩm thấu bằng cách hấp thu các chất dinh dưỡng qua màng. Thực bào là hiện tượng đơn bào tiếp cận thức ăn, bắt lấy thức ăn như tế bào, vi khuẩn rồi đưa vào cơ thể qua màng.
Ngoài ra, đơn bào có thể dinh dưỡng bằng cách hấp thu tự nhiên như kiểu dinh dưỡng thực vật.
Sau khi lấy được thức ăn, đơn bào chuyển hoá thức ăn nhờ hệ thống men do đơn bào tiết ra như men tiêu hồng cầu, tiêu tế bào hoặc men phân giải protein. Đơn bào có thể tiết ra độc tố hoặc các chất chuyển hoá đóng vai trò kháng nguyên.
3.2. Hô hấp
Đơn bào không có các cơ quan biệt hoá và đơn bào có thể tiếp thu oxy, thải trừ cacbonic bằng cách khuếch tán hoặc sử dụng hệ thống men lấy oxy từ các chất hữu cơ.
3.3. Sinh sản
Những đơn bào gây bệnh cho người thể hoạt động chỉ tồn tại trên cơ thể vật chủ. Cả thể hoạt động và bào nang của đơn bào đều có khả năng sinh sản. Đơn bào sinh sản chủ yếu là phương thức sinh sản vô tính, đôi khi sinh sản hữu tính.
* Sinh sản vô tính được thực hiện dưới các hình thức:
Sinh sản phân đôi: như amip , trùng roi.
Sinh sản phân chia cắt ngang: trùng lông.
Sinh sản bằng cách phân chia nhân lên liên tục: giai đoạn phân liệt của ký sinh trùng sốt rét.
* Sinh sản hữu tính gồm các hình thức:
Sự kết hợp giữa 2 cá thể: Khi sắp sinh sản hữu tính, thì đơn bào tạo thành các yếu tố sinh dục, sau đó từng đôi phối hợp, cọ sát vào nhau hình thành một đơn bào mới.
Sự kết hợp và thụ tinh giữa 2 cơ thể đực và cái: Như sự tạo thành trứng của ký sinh trùng sốt rét.
3.4. Sự thích nghi của đơn bào với môi trường
Đơn bào ký sinh và gây bệnh cho người nếu thể hoạt động ra khỏi cơ thể thì chết rất nhanh vì sức đề kháng kém. Tuy nhiên, hiện tượng tạo thành bào nang thường có ở một số loại đơn bào. Những đơn bào này trong điều kiện không thuận lợi như không đủ độ ẩm, ít thức ăn, pH hoặc oxy của môi trường thay đổi hoặc mật độ đơn bào nhiều thì hình thành bào nang có khả năng tồn tại ở ngoại cảnh một thời gian dài. Các đơn bào đường tiêu hoá như: amip, trùng lông, trùng roi đều có khả năng tạo thành bào nang.
4. Phân loại đơn bào
4.1. Phân loại theo hình thể
Căn cứ vào cấu tạo của cơ quan vận động và phương thức vận động, đơn bào được chia làm 4 lớp:
Lớp chân giả: Bao gồm các amip cử động bằng chân giả.
Lớp trùng roi: Gồm các loại đơn bào có cơ quan vận động là những roi như trùng roi đường tiêu hoá , sinh dục.
Lớp trùng lông: Những đơn bào có lông và di chuyển nhờ lông, ví dụ như trùng lông ký sinh ở đường tiêu hoá.
Lớp bào tử trùng: Bao gồm những loại đơn bào khác biệt với những lớp trên và có những điểm sau:
4. Trong toàn bộ hoặc một giai đoạn dài của chu kỳ bắt buộc phải phát triển trong tế bào vật chủ.
5. Có 2 hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.
6. Chu kỳ phức tạp xẩy ra trên 2 vật chủ.
4.2. Phân loại theo vị trí ký sinh
Đơn bào đường ruột: amip, trùng lông, trùng roi.
Đơn bào đường sinh dục: trùng roi.
Đơn bào đường máu: ký sinh trùng sốt rét, trùng roi đường máu.
5. Sự đáp ứng miễn dịch trong các bệnh đơn bào
Đa số các đơn bào khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ đều tạo cho cơ thể một đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên miễn dịch này không bền vững và không có khả năng bảo vệ cơ thể với những lần tái nhiễm trừ một loại trùng roi đường máu và nội tạng gây miễn dịch bền vững. Mức độ sinh kháng thể trong các bệnh đơn bào đủ tiến hành các phản ứng huyết thanh.
1. Cấu tạo
Đơn bào rất nhỏ, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. Hình dạng thay đổi tuỳ theo giống, loại. Nhìn chung đơn bào đều có cấu tạo gồm 2 bộ phận là nhân và nguyên sinh chất.
1.1. Nhân
Đơn bào có một hoặc nhiều nhân giống nhau. Cá biệt có loại nhiều nhân nhưng không giống nhau như trùng lông. Mỗi nhân thường có màng nhân, dịch nhân, hạt nhiễm sắc ở sát màng nhân và trung thể ở giữa nhân.
1.2. Nguyên sinh chất
Nội nguyên sinh chất: ở phía trong gần nhân, lấm tấm hạt mịn. Chứa các hạt, thức ăn, không bào, những thể bắt màu như các hạt nhiễm sắc. Các chức năng của nội nguyên sinh chất là dinh dưỡng và sinh sản. Không bào co bóp có chức năng điều chỉnh áp lực thẩm thấu và bài tiết. Không bào tiêu hoá giúp cho việc dự trữ thức ăn.
Ngoại nguyên sinh chất: ở phía ngoài, màu trong, không có hạt, chức năng của ngoại nguyên sinh chất là chuyển động, tiêu hoá thức ăn, hô hấp và các đặc trưng thuộc về bảo vệ.
Các bộ phận vận động của đơn bào nhờ sự kéo dài của ngoại nguyên sinh chất dưới hình thức:
1. Các chân giả: như amip.
2. Các lông chuyển: như trùng lông.
3. Các roi và màng vây: trùng roi.
2. Hình thể và kích thước.
Hình thể của đơn bào thay đổi tuỳ theo những lớp, bộ khác nhau và cũng thay đổi tuỳ theo từng giai đoạn của chu kỳ đơn bào. Có một số đơn bào, do vận động cũng có sự thay đổi hình dạng đáng kể.
2.1.Thể hoạt động
ở thể hoạt động , hình thể của đơn bào không cố định. Hình dạng biến đổi theo cách chuyển động, có thể nhìn thấy chân giả hoặc roi, lông. Khi không chuyển động, hầu hết đơn bào có hình bầu dục. Kích thước của đa số đơn bào khoảng vài đến vài chục mm.
2.2. Thể bào nang
Các đơn bào có bào nang thì bào nang có kích thước nhỏ hơn thể hoạt động, hình tròn hoặc bầu dục, vỏ dầy.
bào nang amip
3. Sinh thái của đơn bào
3.1. Dinh dưỡng
Với đặc điểm cấu tạo của đơn bào, dinh dưỡng chủ yếu là thẩm thấu và thực bào. Thẩm thấu bằng cách hấp thu các chất dinh dưỡng qua màng. Thực bào là hiện tượng đơn bào tiếp cận thức ăn, bắt lấy thức ăn như tế bào, vi khuẩn rồi đưa vào cơ thể qua màng.
Ngoài ra, đơn bào có thể dinh dưỡng bằng cách hấp thu tự nhiên như kiểu dinh dưỡng thực vật.
Sau khi lấy được thức ăn, đơn bào chuyển hoá thức ăn nhờ hệ thống men do đơn bào tiết ra như men tiêu hồng cầu, tiêu tế bào hoặc men phân giải protein. Đơn bào có thể tiết ra độc tố hoặc các chất chuyển hoá đóng vai trò kháng nguyên.
3.2. Hô hấp
Đơn bào không có các cơ quan biệt hoá và đơn bào có thể tiếp thu oxy, thải trừ cacbonic bằng cách khuếch tán hoặc sử dụng hệ thống men lấy oxy từ các chất hữu cơ.
3.3. Sinh sản
Những đơn bào gây bệnh cho người thể hoạt động chỉ tồn tại trên cơ thể vật chủ. Cả thể hoạt động và bào nang của đơn bào đều có khả năng sinh sản. Đơn bào sinh sản chủ yếu là phương thức sinh sản vô tính, đôi khi sinh sản hữu tính.
* Sinh sản vô tính được thực hiện dưới các hình thức:
Sinh sản phân đôi: như amip , trùng roi.
Sinh sản phân chia cắt ngang: trùng lông.
Sinh sản bằng cách phân chia nhân lên liên tục: giai đoạn phân liệt của ký sinh trùng sốt rét.
* Sinh sản hữu tính gồm các hình thức:
Sự kết hợp giữa 2 cá thể: Khi sắp sinh sản hữu tính, thì đơn bào tạo thành các yếu tố sinh dục, sau đó từng đôi phối hợp, cọ sát vào nhau hình thành một đơn bào mới.
Sự kết hợp và thụ tinh giữa 2 cơ thể đực và cái: Như sự tạo thành trứng của ký sinh trùng sốt rét.
3.4. Sự thích nghi của đơn bào với môi trường
Đơn bào ký sinh và gây bệnh cho người nếu thể hoạt động ra khỏi cơ thể thì chết rất nhanh vì sức đề kháng kém. Tuy nhiên, hiện tượng tạo thành bào nang thường có ở một số loại đơn bào. Những đơn bào này trong điều kiện không thuận lợi như không đủ độ ẩm, ít thức ăn, pH hoặc oxy của môi trường thay đổi hoặc mật độ đơn bào nhiều thì hình thành bào nang có khả năng tồn tại ở ngoại cảnh một thời gian dài. Các đơn bào đường tiêu hoá như: amip, trùng lông, trùng roi đều có khả năng tạo thành bào nang.
4. Phân loại đơn bào
4.1. Phân loại theo hình thể
Căn cứ vào cấu tạo của cơ quan vận động và phương thức vận động, đơn bào được chia làm 4 lớp:
Lớp chân giả: Bao gồm các amip cử động bằng chân giả.
Lớp trùng roi: Gồm các loại đơn bào có cơ quan vận động là những roi như trùng roi đường tiêu hoá , sinh dục.
Lớp trùng lông: Những đơn bào có lông và di chuyển nhờ lông, ví dụ như trùng lông ký sinh ở đường tiêu hoá.
Lớp bào tử trùng: Bao gồm những loại đơn bào khác biệt với những lớp trên và có những điểm sau:
4. Trong toàn bộ hoặc một giai đoạn dài của chu kỳ bắt buộc phải phát triển trong tế bào vật chủ.
5. Có 2 hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.
6. Chu kỳ phức tạp xẩy ra trên 2 vật chủ.
4.2. Phân loại theo vị trí ký sinh
Đơn bào đường ruột: amip, trùng lông, trùng roi.
Đơn bào đường sinh dục: trùng roi.
Đơn bào đường máu: ký sinh trùng sốt rét, trùng roi đường máu.
5. Sự đáp ứng miễn dịch trong các bệnh đơn bào
Đa số các đơn bào khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ đều tạo cho cơ thể một đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên miễn dịch này không bền vững và không có khả năng bảo vệ cơ thể với những lần tái nhiễm trừ một loại trùng roi đường máu và nội tạng gây miễn dịch bền vững. Mức độ sinh kháng thể trong các bệnh đơn bào đủ tiến hành các phản ứng huyết thanh.